--> -->

Đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững bằng sức mạnh của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW và các chiến lược phát triển quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy ba đột phá: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây không chỉ là giải pháp mang tính kỹ thuật, mà là định hướng thể chế căn bản, tạo nền tảng cho mô hình tăng trưởng mới, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Hà Nội xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Hà Nội đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Đảng bộ cơ quan Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I

Vừa qua, tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, Bộ Khoa học và Công nghệ có sứ mệnh quan trọng là đưa Việt Nam vào giai đoạn phát triển mới, phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, từ thu nhập trung bình cao trở thành thu nhập cao.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần thực hiện những chuyển dịch mang tính chiến lược trong từng lĩnh vực.

Đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững bằng sức mạnh của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Bộ Khoa học và Công nghệ có sứ mệnh quan trọng là đưa Việt Nam vào giai đoạn phát triển mới, phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bưu chính sẽ trở thành hạ tầng logistics của nền kinh tế số, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu. Dòng chảy vật chất phải nhanh, chính xác và an toàn đến tận tay doanh nghiệp và người tiêu dùng. Càng chuyển đổi số mạnh mẽ, tải lên mạng lưới bưu chính càng tăng.

Viễn thông sẽ là hạ tầng số quốc gia, trở thành hạ tầng chiến lược giống như giao thông và điện. “Phải phổ cập, băng thông siêu rộng, dung lượng siêu lớn, xanh và an toàn. Phủ sóng 5G sâu và rộng toàn quốc là nhiệm vụ cấp bách từ nay đến cuối năm”, Bộ trưởng chỉ rõ.

Trong đó, chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng công nghệ mà là thay đổi mô hình hoạt động. Chuyển đổi số là số hóa toàn diện, rồi sử dụng công nghệ số, nhất là AI để xử lý dữ liệu số. Nhưng thay đổi mô hình hoạt động mới là công đoạn quan trọng nhất để phát huy hiệu quả chuyển đổi số. Chi ngân sách nhà nước cho chuyển đổi só là 1% thì xã hội phải chi cho chuyển đổi số gấp 3-4 lần như vậy. Chuyển đổi số phải tạo ra tăng trưởng kinh tế từ 1-1,5%.

Khoa học công nghệ phải mang lại tác động kinh tế cụ thể. Khoa học công nghệ phải hướng tới kết quả cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nhà nước chi 1 đồng cho nghiên cứu thì kết quả nghiên cứu này đến doanh nghiệp phải tạo ra 5-10 đồng doanh thu mới.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Nhà khoa học bây giờ không chỉ dừng lại ở học hàm, học vị, bài báo hay giải thưởng mà quan trọng là kết quả nghiên cứu phải có tác động đến kinh tế - xã hội".

Ngoài ra, đổi mới sáng tạo là con đường đưa công nghệ vào cuộc sống. Ứng dụng công nghệ, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng công nghệ, cải tiến công nghệ và tiến tới sáng tạo công nghệ. Đổi mới sáng tạo phải giúp Việt Nam tăng trưởng 3% GDP. Mỗi bộ ngành, mỗi địa phương phải có một trung tâm đổi mới sáng tạo.

Với sở hữu trí tuệ, Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển dịch từ bảo vệ quyền sang thương mại hóa, tài sản hóa các kết quả nghiên cứu. Một quốc gia phát triển là quốc gia có tới 80% tài sản là tài sản trí tuệ. Do vậy, cần xây dựng nhận thức xã hội, đạo đức xã hội, văn hóa xã hội về sở hữu trí tuệ. Ăn cắp ý tưởng, sáng chế cũng như ăn cắp trong xã hội, là vấn đề vi phạm đạo đức, cần bị lên án và trừng phạt.

Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, trọng tâm thời gian tới là phát triển điện hạt nhân thế hệ mới, lò hạt nhân module quy mô nhỏ. Điện hạt nhân là điện xanh và điện nền, là chiến lược quốc gia và Việt Nam phải làm chủ công nghệ hạt nhân.

Đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững bằng sức mạnh của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho các lãnh đạo đã chỉ đạo xây dựng 5 luật và triển khai chính quyền địa phương hai cấp.

Được biết, trước đó, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua đồng thời 5 luật lớn liên quan đến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Từ nay đến cuối năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục trình thêm 4 luật, nâng tổng số luật chủ trì soạn thảo trong năm lên 9 luật.

Trong 4 luật trọng tâm sắp tới, Luật Chuyển đổi số sẽ xây dựng khung thể chế quốc gia số, quản lý dữ liệu, phát triển nhân lực số, đưa ngôn ngữ số thành ngôn ngữ thứ ba bên cạnh tiếng Việt và tiếng Anh.

Luật Công nghệ cao (sửa đổi) tạo mảnh đất phát triển công nghệ cao, thu hút nhân tài về khu đô thị công nghệ cao, ưu đãi nhà đầu tư dựa trên chuyển giao công nghệ và R&D tại Việt Nam.

Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) giải quyết khâu thương mại hóa kết quả nghiên cứu, đưa công nghệ đến doanh nghiệp, ngăn chặn công nghệ lạc hậu vào Việt Nam.

Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi) biến kết quả nghiên cứu thành tài sản giao dịch được, gắn sở hữu trí tuệ với đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ mới trong môi trường số.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của 2 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của 2 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Tọa đàm đánh giá, đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam trong tình hình mới.
Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Camera hành trình của người dân đã ghi lại hình ảnh tài xế xe khách 60F-002.XX "vô tư" dùng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Cảnh sát giao thông (CSGT) đã nhanh chóng vào cuộc, xử phạt nghiêm tài xế.
Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng

6 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội Thủ đô tiếp tục phát triển, tăng trưởng GRDP đạt 7,63%, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu năm 2025 đạt mức tăng trưởng 8% trở lên.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 đủ độ tin cậy để các trường đại học sử dụng tuyển sinh

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 đủ độ tin cậy để các trường đại học sử dụng tuyển sinh

Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chủ trì hội nghị.
Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Phương tiện giao thông là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí khoảng 60% tại Hà Nội. Trong quá trình chuẩn hóa vùng phát thải, chống ô nhiễm theo vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, thành phố Hà Nội sẽ quy định đồng bộ các nội dung liên quan tới tác nhân phát thải, đặc biệt là kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân toàn diện, toàn bộ để tạo lập một vùng phát thải thấp.
Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Trong 2 ngày 14-15/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Văn Hoành (sinh năm 1975, trú tại Hà Nội) ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này, có đến hơn 452 người bị hại yêu cầu bị cáo phải bồi thường tiền gốc và lãi là hơn 181 tỷ đồng.

Tin khác

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những kết quả nổi bật của chuyến công tác.
Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế

Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế hợp tác toàn cầu về môi trường, khí hậu, y tế

Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 tiếp tục diễn ra trong ngày 7/7/2025 (giờ địa phương) với Phiên họp cấp cao về chủ đề “Môi trường, COP30 và Y tế toàn cầu” dưới sự chủ trì của Tổng thống Brasil Lula da Silva, Chủ tịch BRICS năm 2025.
Việt Nam sẵn sàng đóng góp làm sống động hợp tác đa phương, thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế

Việt Nam sẵn sàng đóng góp làm sống động hợp tác đa phương, thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế

Chiều 6/7/2025 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brasil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.
Bước tiến mới trong quản lý chất lượng: Minh bạch, số hóa, hậu kiểm hiệu quả

Bước tiến mới trong quản lý chất lượng: Minh bạch, số hóa, hậu kiểm hiệu quả

Với hàng loạt quy định đổi mới như phân loại theo mức độ rủi ro, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giám sát chuỗi cung ứng, xây dựng hạ tầng chất lượng quốc gia hiện đại, luật không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập sâu vào thị trường toàn cầu mà còn tạo lập nền tảng pháp lý minh bạch, hiệu quả cho nền kinh tế số và xã hội tiêu dùng có trách nhiệm.
Số hóa để giao thông Hà Nội văn minh

Số hóa để giao thông Hà Nội văn minh

Trong hành trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, Hà Nội đang từng bước chuyển mình với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông thông minh. Việc số hóa toàn diện trong quản lý, khai thác hạ tầng và phương tiện giao thông không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là giải pháp quan trọng để giảm ùn tắc, bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Ngày 3/7/2025, Phòng An ninh chính trị nội bộ và Phòng An ninh điều tra - Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề về chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác chuyên môn của hai đơn vị.
Hà Nội đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hà Nội đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Ngày 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Sự kiện không chỉ vinh danh các điển hình tiên tiến mà còn cho thấy hiệu quả vượt trội của 175 mô hình và nhóm mô hình đang được duy trì, góp phần xây dựng thế trận an ninh vững chắc từ cơ sở.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Nhiều ngôi chùa đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an sáng ngày 1/7

Nhiều ngôi chùa đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an sáng ngày 1/7

Ngày 1/7, cả nước bắt đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập các tỉnh thành. Rất nhiều ngôi chùa trên các đỉnh núi thiêng được Phật tử và du khách hướng đến với lễ cử chuông trong thời khắc lịch sử.
Nghị quyết số 59 - bước phát triển mới về tư duy và định hướng hội nhập quốc tế

Nghị quyết số 59 - bước phát triển mới về tư duy và định hướng hội nhập quốc tế

Sự ra đời của Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” là “quyết sách đột phá”, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập của đất nước với việc định vị hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Xem thêm
Phiên bản di động