--> -->

Nghị quyết số 59 - bước phát triển mới về tư duy và định hướng hội nhập quốc tế

Sự ra đời của Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” là “quyết sách đột phá”, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập của đất nước với việc định vị hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Sinh viên Thủ đô phải tiên phong chuyển đổi số và hội nhập quốc tế Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tiếp nối Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận khác về đối ngoại và hội nhập quốc tế của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết số 59-NQ/TW là văn bản chỉ đạo quan trọng, mang tính tổng thể của Đảng về hội nhập quốc tế, đề ra các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và định hướng nhiệm vụ, giải pháp lớn để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính đồng bộ, toàn diện, sâu rộng của hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Nghị quyết số 59 - bước phát triển mới về tư duy và định hướng hội nhập quốc tế
Tại buổi tiếp bà Audrey Azoulay - Tổng Giám đốc UNESCO vào chiều ngày 27/6/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hội nhập, phát triển. Ảnh: TTXVN

Trong đó, mục tiêu tổng quát là nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính đồng bộ, toàn diện, sâu rộng của hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần thiết thực xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Tranh thủ tối đa các nguồn lực và điều kiện thuận lợi bên ngoài để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phát triển nhanh, bền vững; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; không ngừng cải thiện toàn diện đời sống nhân dân, vì hạnh phúc của nhân dân; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; nâng cao vai trò, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước. Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết số 59-NQ/TW đề ra các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn, gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; đổi mới tư duy, nhận thức và hành động trong hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thúc đẩy chuyển đổi số.

Hội nhập quốc tế về chính trị, quốc phòng, an ninh sâu rộng, toàn diện và hiệu quả hơn, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, nâng cao tiềm lực và vị thế quốc tế của đất nước.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mở rộng không gian phát triển bền vững và hiện đại hóa đất nước.

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, du lịch, môi trường, giáo dục - đào tạo, y tế và các lĩnh vực khác.

Nâng cao năng lực thực thi các cam kết, thỏa thuận quốc tế gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực thi và đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trong nước.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều phối công tác hội nhập quốc tế; phát huy vai trò tích cực, chủ động của các địa phương.

Nghị quyết số 59-NQ/TW thể hiện bước phát triển mới về tư duy, cách tiếp cận, chủ trương và phương cách triển khai hội nhập quốc tế của nước ta trong tình hình mới; khẳng định tăng cường quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; đề cao vai trò chủ động, tích cực của người dân, doanh nghiệp và địa phương; khẳng định Việt Nam sẵn sàng “đóng góp, tham gia xây dựng, định hình” và đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải” trong các vấn đề khu vực và quốc tế; đồng thời, lần đầu tiên đưa hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thành một nhóm giải pháp riêng, độc lập, theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế”, đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh, đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Sự ra đời của Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” là “quyết sách đột phá”, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập của đất nước với việc định vị hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Trong đó hội nhập quốc tế chuyển từ tiếp nhận sang đóng góp, từ hội nhập sâu rộng sang hội nhập đầy đủ, từ vị thế một quốc gia đi sau sang trạng thái một quốc gia vươn lên, tiên phong vào những lĩnh vực mới.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Vé liên thông hệ thống vận tải hành khách công cộng cao nhất hơn 5,6 triệu đồng

Theo dự kiến, tại Hà Nội, vé đa phương thức liên thông bằng xe buýt và đường sắt đô thị 12 tháng là 2.820.000 đồng với trường hợp ưu tiên và 5.640.000 đồng với trường hợp không ưu tiên.
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Hà Nội: Tổ chức 12 kỳ sát hạch GPLX trong 1 tuần, gần 1.300 thí sinh dự thi

Trong tuần cuối tháng 6/2025, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phối hợp tổ chức 12 kỳ sát hạch cấp Giấy phép lái xe (GPLX) cho gần 1.300 thí sinh trên địa bàn. Công tác sát hạch được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng và an toàn, góp phần nâng cao chất lượng cấp GPLX và an toàn giao thông.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Hà Nội ngày đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp: Đồng bộ, trách nhiệm, hướng về nhân dân

Hà Nội ngày đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp: Đồng bộ, trách nhiệm, hướng về nhân dân

Hà Nội bước vào ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp với không khí làm việc khẩn trương, nghiêm túc, quyết tâm đổi mới vì dân phục vụ. Ghi nhận của phóng viên Lao động Thủ đô tại một số xã, phường trên địa bàn Hà Nội.
Quy hoạch phường, xã mới: Không thể bỏ quên địa hình và không gian thoát lũ

Quy hoạch phường, xã mới: Không thể bỏ quên địa hình và không gian thoát lũ

Trong quá trình sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính cấp cơ sở, việc tuân thủ các nguyên tắc về dân cư, diện tích là cần thiết. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, nếu không đánh giá kỹ các yếu tố địa hình và không gian thoát lũ, nhất là tại các vùng ven sông, bãi nổi, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quản lý, xây dựng và an toàn dân sinh.

Tin khác

Nhiều ngôi chùa đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an sáng ngày 1/7

Nhiều ngôi chùa đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an sáng ngày 1/7

Ngày 1/7, cả nước bắt đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập các tỉnh thành. Rất nhiều ngôi chùa trên các đỉnh núi thiêng được Phật tử và du khách hướng đến với lễ cử chuông trong thời khắc lịch sử.
Thời khắc đặc biệt cho trang sử mới

Thời khắc đặc biệt cho trang sử mới

Ngày đầu tháng Bảy, Hà Nội thức dậy trong không khí tươi mới. Trên những nẻo đường, góc phố, từ những con ngõ nhỏ ngoại thành đến các tuyến phố sầm uất, đâu đó vang lên những câu chuyện bàn luận rôm rả: “Hôm nay chính quyền mới bắt đầu hoạt động rồi đấy!”. Một dấu mốc lịch sử mang theo biết bao kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, và của chính những người dân Thủ đô vào một bộ máy chính quyền gần dân, vì dân, sát dân hơn bao giờ hết.
Cú hích chiến lược để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên tri thức

Cú hích chiến lược để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên tri thức

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo không chỉ là một văn bản pháp lý mới mà còn là tuyên ngôn về tư duy phát triển của quốc gia trong kỷ nguyên tri thức. Với 10 điểm đổi mới mang tính đột phá, Luật được kỳ vọng sẽ tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam bứt phá, chuyển mình mạnh mẽ dựa trên động lực khoa học, công nghệ và sự sáng tạo toàn dân.
Từng bước đưa Việt Nam vươn lên thành trung tâm công nghệ số toàn cầu

Từng bước đưa Việt Nam vươn lên thành trung tâm công nghệ số toàn cầu

Phát biểu tại buổi họp báo của Bộ Khoa học và Công nghệ chiều 27/6, ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin cho rằng, Luật Công nghiệp, Công nghệ số (CNCNS) không chỉ là đạo luật chuyên ngành mà còn là đòn bẩy thể chế mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Đây là cơ hội vàng để Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số phát triển bền vững, hội nhập quốc tế và tiến tới khẳng định vị thế trung tâm công nghệ số toàn cầu.
Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
Hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý chất lượng hàng hóa

Hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý chất lượng hàng hóa

Vừa qua, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa với tỷ lệ tán thành cao, đạt 408/420 đại biểu (chiếm 85,36%). Luật sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, mở ra giai đoạn phát triển mới trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng hiện đại, số hóa và phù hợp thông lệ quốc tế.
Kỳ vọng bước đột phá

Kỳ vọng bước đột phá

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, không quốc gia nào có thể phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) một cách đơn độc. Việt Nam đã và đang tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế về nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước như Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel… trong các lĩnh vực AI, công nghệ sinh học, y tế, môi trường… đang mở ra nhiều cơ hội lớn.
Động lực đưa đất nước phát triển hùng cường

Động lực đưa đất nước phát triển hùng cường

Khoa học và công nghệ (KH&CN) không còn là lựa chọn, mà là con đường tất yếu để đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, hùng cường, thịnh vượng. Với chiến lược đúng đắn, chính sách phù hợp, sự tham gia tích cực của toàn xã hội và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam hoàn toàn có thể biến khát vọng thành hiện thực.
Hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp và chuyển đổi số

Hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp và chuyển đổi số

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2025 là bước tiến quan trọng trong cải cách thể chế, tạo lập hạ tầng pháp lý hiện đại, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Với định hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm và tăng cường vai trò xã hội hóa, Luật hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế trong kỷ nguyên số.
TS. Nguyễn Tiến Dĩnh: Tạo bước đột phá cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TS. Nguyễn Tiến Dĩnh: Tạo bước đột phá cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trước sự kiện lịch sử của dân tộc trong cuộc "cách mạng" hệ thống chính trị, sắp xếp từ 63 đơn vị hành chính tỉnh, thành xuống con 34 đơn vị; triển khai mô hình chính quyền 2 cấp, trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao động Thủ đô - TS. Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội vụ kỳ vọng và tin tưởng đất nước sẽ bước sang một trang mới, hướng tới mục tiêu hùng cường.
Xem thêm
Phiên bản di động