Hàng giả, thực phẩm bẩn hoành hành: Nỗi lo thường trực của người tiêu dùng
Người tiêu dùng hoang mang
Chỉ trong một thời gian ngắn, khi những thông tin về đường dây sản xuất sữa bột giả còn chưa kịp lắng xuống, thì lực lượng chức năng tại nhiều địa phương lại tiếp tục phát hiện và triệt phá hàng loạt vụ việc nghiêm trọng khác liên quan đến thực phẩm chức năng, dầu ăn giả, thậm chí là thịt lợn mắc dịch bệnh không qua kiểm dịch vẫn được đưa đi tiêu thụ trên thị trường.
![]() |
Lực lượng chức năng phát hiện nhiều thịt lợn nhiễm bệnh tiêu thụ tại chợ. (Ảnh: Công an thành phố Hà Nội) |
Vừa qua, tại Hà Nội, một cơ sở giết mổ thu gom hơn 4,3 tấn thịt lợn không rõ nguồn gốc đã bị triệt phá, trong đó, nhiều mẫu thịt nhiễm vi rút ASF gây bệnh tả lợn châu Phi. Tại chợ Phùng Khoang - một trong những chợ lớn của Hà Nội, gần một tấn thịt không giấy kiểm dịch, có dấu hiệu nhiễm bệnh, không bảo đảm vệ sinh đã bị cơ quan chức năng tịch thu.
Theo điều tra sơ bộ, các đối tượng thường thu mua lợn bệnh với giá chỉ 20.000 - 40.000 đồng/kg, sau đó giết mổ và bán lại cho các đầu mối với giá 50.000 - 70.000 đồng/kg. Ước tính, với thủ đoạn này, mỗi tháng, các đối tượng có thể thu về từ 70 - 80 triệu đồng. Vấn đề ở đây không chỉ là tội ác kinh tế, mà còn là sự coi thường tính mạng của cộng đồng.
Các vụ việc xảy ra liên tiếp đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, đồng thời làm gia tăng tâm lý hoang mang, mất niềm tin trong người tiêu dùng. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, thực phẩm không đảm bảo an toàn ngày càng lan rộng, len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống - từ thực phẩm, dược phẩm, đồ gia dụng đến tận bếp ăn của mỗi gia đình.
Đáng lo ngại hơn, trong bối cảnh thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, hàng giả càng có nhiều “đất sống”. Việc mua bán diễn ra dễ dàng, nhanh chóng nhưng lại thiếu kiểm soát, khiến người tiêu dùng ngày càng khó phân biệt thật - giả, sạch - bẩn, đặc biệt là với những sản phẩm gắn mác “xách tay”, “hàng nội địa”, “hữu cơ” nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Liên quan tới vụ việc hàng tấn thịt lợn mắc dịch bệnh không được kiểm dịch vẫn được mang đi tiêu thụ khiến nhiều người càng trở nên dè dặt hơn khi đi chợ. Bà Trần Thị Bốn trú tại phường Phú Thượng, Hà Nội chia sẻ: "Mấy ngày nay, nghe ti vi, mạng xã hội nói nhiều đến dịch tả lợn châu Phi, lợn bệnh tuồn ra thị trường, tôi thực sự rất hoang mang và lo lắng. Từ trước đến giờ gia đình tôi ăn thịt lợn gần như mỗi ngày, tuy nhiên giờ nghe tình hình lợn mắc dịch tả châu Phi, lợn bệnh nhiều nên đã ít dùng hơn.
“Tôi vẫn mua thịt lợn nhưng thường mua tại các cửa hàng, quán quen thuộc, có uy tín vì đã được kiểm tra, kiểm dịch hoặc chọn vào siêu thị mua cho an toàn, dù giá cả có cao hơn bên ngoài”, bà Bốn chia sẻ.
Hãy là người tiêu dùng thông thái
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, lợn mắc ASF rất dễ đồng nhiễm các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn. Đáng chú ý, ngay cả khi thịt lợn được nấu chín ở nhiệt độ 100°C, một số loại độc tố do vi khuẩn sinh ra vẫn có thể tồn tại, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Đặc biệt, nếu người dân không may mua phải thịt lợn nhiễm bệnh, nguy cơ lây nhiễm không chỉ dừng lại ở món ăn được chế biến từ loại thịt này. “Trong quá trình sơ chế, nếu thịt lợn bệnh tiếp xúc với dao, thớt hoặc các dụng cụ chế biến, và những thiết bị này tiếp tục được sử dụng để chuẩn bị các món ăn khác mà không được vệ sinh kỹ lưỡng, vi khuẩn gây bệnh hoàn toàn có thể lan truyền chéo sang thực phẩm lành. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong các bếp ăn tập thể, nhà hàng, hoặc hộ gia đình có thói quen sử dụng chung dụng cụ nấu ăn mà không khử khuẩn đúng cách”, PGS Nguyễn Duy Thịnh phân tích
Ngoài ra, việc tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn nhiễm bệnh qua các vết thương hở trên da cũng là con đường khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây nguy cơ mắc bệnh cho người xử lý thực phẩm.
Bởi vậy, theo PGS Nguyễn Duy Thịnh với những loại lợn nhiễm dịch bệnh chết, người dân tuyệt đối không được sử dụng để chế biến thức ăn, hay tiêu thụ ra ngoài thị trường. Khi phát hiện lợn nhiễm bệnh, việc cần làm là tiêu hủy, chôn vật nhiễm bệnh, khử trùng chuồng trại, tránh lây nhiễm bệnh cho cả đàn vật nuôi.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, hiện một số người bán hàng tham lợi nhuận, sẽ có nhều thủ đoạn tinh vi để “phù phép” hàng kém chất lượng, không đảm bảo bán ra thị thường. Theo đó, khi phát hiện lợn nhiễm bệnh, hoặc chết vì nhiễm dịch bệnh thay vì tiêu hủy, họ nhanh chóng giết mổ và mang đi tiêu thụ.
Đồng thời, với việc sử dụng hóa chất, hoặc chính máu lợn tươi… người bán có thể biến từ thịt lợn bệnh, có mùi hôi và bị thâm chuyển sang màu hồng đỏ, tươi hơn khiến người tiêu dùng khó nhận biết được.
Trước tình trạng thực phẩm kém chất lượng, đặc biệt là thịt lợn nhiễm bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần trở thành những “người tiêu dùng thông thái”. Việc cảnh giác khi mua thực phẩm là rất quan trọng để tránh rơi vào tình trạng sử dụng thịt lợn không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân và gia đình.
PGS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh, người tiêu dùng cần chủ động cập nhật các thông tin từ báo chí, truyền hình, mạng xã hội chính thống để nắm bắt những cảnh báo, khuyến cáo mới nhất về thực trạng thị trường thực phẩm, từ đó nâng cao ý thức tự bảo vệ mình. Đồng thời, chính người dân tự thông tin cho nhau, để nâng cao cảnh giác.
Người tiêu dùng được khuyến cáo tránh mua những miếng thịt có màu sắc nhợt nhạt, chuyển xanh, đỏ thẫm hoặc có mùi khó chịu. Nếu với con lợn nhiễm bệnh đã chết rồi, thì với mắt thường người tiêu dùng có thể phân biệt được.
“Nếu con lợn đã chết do bệnh, máu đọng trong cơ thể khiến cho phần thịt trở nên bầm tím. Vậy nên khi giết con lợn ra, miếng thịt vẫn còn tím, đặc biệt là ở phần thịt nạc. Người tiêu dùng nên tránh mua”, PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết. Vì vậy, việc quan sát kỹ bề ngoài miếng thịt, đồng thời chọn mua tại các điểm bán uy tín, có kiểm định rõ ràng là yếu tố then chốt để tránh mua phải thịt lợn bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng đã khẩn trương chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm dịch, xử lý nghiêm các ổ dịch, đồng thời kiểm soát và siết chặt việc vận chuyển, giết mổ và phân phối thịt lợn ra thị trường. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn gặp khó khăn trong việc phân biệt thịt sạch - bẩn và nguồn gốc sản phẩm trên thị trường.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng không thể chỉ gói gọn trong việc khuyến cáo “chọn mua cẩn thận”. Trách nhiệm chính thuộc về các cơ quan quản lý, cần siết chặt kiểm soát từ khâu đầu vào, lò mổ, cơ sở chế biến cho đến chợ, đồng thời, áp dụng rộng rãi công nghệ truy xuất nguồn gốc, tăng cường chế tài xử phạt nghiêm minh với các hành vi vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Quả bơ - "Siêu thực phẩm" từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Tin khác

Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại
Y tế 16/07/2025 18:12

Giám sát, xử lý kịp thời các ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 15/07/2025 18:45

Chuyển đổi số vì sự hài lòng của người bệnh
Y tế 15/07/2025 13:19

Kỳ cuối: Quyết tâm gỡ "nút thắt" chuyển đổi số y tế
Longform 15/07/2025 13:00

Hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho 126 trạm y tế cấp xã trên địa bàn
Y tế 14/07/2025 18:19

Hà Nội ghi nhận thêm 4 ổ dịch sốt xuất huyết trong tuần
Y tế 14/07/2025 16:52

Kỳ 2: "Chìa khóa" thay đổi trải nghiệm y tế Thủ đô
Longform 14/07/2025 14:10

Kỳ 1: Chủ trương đúng, hành động quyết liệt
Longform 13/07/2025 15:43

Nhiều người dân được hưởng lợi từ Luật BHYT sửa đổi
Y tế 13/07/2025 10:26

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ "cò mồi” phòng khám sản khoa ở Hà Nội
Y tế 12/07/2025 21:32