--> -->

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ Tập trung tuyên truyền, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Chuyên đề “Bút sắc, lòng son” gồm ba nội dung: Trong chốn lao tù, “Bút sắc, lòng son”, Gắn kết yêu thương. Công chúng sẽ được xem các tư liệu, hiện vật, hoạt cảnh kể lại những câu chuyện đầy cảm động của các tù chính trị tại Hỏa Lò, những con người dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt vẫn ngời sáng ý chí đấu tranh.

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Các đại biểu dâng hưởng tưởng niệm các các liệt sĩ.

Ở nội dung đầu tiên - “Trong chốn lao tù”, Ban tổ chức giới thiệu hình ảnh một số nhà tù mà kẻ thù từng sử dụng để giam giữ các chiến sĩ yêu nước, cách mạng Việt Nam. Đó là Nhà tù Hỏa Lò được mệnh danh là “Địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896; Nhà tù Côn Đảo xây dựng năm 1862; Khám Lớn ở Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) - biểu tượng cho nền thống trị trực tiếp của thực dân Pháp ở Nam Kỳ; Trại giam Chín Hầm - nơi chính quyền Ngô Đình Diệm dùng để tra tấn, thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng từ năm 1954 - 1963; Nhà đày Buôn Ma Thuột do thực dân Pháp lập năm 1930.

Ở nội dung thứ hai - “Bút sắc, lòng son”, trưng bày giới thiệu 10 chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã dùng ngòi bút để phản ánh hiện thực cuộc sống, sự tàn khốc của chế độ nhà tù và lòng yêu nước thiết tha. Đó là câu chuyện của nhà văn hóa, nhà báo, nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1900 - 1943) với những vần thơ đầy tinh thần đấu tranh tại Khám Lớn Sài Gòn và Nhà tù Côn Đảo: Sống mà vô dụng, sống làm chi/ Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?/ Sống trái đạo người, người thêm tủi/ Sống quên ơn nước, nước càng khi…

Câu chuyện của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) với những sáng tác trong xà lim Hỏa Lò. Trước khi hy sinh, ông viết bài thơ “Tạ từ” tặng mẹ: Hồn còn mang nặng lời thề/ Nát thân chưa dễ đền nghì trời mây!/ Tạ từ vĩnh quyết từ đây/ Cúi xin từ mẫu chóng khuây nỗi buồn!

Hay câu chuyện cảm động về đồng chí Hoàng Văn Thụ (1909 - 1944) với bài thơ “Nhắn bạn” gửi lại trước khi bị thực dân Pháp hành quyết tại Hỏa Lò: Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm/ Chí còn theo đuổi mộng tung hoành/ Bạn hỡi gần xa hăng chiến đấu/ Trước sau xin giữ tấm lòng thành.

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Các đại biểu xem hoạt cảnh tái hiện câu chuyện về đồng chí Phạm Hướng, cán bộ Đoàn chuyên trách phong trào học sinh, sinh viên kháng chiến Hà Nội bị bắt, giam tại Hỏa Lò năm 1949 - 1950.

Trưng bày còn khiến người xem xúc động với câu chuyện của hai chị em Nguyễn Thị Minh Khai (1910 - 1941) và Nguyễn Thị Quang Thái (vợ đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp). Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình, giam tại Bót Catinat, Trại giam Phú Mỹ, Khám Lớn Sài Gòn. Trong thời gian bị giam, bà đã dùng máu mình viết thơ, thể hiện tinh thần bất khuất: Dù đánh, dù treo, càng cương quyết/ Dù kềm, dù kẹp, chẳng sai lời.

Còn Nguyễn Thị Quang Thái (1915 - 1944), người vợ đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi tham gia phong trào nữ sinh Trường Đồng Khánh, đã bị bắt, kết án 3 năm tù giam tại Nhà lao Thừa Phủ (Huế). Năm 1942, bị bắt lần thứ hai, bà bị kết án 16 năm tù, giam tại Hỏa Lò. Trong tù, bà vẫn viết thư về cho con gái Võ Hồng Anh, gửi gắm tình yêu thương và lòng son sắt với cách mạng.

Tại lễ khai mạc, bên cạnh nội dung trưng bày là hoạt cảnh tái hiện câu chuyện về đồng chí Phạm Hướng, cán bộ Đoàn chuyên trách phong trào học sinh, sinh viên kháng chiến Hà Nội bị bắt, giam tại Hỏa Lò năm 1949 - 1950. Khán giả xúc động trước khoảnh khắc hội ngộ đầy nước mắt giữa đồng chí Phạm Hướng và bạn tù, và phút giây nghẹn ngào gặp người thân trong lần thăm nuôi ngắn ngủi trước khi bị đày ra Côn Đảo.

Ông Nguyễn Nhân Quảng, cháu rể đồng chí Phạm Hướng, bày tỏ: “Chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện kể về chú mình. Ông là niềm tự hào của gia đình, là nhân cách lớn để con cháu luôn tự nhắc nhở phải sống có trách nhiệm với đất nước”.

Còn ông Võ Biên Cương, con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chia sẻ: “Những hy sinh, mất mát của thế hệ trước là bài học vô giá để thế hệ sau thêm trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập hôm nay. Lịch sử cần được nhắc lại thường xuyên để lan tỏa tinh thần yêu nước và trách nhiệm với Tổ quốc”.

Trưng bày diễn ra đến hết ngày 31/8/2025 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Nghệ An thông tin về danh tính lái xe gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vạn An

Hai ngày qua, việc thông tin danh tính lái xe ô tô khác nhau trong một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Vạn An (tỉnh Nghệ An) khiến dư luận băn khoăn
NESTGEN 2025 góp phần giúp thế hệ trẻ sẵn sàng cho tương lai

NESTGEN 2025 góp phần giúp thế hệ trẻ sẵn sàng cho tương lai

Với cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ trên con đường sự nghiệp, Nestlé không ngừng đổi mới các chương trình chia sẻ kiến thức, tạo điều kiện để các bạn trẻ tiếp cận tri thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động. NESTGEN 2025 là sáng kiến của Nestlé Việt Nam nhằm góp phần kiến tạo một tương lai bền vững, nơi các tài năng trẻ có cơ hội phát triển và tỏa sáng.
Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Vừa qua, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức chuyến đi thực tế đến các địa danh lịch sử dọc dải đất miền Trung. Chuyến đi là cơ hội để sinh viên được trải nghiệm thực tế, rèn luyện bản lĩnh nghề báo và kỹ năng tác nghiệp tại hiện trường trong không gian mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa dân tộc.
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Đổi mới tư duy, tạo đột phá vì đất nước hùng cường

Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I: Đổi mới tư duy, tạo đột phá vì đất nước hùng cường

Trong hai ngày 15 - 16/7, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra trọng thể với sự tham dự của 250 đại biểu, đại diện cho 2.671 đảng viên từ 38 tổ chức đảng trực thuộc. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị toàn ngành Công Thương.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/người để chuyển đổi phương tiện

Theo dự kiến, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/xe đối với cá nhân; 4 triệu đồng/xe đối với hộ cận nghèo; 5 triệu đồng/xe đối với hộ nghèo. Mỗi cá nhân được hỗ trợ tối đa 1 xe đến hết năm 2030.
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Từ yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm, phong trào “Bình dân học vụ số” đang được triển khai mạnh mẽ khắp các địa phương trên cả nước. Tại Hà Nội, phòng trào đã lan tỏa đến từng ngõ, từng nhà với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.

Tin khác

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

Lên sóng vào khung giờ vàng của VTV1 từ ngày 29/7, bộ phim “Có anh, nơi ấy bình yên” do đạo diễn NSƯT Nguyễn Danh Dũng dàn dựng, hứa hẹn mang đến cho khán giả một câu chuyện chính luận - tâm lý xã hội hấp dẫn, kịch tính nhưng cũng rất đời thường, xúc động và nhân văn.
Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Có những con đường không nằm trên bản đồ du lịch nhưng lại là địa chỉ thân quen trong ký ức của bao người. Phan Đình Phùng là một con đường như thế, không ồn ào khoe sắc, không cố gắng nổi bật, chỉ cần mỗi mùa sấu trở lại là lòng người lặng đi trong nỗi nhớ thật khó gọi tên.
Từ truyền thuyết thành show "triệu view": Van Phuc Water Show "dậy sóng" mùa hè TP.HCM

Từ truyền thuyết thành show "triệu view": Van Phuc Water Show "dậy sóng" mùa hè TP.HCM

Bạn nghĩ sao nếu truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh được “biến hóa” thành một màn trình diễn nhạc nước rực rỡ giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)? Đó chính là điều đang diễn ra tại Van Phuc Water Show – show nhạc nước triệu view đang “dậy sóng” mùa hè này tại TP.HCM.
Điểm sáng hoạt động văn hóa thể thao Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025

Điểm sáng hoạt động văn hóa thể thao Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025

6 tháng đầu năm 2025 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động văn hóa và thể thao của Hà Nội, qua đó, khẳng định vị thế trung tâm văn hóa - thể thao hàng đầu cả nước.
Nghệ sĩ Việt - Hàn hợp tác dàn dựng vở nhạc kịch mừng Quốc khánh 2/9

Nghệ sĩ Việt - Hàn hợp tác dàn dựng vở nhạc kịch mừng Quốc khánh 2/9

Nhà hát Kịch Việt Nam vừa công bố khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH - BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hà Nội sắp có Trung tâm công nghiệp văn hóa

Hà Nội sắp có Trung tâm công nghiệp văn hóa

Sáng 10/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô).
Phát động Cuộc thi "Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra" trên phạm vi toàn quốc

Phát động Cuộc thi "Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra" trên phạm vi toàn quốc

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Biên tập Báo Thanh tra, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi “Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra” kêu gọi “hãy cùng nhau lan tỏa những hình ảnh cao đẹp, những câu chuyện lay động và chân thật nhất để Cuộc thi thực sự trở thành một hành trình “kể chuyện bằng trái tim, lan tỏa bằng niềm tin”.
Xem thêm
Phiên bản di động