Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi
Tạo cơ chế để phát triển đột phá
Hà Nội có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp văn hóa với 6.489 di tích lịch sử văn hóa, 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, 1.350 làng nghề và làng có nghề. Hà Nội có nguồn lực con người to lớn, cơ cấu dân số vàng, có nhiều các nhà khoa học, hội tụ nhiều nghệ nhân giỏi, thợ lành nghề, cộng đồng sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa,... Đây là những tiềm năng lớn, tiền đề quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nội phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
![]() |
Người dân tham quan, chọn lựa các sản phẩm tại khu trưng bày sản phẩm gốm Bát Tràng. |
Hà Nội còn có thế mạnh là trung tâm lớn về khoa học - công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế, có mối quan hệ hợp tác với hơn 100 thủ đô các nước, quan hệ thương mại với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ,… Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, là thị trường rộng mở để sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm từ ngành công nghiệp văn hóa.
Năm 2019, sau 20 năm đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” do UNESCO trao tặng, Hà Nội tiếp tục được vinh danh là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với mục tiêu lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững. Đến nay, Hà Nội đang từng bước khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo” với vị thế tiên phong, sáng tạo, khả năng hội nhập xu hướng kinh tế sáng tạo quốc tế.
Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách mới để phát huy có hiệu quả các nguồn lực văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Năm 2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp ít nhất 8-10% GRDP kinh tế Thủ đô.
Những năm qua, với những thay đổi tích cực về chính sách, công nghiệp văn hóa của Thủ đô đã từng bước có sự phát triển tích cực. Đây là tiền đề thuận lợi để Hà Nội phát huy thế mạnh, chuyển hóa nguồn tài nguyên văn hóa thành sự bứt phá.
Với thế mạnh và những kết quả tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa mà Thủ đô đã đạt được trong thời gian qua, trong bối cảnh Luật Thủ đô sửa đổi đã được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mang tính đột phá, Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa chính là bước đi thể chế hóa cụ thể, kịp thời và có tầm chiến lược.
Đây không chỉ là cơ hội vàng cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh, vươn mình cùng dân tộc mà còn là động lực để phát triển công nghiệp văn hóa nói riêng, văn hóa của Hà Nội nói chung.
Kỳ vọng các chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp văn hóa
Hiện nay, các chính sách ưu đãi vay vốn phát triển công nghiệp văn hóa đã có nhưng vẫn còn hạn chế và chưa đủ mạnh để kích thích sự tham gia của tập thể, cá nhân vào lĩnh vực này. Mặc dù có một số chương trình hỗ trợ tài chính từ các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các quỹ khởi nghiệp, nhưng những chương trình này thường không đủ để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân muốn phát triển các dự án văn hóa.
![]() |
Công đoạn dệt lụa tại làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông. |
Theo Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, Hà Nội có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để phát triển công nghiệp văn hóa. Cụ thể, Thành phố ưu tiên lập quy hoạch và bố trí quỹ đất; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp văn hóa; huy động nguồn lực thực hiện các dự án phát triển công nghiệp văn hóa để giao hoặc cho trung tâm công nghiệp văn hóa thuê; ưu tiên xem xét chuyển đổi công năng của công trình tài sản công thành các không gian sáng tạo văn hóa mới để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.
Trung tâm công nghiệp văn hóa được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong trung tâm công nghiệp văn hóa được ngân sách Nhà nước các cấp của Thành phố hỗ trợ lãi suất vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghiệp văn hóa; hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của Thành phố.
Ngoài ra, Thành phố hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thông qua các chương trình tài trợ và vườn ươm doanh nghiệp, cũng như khuyến khích người dân và doanh nghiệp hợp tác công tư trong phát triển công nghiệp văn hóa. Đây là một chính sách quan trọng giúp các sáng kiến sáng tạo có cơ hội được hiện thực hóa và phát triển bền vững.
Như vậy các chính sách hỗ trợ theo dự thảo Nghị quyết sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Những chính sách đột phá này áp dụng vào thực tiễn sẽ tạo đà cho công nghiệp văn hóa Thủ đô bứt phá trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Giám đốc Hợp tác xã Dệt lụa Vạn Phúc chia sẻ: “Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đề xuất các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy công nghiệp văn hóa là vô cùng cần thiết. Tôi kỳ vọng trong thời gian tới, với chính sách hỗ trợ đó cùng sự hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa cũng như khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ kết nối nhiều các di sản văn hóa của làng nghề để đông đảo người dân và du khách biết đến nét đẹp của di sản làng nghề truyền thống, tạo ra những cầu nối giúp người dân giao lưu, gắn kết, từ đó hình thành một cộng đồng văn hóa ngày càng vững mạnh”.
Đồng quan điểm, anh Nguyễn Tuấn Minh, nghệ nhân làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm cho biết, chính sách ưu đãi trong Dự thảo Nghị quyết là rất kịp thời và thiết thực đối với các những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Với sự ưu đãi đó sẽ giúp các cá nhân hay tổ chức có thêm nguồn vốn để phát triển các dự án văn hóa một cách bài bản hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động
Tin khác

Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật
Media 14/05/2025 18:49

Thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 14/05/2025 18:06

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi
Nhịp sống Thủ đô 14/05/2025 15:36

Bảo đảm an ninh trật tự Đại lễ Phật đản 2025 tại chùa Quán Sứ
Nhịp sống Thủ đô 14/05/2025 10:26

Bố trí hơn 40 căn hộ tái định cư và tạm cư phục vụ hai dự án trọng điểm quận Tây Hồ
Nhịp sống Thủ đô 14/05/2025 06:31

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới
Chỉ đạo - Điều hành 13/05/2025 19:47

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 13/05/2025 19:20

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác
Nhịp sống Thủ đô 13/05/2025 17:15

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản
Luật Thủ đô 2024 13/05/2025 17:12

Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII
Chỉ đạo - Điều hành 13/05/2025 14:17