Hà Nội xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Một trong những nội dung nổi bật là quy định rõ ràng về việc loại trừ trách nhiệm hành chính, miễn trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo nếu đã tuân thủ đầy đủ quy trình, quy định và không có hành vi gian lận, cố ý vi phạm pháp luật, không sử dụng sai mục tiêu hay phạm vi kinh phí.
Điều này thể hiện một quan điểm tiến bộ, tạo sự an tâm và khích lệ các nhà khoa học, tổ chức chủ trì không ngại thất bại, dám nghĩ, dám làm trong nghiên cứu. Khoa học luôn tiềm ẩn những yếu tố bất định, và việc gánh chịu trách nhiệm pháp lý khi không đạt được mục tiêu dù đã làm đúng, sẽ tạo tâm lý e ngại, ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng đầu ra của các nhiệm vụ khoa học, công nghệ.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Cùng với việc bảo vệ người làm khoa học, chính sách cũng quy định tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo bằng ngân sách Thành phố hoặc nguồn vốn hợp pháp khác sẽ không phải hoàn trả kinh phí đã sử dụng đúng mục tiêu, nếu đã tuân thủ đầy đủ quy trình, nội dung nghiên cứu và các biện pháp phòng ngừa rủi ro, kể cả khi nhiệm vụ không đạt mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, vẫn có ba loại kinh phí sẽ phải thu hồi: Kinh phí chưa sử dụng sau khi đối chiếu với các khoản nợ hợp lệ của tổ chức chủ trì; kinh phí đã tạm ứng cho đơn vị thực hiện nhưng chưa triển khai công việc; kinh phí sử dụng sai mục tiêu hoặc trái với nội dung nghiên cứu được phê duyệt.
Như vậy, quy định đã tạo ra một cơ chế linh hoạt và công bằng, chấp nhận thất bại khoa học có kiểm soát, nhưng vẫn đảm bảo không thất thoát tài chính công.
Một điểm mới tích cực là các tổ chức, cá nhân phê duyệt và quản lý nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng được loại trừ trách nhiệm hành chính, miễn trách nhiệm dân sự, nếu họ đã thực hiện đúng quy trình, quy định pháp luật và không có vi phạm, kể cả khi kết quả của nhiệm vụ không đạt yêu cầu.
Điều này giúp tháo gỡ tâm lý “sợ trách nhiệm” vốn đang cản trở không ít cán bộ trong quá trình thẩm định, phê duyệt đề tài nghiên cứu. Khi hệ thống quản lý sẵn sàng đồng hành, chia sẻ rủi ro với người làm khoa học, môi trường sáng tạo sẽ ngày càng được cởi mở hơn.
Đặc biệt, quy định còn loại trừ trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự đối với rủi ro phát sinh trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. Đây là điểm đột phá cho phép người làm khoa học có không gian thử nghiệm trong khuôn khổ pháp luật, giảm áp lực hình sự hóa các sai sót chuyên môn, từ đó nâng cao hiệu quả thực thi các đề tài có tính mới, tính rủi ro cao.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc “chấp nhận rủi ro” không bị lạm dụng, tiêu chí xác định rủi ro được chấp nhận và quy trình đánh giá việc tuân thủ sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ. UBND thành phố Hà Nội cũng sẽ ban hành mẫu hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có các điều khoản cụ thể về quản lý và xử lý rủi ro, phân định rõ trách nhiệm giữa các bên khi có sự cố xảy ra.
Chính sách mới về chấp nhận rủi ro trong khoa học, công nghệ là bước tiến lớn về thể chế, khẳng định rõ quan điểm: Không có đổi mới thực chất nếu không có dũng khí vượt qua rủi ro. Cơ chế này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các nhà khoa học, doanh nghiệp công nghệ, đơn vị sự nghiệp công lập mạnh dạn đề xuất và triển khai các đề tài, dự án có tính đột phá, phục vụ chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô.
Trong bối cảnh Hà Nội đang tập trung xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực công nghệ lõi, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học…, việc thể chế hóa các quy định về xử lý rủi ro trong nghiên cứu là động lực quan trọng giúp Thủ đô đi đầu cả nước về khoa học và công nghệ, đóng góp vào hành trình xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.
Nghị quyết quy định chi tiết một số chính sách đặc thù nhằm phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là văn bản quan trọng nhằm cụ thể hóa định hướng từ Luật Thủ đô năm 2024; Nghị quyết số 57-NQ/TƯ của Bộ Chính trị; Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời đưa ra 5 nhóm chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ rào cản, tạo hành lang pháp lý, tài chính thuận lợi giúp khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực tăng trưởng mới của Thủ đô. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

“Siết” thuế bán hàng online: Tăng thu ngân sách, đảm bảo công bằng kinh doanh

Bentley EXP 15: Mẫu concept 3 cửa độc đáo mở đầu kỷ nguyên điện hóa của thương hiệu siêu sang Anh

Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Sớm đưa xã Thanh Oai trở thành cực tăng trưởng phía Nam Thủ đô
Tin khác

Phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám kiện toàn tổ chức Đảng, chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030
Nhịp sống Thủ đô 11/07/2025 17:16

Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 10 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm 2025
Infographic 11/07/2025 11:27

Thành phố Hà Nội tặng 242.402 suất quà, số tiền trên 219,1 tỷ đồng cho người có công
Nhịp sống Thủ đô 10/07/2025 16:17

Nhanh chóng cụ thể hóa các Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội
Thủ đô 10/07/2025 15:21

Hà Nội có tên phố Hàng Lọng; đổi tên công viên Tuổi trẻ Thủ đô thành Công viên Võ Thị Sáu
Thủ đô 10/07/2025 13:46

Hỗ trợ, ưu đãi với cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động tái chế rác thải
Thủ đô 10/07/2025 12:09

Thành phố Hà Nội thu hút hơn 3,67 tỷ USD vốn FDI
Infographic 10/07/2025 10:06

Thông qua Nghị quyết quy định chi tiết chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Thủ đô 09/07/2025 20:39

Phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” từ cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 09/07/2025 19:02

Mặt trận Tổ quốc xã Phù Đổng: Tăng cường giám sát, phản biện xã hội
Hoạt động Mặt trận Tổ quốc 09/07/2025 18:32