Hà Nội đối mặt ô nhiễm không khí: Người dân mong có giải pháp hiệu quả
Chuẩn khí thải ô tô mới: Cơ hội xanh hóa giao thông Việt Nam Hà Nội và TP.HCM lùi thời điểm kiểm tra khí thải xe máy đến giữa năm 2027 Hà Nội: Chất lượng không khí dao động từ mức trung bình đến tốt |
Thực trạng môi trường đáng lo ngại
Thời gian gần đây, tình trạng bụi mịn và chất lượng không khí kém tại Hà Nội đang trở thành mối quan tâm lớn trong đời sống hằng ngày của người dân. Vào buổi sáng, bầu không khí nhiều nơi trong nội thành trở nên đặc quánh, tầm nhìn giảm sút, nhiều người ra đường đều đeo khẩu trang như một phản xạ tự vệ với môi trường.
Chị Nguyễn Hà My, du học sinh tại Pháp mới trở về sinh sống tại phường Từ Liêm, chia sẻ: “Chỉ vài hôm sau khi về Hà Nội, tôi đã cảm thấy không khí ở đây chưa được tốt. Tôi nghĩ vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân Thủ đô”.
Còn anh Đinh Tấn Long, nhân viên phục vụ tại một khách sạn 5 sao ở quận Hoàn Kiếm, cho biết: “Không ít du khách thắc mắc vì sao trời Hà Nội lúc nào cũng mờ mờ, dù không có sương. Nhiều người phải đeo khẩu trang khi ra ngoài”.
Là người thường xuyên làm việc ngoài đường, theo ông Lê Hồng Trường, tài xế xe ôm công nghệ tại phường Kim Liên: “Hôm nào chỉ số AQI cao là tôi cảm thấy mệt mỏi. Chạy xe cả ngày, khói bụi hít vào ảnh hưởng sức khỏe. Mong sao xe máy cũ được kiểm tra định kỳ để giảm khí thải”.
![]() |
Hà Nội một số buổi sáng sớm trong điều kiện không khí mù mịt, tầm nhìn hạn chế do ô nhiễm bụi mịn. (Ảnh minh họa) |
Theo số liệu từ các trạm quan trắc quốc tế, như IQAir, vào sáng ngày 15/7, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại một số khu vực nội đô như Tây Hồ và Phú Thượng ở mức 170-178, được xếp loại Unhealthy - không tốt cho sức khỏe. Tại khu vực Hà Đông, AQI đo được cũng vượt 150, mức không an toàn với nhóm nhạy cảm như người già, trẻ em và người có bệnh nền hô hấp.
Trao đổi với báo chí, bà Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội, cho rằng: “Chất lượng không khí suy giảm rõ rệt. Không thể xem nhẹ vấn đề này vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Cần nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo và xử lý ô nhiễm một cách bài bản hơn”.
Người dân kỳ vọng vào giải pháp
Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở Hà Nội đến từ nhiều nguồn, trong đó rõ ràng nhất là lượng phương tiện giao thông quá lớn, đặc biệt là xe máy và ô tô cũ có tuổi đời sử dụng trên 10 năm. Hà Nội hiện có gần 7 triệu xe máy, chiếm phần lớn số phương tiện tham gia giao thông và cũng là nguồn phát thải khí độc, bụi mịn rất lớn.
Ngoài ra, tình trạng thi công xây dựng, phá dỡ nhà cửa không đảm bảo quy định, đốt rác tự phát ở ven đô, cùng với việc vẫn còn sử dụng bếp than tổ ong ở một số khu dân cư khiến mức độ bụi mịn và khí độc trong không khí khó kiểm soát.
Anh Đinh Tấn Long nói thêm: “Tôi thấy nhiều người chưa có thói quen đi phương tiện công cộng vì chưa thuận tiện. Nếu hệ thống xe buýt sạch, metro, xe đạp công cộng phát triển hơn thì mọi người sẽ thay đổi thói quen”.
Trên thực tế, Hà Nội đã đưa vào vận hành tuyến metro Nhổn - Cát Linh giai đoạn thử nghiệm, triển khai hệ thống xe buýt điện VinBus ở một số tuyến chính. Tuy nhiên, người dân cho rằng mật độ tuyến và kết nối vẫn chưa thuận tiện, chưa đủ sức thay thế phương tiện cá nhân.
![]() |
Xe buýt điện đang là giải pháp giao thông công cộng thân thiện với môi trường tại Hà Nội. |
Về phía người dân, ông Lê Hồng Trường cho rằng: “Tôi nghĩ nên kiểm định khí thải xe máy định kỳ giống như ô tô. Những xe cũ, không đạt chuẩn thì cần có hỗ trợ để người dân chuyển sang xe điện”.
Theo lộ trình đã được thành phố công bố, từ năm 2026, Hà Nội sẽ bắt đầu cấm xe máy sử dụng xăng trong khu vực Vành đai 1. Để hỗ trợ người dân, các chính sách chuyển đổi sang xe điện, ưu đãi thuế, trợ giá phương tiện sạch cũng đang được nghiên cứu.
Bên cạnh các biện pháp giao thông, các chuyên gia môi trường khuyến nghị cần tăng cường diện tích cây xanh, bảo vệ và cải tạo hồ điều hòa, công viên đô thị - những “lá phổi xanh” có khả năng hấp thụ khí độc, điều hòa không khí.
Hệ thống trạm quan trắc không khí cũng cần mở rộng. Hiện số trạm cố định tại Hà Nội còn hạn chế, khiến việc đo lường, cảnh báo thiếu chính xác và chưa bao phủ đủ các khu dân cư. Dữ liệu từ PAM Air, AirVisual hay AQICN mới chỉ phản ánh một phần thực tế.
Bà Bùi Thị An nhấn mạnh vai trò của công khai minh bạch dữ liệu: Hà Nội cần cải thiện cơ sở hạ tầng xanh đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng. Đồng thời, chính quyền phải có trách nhiệm minh bạch thông tin môi trường, đặc biệt vào các thời điểm chỉ số vượt ngưỡng.
Bên cạnh các giải pháp của chính quyền, các hoạt động truyền thông, giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường sống cũng rất quan trọng. Vận động người dân hạn chế đốt rác, từ bỏ bếp than, trồng cây trước nhà, sử dụng khẩu trang đạt chuẩn PM2.5, hay đơn giản là theo dõi chỉ số AQI mỗi ngày để có lịch trình hợp lý cũng là những việc làm thiết thực.
Xe điện đang trở thành xu hướng tất yếu trong chiến lược giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội. So với xe máy và ô tô chạy xăng, xe điện không phát thải khí độc hại như CO2, NOx và bụi mịn - những yếu tố chính góp phần gây ra tình trạng AQI cao. Việc khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng xe điện thông qua chính sách hỗ trợ tài chính, miễn phí đăng ký, hoặc mở rộng hạ tầng sạc công cộng đang được nhiều thành phố trên thế giới áp dụng. Tại Hà Nội, đây sẽ là một hướng đi bền vững, góp phần xây dựng môi trường sống trong lành và an toàn hơn cho cộng đồng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

DrKam Postbiotic - Kem đánh răng sinh học Việt Nam tiên phong ứng dụng lợi khuẩn bất hoạt

Điều kiện thi tuyển, xét tuyển, cộng điểm ưu tiên trong thi công chức

Phản biện dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi): Hướng tới đột phá và tự chủ

Công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững bằng sức mạnh của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hà Nội triển khai cao điểm phòng, chống dịch bệnh dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Xu thế tất yếu của đô thị hiện đại
Tin khác

Xu thế tất yếu của đô thị hiện đại
Môi trường 15/07/2025 16:20

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/7: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc mưa rào và dông
Môi trường 15/07/2025 06:26

Dự báo ngày thời tiết Hà Nội ngày 14/7: Ngày nắng, chiều tối có mưa dông
Môi trường 14/07/2025 06:46

Ra mắt sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp
Môi trường 13/07/2025 18:18

Infographic: Hà Nội xanh - sạch - đẹp chào đón Quốc khánh 2/9
Infographic 13/07/2025 16:46

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rải rác
Môi trường 13/07/2025 06:19

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/7: Trời mát, đêm và sáng có mưa
Môi trường 12/07/2025 05:25

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/7: Mưa rào và giông rải rác
Môi trường 11/07/2025 06:24

HĐND TP. Hà Nội thông qua danh mục 150 khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm
Môi trường 10/07/2025 12:07

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/7: Ban ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào rải rác
Môi trường 10/07/2025 06:50