Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa
Đấu giá tác phẩm tâm đắc của họa sĩ Lê Thiết Cương làm từ thiện Triển lãm "Về Bến lạ" của họa sĩ Lê Thiết Cương lấy cảm hứng từ thơ Đặng Đình Hưng |
Theo đó, họa sĩ Lê Thiết Cương mất lúc 18h55 tại nhà riêng ở Lý Quốc Sư, Hà Nội. Trước khi qua đời một tuần, bệnh tình của ông trở nặng và phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Vài ngày trước khi ra đi, trên trang cá nhân, họa sĩ đăng dòng trạng thái cuối cùng là một tác phẩm điêu khắc của ông, kèm câu thơ trong bài "Hữu Không" (Có - Không) của Thiền sư Từ Đạo Hạnh thời Lý: "Có thì có tự mảy may/ Không thì cả thế gian này cũng không".
![]() |
Chân dung cố hoạ sĩ Lê Thiết Cương. |
Năm tháng cuối đời, dù chống chọi bệnh tật, hoạ sĩ Lê Thiết Cương vẫn nỗ lực làm việc và cống hiến trong lĩnh vực của mình. Tháng 6 vừa qua, ông ra mắt cuốn phê bình "Trò chuyện với hội họa", gồm 70 bài viết về các tác giả, tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc, gốm, được in rải rác trên báo, tạp chí từ năm 2000.
Cuốn sách được đánh giá như bức chân dung thu nhỏ về lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam, là nơi Lê Thiết Cương trò chuyện với các họa sĩ ở quá khứ và hiện tại, cũng như đối thoại với bản thân.
Hồi tháng 4, ông làm giám tuyển triển lãm hơn 200 bức gốm về Nguyễn Huy Thiệp. Tháng 8 năm ngoái, ông thực hiện triển lãm đa chất liệu, lấy chủ đề từ chữ "Duyên".
Họa sĩ Lê Thiết Cương sinh năm 1962, là con nhà biên kịch, nhà thơ Lê Nguyên và quay phim Đỗ Phương Thảo. Ông theo học tại trường Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội từ năm 1985 đến năm 1990.
Với hơn 30 năm theo đuổi phong cách hội họa tối giản, ông thực hành và thể nghiệm qua nhiều nhánh rẽ khác nhau: Đậm nhạt, hòa sắc, hình và nét.
Về quan điểm sáng tác, họa sĩ từng chia sẻ: "Tôi không làm được gì ngoài tối giản dù là vẽ tranh, làm tượng, làm gốm hoặc thiết kế đồ họa. Tối giản là tôi, tôi là tối giản. Tối giản là "cá tính cốt tử" của tôi, là ADN, là vân tay, là người nào của ấy, là căn cước tôi".
Họa sĩ đam mê đọc sách, nhất là sách về nhà Phật. Tư tưởng Phật giáo có liên hệ mật thiết với trường phái tối giản của ông. "Tối giản là thiền, là yên tĩnh, là vô ngôn kiệm hình, kiệm màu, kiệm nét là nói bằng im lặng, "im lặng sấm sét". Nhà Phật quan niệm, đi tu chính là trở về mình, tìm ra được cái 'bản lai diện mục' của mình, kiến tính thành Phật, "ngoái đầu là bờ" giống như nghề nghệ thuật, làm nghệ thuật chính là làm mình, tìm mình, trở về nội tâm của mình", ông viết trong "Trò chuyện với hội họa".
Bên cạnh sáng tác, ông còn có duyên viết phê bình, với cuốn đầu tay là "Thấy" (2017). Trong các bài phê bình, anh sử dụng ngôn ngữ đơn giản, giọng điệu thẳng thắn, chỉ ra những nét ấn tượng ở tác giả, tác phẩm một cách khách quan.
"Khi viết về một tác giả nào tôi cũng chỉ nói về cái hạt bụi quý mà anh ấy đóng góp cho hội họa chứ không nói vòng ngoài. Kiệm lời nhất có thể", Hoạ sĩ Lê Thiết Cương từng chia sẻ.
Ngoài mỹ thuật, ông thành danh trên nhiều lĩnh vực như nhiếp ảnh, điêu khắc, kiến trúc, thiết kế. Ông tham gia nhiều triển lãm trong và ngoài nước, làm giám tuyển của nhiều sự kiện, có tác phẩm thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Singapore.
Với sự ra đi của họa sĩ Lê Thiết Cương, nền mỹ thuật Việt Nam mất đi một nghệ sĩ tài năng, một nhà phê bình sắc sảo và một con người sống đẹp với bạn bè, trọng tình nghĩa, từng không tiếc công sức và tiền bạc giúp cho những bạn bè không đủ điều kiện có thể làm sách, ra tác phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường
Tin khác

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm
Văn hóa 17/07/2025 18:32

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025
Văn hóa 17/07/2025 15:31

Hương sắc tháng Bảy
Văn hóa 17/07/2025 14:22

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8
Văn hóa 16/07/2025 23:08

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Văn hóa 16/07/2025 18:25

“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm
Văn hóa 15/07/2025 21:11

Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới
Văn hóa 13/07/2025 10:32

Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng
Văn hóa 11/07/2025 19:10

Từ truyền thuyết thành show "triệu view": Van Phuc Water Show "dậy sóng" mùa hè TP.HCM
Văn hóa 10/07/2025 20:22

Điểm sáng hoạt động văn hóa thể thao Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025
Infographic 10/07/2025 15:16