Hỗ trợ, ưu đãi với cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động tái chế rác thải
Theo số liệu rà soát, tổng hợp đến nay, thành phố Hà Nội ước tính hiện đang phát sinh khoảng 7.500 - 8.000 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày (khoảng 2,8 triệu tấn năm); trong đó tỷ lệ chất thải rắn có thể tái chế (nhựa, giấy, bìa cứng, thủy tinh và kim loại) chiếm khoảng 35,4% tổng lượng chất thải rắn thu gom; gồm: Nhựa chiếm 17,2%, giấy và carton là 5,2% và 3,4%, thủy tinh chiếm 0,8%, kim loại chiếm 0,6%; các chất thải khác (gỗ, vải, da, gốm sứ, tã lót, chất trơ và cao su) chiếm khoảng 8,2%. Hiện, rác thải của Hà Nội đang được xử lý bằng công nghệ đốt thu hồi năng lượng đạt tỷ lệ >58%; còn lại được chôn lấp hợp vệ sinh.
![]() |
Các đại biểu nhấn nút thông qua các Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố. |
Riêng đối với chất thải nhựa, Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, trong đó chỉ khoảng 15% được tái chế. Ở Hà Nội, chất thải nhựa phát sinh khoảng 1.427 tấn/ngày; trong đó hơn 60% là chất thải nhựa dùng một lần và túi nilong. Về tái chế, gần 20% khối lượng nhựa thu gom được tái chế chủ yếu bởi các khu vực phi chính thức (cơ sở tái chế nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, làng nghề khu vực quanh Hà Nội) và chủ yếu là các loại nhựa PET và HDPE; các loại nhựa LDPE và các loại khác gần như bị thải bỏ đến các bãi rác. Điều này đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của nhân dân.
Việc thiếu cơ sở tái chế chất thải tập trung tại các khu vực chính thức đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của nhân dân do chất thải phát sinh không được xử lý đúng quy định và các hoạt động tái chế tại các khu vực phi chính thức có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
Việc lựa chọn biện pháp tái chế chất thải bằng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, phù hợp là giải pháp công nghệ cần được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực xử lý, tái chế chất thải.
Theo Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội, đối tượng được hưởng hỗ trợ, ưu đãi gồm tổ chức, cá nhân khi đầu tư vào các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội: Tái chế rác thải tập trung từ hoạt động thu gom, thu hồi rác thải; sản xuất các sản phẩm từ tái chế rác thải từ hoạt động thu gom, thu hồi rác thải trên địa bàn Thành phố.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh, phân phối sản phẩm của dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này và thuộc đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết này được hưởng các ưu đãi như: Ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Thủ đô năm 2024 khi thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị quyết này.
Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 6 năm; giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong các năm tiếp theo theo chính sách ưu đãi về đất đai của Trung ương và của thành phố tại từng thời kỳ khi thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị quyết này.
Được xem xét vay vốn từ nguồn vốn điều lệ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố và nguồn vốn nhận ủy thác quỹ bảo vệ môi trường tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố theo quy định của pháp luật tại thời điểm vay.
Được hưởng ưu đãi với mức thu phí là 0 đồng đối với các loại phí, lệ phí thuộc khoản thu ngân sách địa phương quy định.
Với tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết này được hưởng ưu đãi quy định tại điểm c khoản 1 khi thực hiện đầu tư kênh phân phối có sản phẩm tái chế với ít nhất 10 địa điểm phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng và có tổng nguồn vốn của năm tối thiểu 3 tỷ đồng cho hoạt động phân phối sản phẩm từ tái chế.
Nghị quyết quy định các biện pháp hỗ trợ gồm: Được xem xét hỗ trợ một phần lãi suất sau đầu tư từ nguồn vốn nhận ủy thác quỹ bảo vệ môi trường tại Quỹ Đầu tư phát triển thành phố theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét duyệt hỗ trợ khi thực hiện dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết này.
Hỗ trợ 50% phí sử dụng hạ tầng, nhưng không quá 100 triệu đồng/năm đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị quyết này khi hoạt động trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp có đầu tư hạ tầng đồng bộ của Thành phố.
Hỗ trợ 100% chi phí cho việc tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại quốc gia và Thành phố; trừ các trường hợp quy định tại điểm b và c khoản này. Mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 1,5 lần mức hỗ trợ tối đa quy định tại Phụ lục VI Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND Thành phố về việc quy định một số chính sách, nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND.
Hỗ trợ 100% chi phí cho hoạt động đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực; thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án, tập huấn và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện có tốt nhất. Tổng mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng.
Hỗ trợ 100% chi phí cho hoạt động quảng bá sản phẩm tái chế trên các phương tiện truyền thông, trên các chương trình truyền hình, báo chí hoặc thông qua các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Tổng mức hỗ trợ tối đa 200 triệu đồng/năm.
Hỗ trợ 50% chi phí cho các hoạt động: Xây dựng thương hiệu, thiết kế biểu tượng và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu. Mức hỗ trợ không quá 100 (một trăm) triệu đồng/1 nội dung. Thực hiện các thủ tục cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, cấp Nhãn sinh thái Việt Nam hoặc các chứng nhận, chứng chỉ, nhãn hiệu về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật. Mức hỗ trợ không quá 100 (một trăm) triệu đồng/1 nội dung.
Hỗ trợ 50% chi phí cho hoạt động trưng bày và bán sản phẩm tái chế tại các trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống bán lẻ có quy mô lớn trên địa bàn Thành phố. Tổng mức hỗ trợ tối đa 100 (một trăm) triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ
Tin khác

Xã Thanh Oai kiên quyết xử lý vi phạm đất đai
Chính quyền 2 cấp 10/07/2025 19:02

Truyền thông sâu rộng công tác chăm lo cho người có công với cách mạng
Nhịp sống Thủ đô 10/07/2025 17:45

Hà Nội tăng cường quản lý trật tự xây dựng khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Chính quyền 2 cấp 10/07/2025 17:40

Ghi nhận sau 10 ngày triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại Hà Nội
Chính quyền 2 cấp 10/07/2025 17:36

Thành phố Hà Nội tặng 242.402 suất quà, số tiền trên 219,1 tỷ đồng cho người có công
Nhịp sống Thủ đô 10/07/2025 16:17

Nhanh chóng cụ thể hóa các Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội
Thủ đô 10/07/2025 15:21

Y tế tuyến cơ sở giữ vững mạch chăm sóc sức khỏe người dân
Y tế 10/07/2025 15:18

Hướng dẫn người dân tìm đúng phòng chuyên môn cấp xã để giải quyết thủ tục hành chính từ 1/7/2025
Chính quyền 2 cấp 10/07/2025 15:15

Tra cứu dễ dàng đơn vị hành chính 126 xã, phường tại Hà Nội qua bản đồ số iHanoi
Chính quyền 2 cấp 10/07/2025 13:51

HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026
Chỉ đạo - Điều hành 10/07/2025 13:49