--> -->

Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa

Sáng 10/7, tại kỳ họp 25, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thành phố. Đây là một bước cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
Nâng cao sức mạnh văn hóa - thể thao vì Thủ đô giàu đẹp, văn minh Giữ lửa nghề truyền thống guốc mộc Yên Xá

Kết hợp văn hóa - sáng tạo - du lịch - thương mại

Theo Nghị quyết vừa được HĐND Thành phố thông qua, khu phát triển thương mại và văn hóa là một không gian chức năng được thành lập tại khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động thương mại, văn hóa, du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo động lực hình thành hệ sinh thái sáng tạo.

Các khu này sẽ được thành lập tại các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu có lợi thế về vị trí thương mại và không gian văn hóa. Đặc biệt, Hà Nội ưu tiên bố trí các khu phát triển tại khu vực định hướng phát triển theo mô hình TOD theo quy định của Luật Thủ đô.

Khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ vận hành theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản; bảo đảm sự đồng thuận đa số đại diện của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ sở hữu nhà ở/công trình kiến trúc, hộ gia đình thường trú trong khu.

Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trình bày tờ trình tại kỳ họp.

Được áp dụng các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường tại khu phát triển thương mại và văn hóa cao hơn so với các quy định chung để phát triển các hoạt động văn hóa, sáng tạo gắn với phát triển kinh tế bền vững, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và ngành, nghề truyền thống, thu hút, phát triển du lịch trên địa bàn.

Nhà nước khuyến khích và ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, phát triển trung tâm công nghiệp văn hoá trong phạm vi khu phát triển thương mại và văn hóa; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, cải thiện cảnh quan, môi trường, nâng cao chất lượng dịch vụ công tại khu phát triển thương mại và văn hóa…

Cho phép triển khai thử nghiệm có kiểm soát các ý tưởng, sản phẩm, mô hình, công nghệ hoặc hoạt động văn hóa sáng tạo mới tại khu phát triển thương mại và văn hóa với khuôn khổ giới hạn không gian, thời gian, đối tượng và trách nhiệm nhằm đánh giá tính khả thi và tác động trước khi áp dụng rộng rãi theo quy định tại Điều 25 của Luật Thủ đô, quy định của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố về thử nghiệm có kiểm soát.

Điều kiện để được xem xét thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa gồm 3 tiêu chí: Có địa điểm cụ thể và khả năng cải tạo hoặc xây dựng hạ tầng văn hóa - thương mại; có phương án hoạt động, tài chính khả thi; có trên 50% đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trung tâm công nghiệp văn hóa (nếu có), chủ sở hữu nhà ở/công trình kiến trúc, hộ gia đình thường trú đồng thuận về tham gia, thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa.

Căn cứ nguyên tắc, điều kiện về thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý khu phát triển thương mại và văn hóa, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư lập hồ sơ đề nghị thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa.

Hồ sơ phải thể hiện đầy đủ thông tin về quy mô, đặc điểm văn hóa, hệ thống di sản, phương án hoạt động, phương án đầu tư hạ tầng, các tiêu chuẩn áp dụng, mô hình quản lý và vận hành, dự thảo Quy chế hoạt động, danh sách các bên liên quan, phương án tài chính cũng như cam kết bảo vệ môi trường, an ninh, văn hóa, trật tự xã hội…

Đặc biệt, Nhà nước khuyến khích và ưu tiên đầu tư các hạng mục công cộng: Hạ tầng giao thông, cảnh quan đô thị, công trình tiện ích, bảo tồn di sản văn hóa, trung tâm công nghiệp văn hóa, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ công tại khu vực. Việc này không chỉ góp phần cải thiện điều kiện sống mà còn tăng tính hấp dẫn đầu tư và du lịch.

Đa dạng hoạt động, quản lý minh bạch

Theo Nghị quyết, hoạt động tại khu phát triển thương mại và văn hóa bao gồm: Văn hóa: tổ chức lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, hoạt động cộng đồng, mở lớp dạy nghề truyền thống, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản vật thể - phi vật thể, phát triển không gian trưng bày, bảo tàng nhỏ, nhà truyền thống…

Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa
Các đại biểu tham gia biểu quyết.

Thương mại - dịch vụ: Phát triển hệ thống chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại gắn với đặc điểm văn hóa địa phương; Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, quảng bá sản phẩm; các hoạt động dịch vụ khác, khuyến khích mô hình sáng tạo, thử nghiệm mô hình kinh doanh mới gắn với công nghiệp văn hóa.

Du lịch: Quảng bá, giới thiệu các hoạt động tham quan, du lịch tại khu phát triển thương mại và văn hóa đến du khách trong và ngoài nước; xây dựng và phát triển du lịch liên kết với các làng nghề, phố nghề và các điểm du lịch, khu du lịch khác.

Ngoài ra, khu phát triển thương mại và văn hóa được hoạt động khác mà pháp luật không cấm.

Hoạt động của khu phát triển đều do Hội đồng quản lý vận hành. Hội đồng này gồm đại diện chính quyền cơ sở, tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, nghệ nhân, người làm nghề truyền thống. Nhiệm kỳ không quá 5 năm và việc lựa chọn thành viên thông qua cơ chế dân chủ, phối hợp giữa các bên. Vai trò của Hội đồng bao gồm tổ chức vận hành, đại diện pháp lý, đề xuất mức thu - chi tài chính, giám sát hoạt động, bảo đảm trật tự - an toàn - cảnh quan - môi trường tại khu vực.

Việc thu - chi của khu phát triển thương mại và văn hóa được quy định minh bạch, có sổ sách kế toán, công khai trước cộng đồng và được cơ quan có thẩm quyền giám sát. Các khoản thu không vì mục đích lợi nhuận, chỉ để chi trả cho hoạt động của khu phát triển, không thay thế nghĩa vụ thuế, phí của nhà nước…

Khu phát triển thương mại và văn hoá chấm dứt hoạt động theo một trong các trường hợp: Hết thời hạn hoạt động theo quyết định thành lập của khu phát triển thương mại và văn hoá mà không tiếp tục được gia hạn; có trên 50% đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình, cá nhân thực hành văn hóa đồng thuận về việc chấm dứt hoạt động; hoạt động không hiệu quả, không đạt được mục đích đề ra…

Về trách nhiệm quản lý, Ủy ban nhân dân Thành phố có vai trò phê quyết định liên quan tới việc thành lập, tổ chức, điều chỉnh và chấm dứt hoạt động của khu phát triển thương mại và văn hóa; phê duyệt Quy chế hoạt động, các khoản thu, mức thu, cơ chế tài chính; hướng dẫn biểu mẫu, thủ tục liên quan.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân thành lập, vận hành khu phát triển thương mại và văn hóa; phối hợp, tạo điều kiện để Hội đồng quản lý, đơn vị vận hành thực hiện cung cấp các dịch vụ quản lý trong khu phát triển thương mại và văn hoá trên địa bàn; thực hiện các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện các biện pháp hỗ trợ; kiểm tra công tác quản lý và vận hành khu phát triển thương mại và văn hoá…

Phương Ngân - Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai vào sáng mai (11/7) để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.
EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

Kể từ ngày 1/7/2025, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực trực thuộc. Theo đó, EVNHANOI tổ chức lại các Công ty Điện lực cấp quận/huyện từ 30 đơn vị xuống còn 12 Công ty Điện lực khu vực. Việc sắp xếp này nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, phát huy hiệu quả nguồn lực, hướng đến xây dựng mô hình hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số toàn diện trong ngành điện.
Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 10/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn công tác chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tới cán bộ, viên chức, người lao động BHXH các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bệnh viện sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận gần 900 ca trẻ em nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo và sán dây – những bệnh lý thường lây truyền từ thú nuôi trong gia đình
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.

Tin khác

HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021 - 2026; đồng thời bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quy định mới về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô”

Quy định mới về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô”

Sáng 10/7, kỳ họp thứ 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định về việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô Hà Nội”.
Đất bãi sông Hà Nội được khai thác ra sao theo Nghị quyết mới?

Đất bãi sông Hà Nội được khai thác ra sao theo Nghị quyết mới?

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê trên địa bàn. Theo đó, việc sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm... phải đảm bảo phù hợp quy hoạch phòng, chống lũ, không san lấp bãi sông hiện có, không làm gia tăng rủi ro thiên tai. Các công trình chỉ được lắp dựng tạm thời, tuyệt đối không sử dụng làm nhà ở hay chứa hóa chất độc hại.
Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Chiều 9/7, tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, với 83/84 đại biểu có mặt bấm nút tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và thu chi ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025.
Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Trong bối cảnh yêu cầu tăng trưởng và áp lực đổi mới ngày càng lớn, Hà Nội đặt mục tiêu tổng lực tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực, củng cố nền hành chính phục vụ để về đích các mục tiêu năm 2025.
Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết Thành phố đang triển khai tổ chức thí điểm mô hình bữa ăn bán trú cho học sinh trên địa bàn Hà Nội, theo hướng tổ chức tập trung suất ăn sẵn nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình và giảm các khâu trung gian.
Phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm

Phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm

Sau thời gian buổi sáng làm việc tập trung, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao; với tinh thần tiếp tục đổi mới, thực chất trong hoạt động giám sát, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 25 khoá 16.
Chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết

Chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu các địa phương, đơn vị phải xác định chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là trách nhiệm của đồng chí Bí thư - người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo.
Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát

Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát

Tại phiên chất vấn sáng 8/7 kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố khẳng định, mặc dù có nhiều nỗ lực, Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác an toàn thực phẩm (ATTP). Thực tế, người dân Thủ đô vẫn chưa thể yên tâm với thực phẩm sử dụng hằng ngày. Nỗi lo đó từ nguồn gốc, quy trình sản xuất, cho đến lưu thông, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Hội đồng nhân dân Thành phố chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hội đồng nhân dân Thành phố chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Tiếp tục chương trình kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, sáng nay (9/7), HĐND Thành phố thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân theo dõi, giám sát. Một trong những nhóm nội dung được đại biểu chất vấn là việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động