Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng
Rà soát các dự án còn khó khăn, vướng mắc tại Hà Nội trước ngày 31/7 Nhiều nhà thầu thi công ỳ ạch tại dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên |
Chiều 17/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.
Hội nghị đánh giá, trước đây do nhiều lý do khách quan và chủ quan, trên cả nước có nhiều dự án bị đình trệ, vướng mắc. Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Trong đó, có những dự án được xác định có sai phạm, có dự án có dấu hiệu sai phạm và nhiều dự án vướng mắc về quy trình, thủ tục. Các dự án tồn đọng thuộc thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương, nhưng chủ yếu thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.
Phân tích nguyên nhân của tình trạng trên, trong đó một phần do quy định pháp luật, một số địa phương nôn nóng thúc đẩy tăng trưởng và việc các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, nguồn lực triển khai dự án…, các đại biểu đề xuất cần phân cấp, phân quyền và giao việc rõ để đẩy nhanh tiến độ xử lý các vướng mắc, trong đó, cùng với xử lý các vướng mắc, kể cả xử lý sai phạm theo quy định, cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, ngay tình của các bên liên quan.
Trên cơ sở kết quả thực hiện các kết luận, nghị quyết, nghị định của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa và Long An, các đại biểu đề xuất áp dụng các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đang tồn đọng, vướng mắc trên phạm vi cả nước.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai là việc khó, nhạy cảm, chưa có tiền lệ song phải quyết tâm thực hiện; khẳng định việc Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ có các kết luận, nghị quyết, nghị định về cơ chế, chính sách đặc thù để thí điểm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai tại 5 địa phương là rất đúng đắn, cần thiết, có hiệu quả.
Quá trình thực hiện bài bản, dựa trên các nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bám sát thực tiễn, vừa làm vừa mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội và xem xét đề xuất thận trọng nên đạt hiệu quả thiết thực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhiều dự án và đã đưa vào khai thác nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cách làm, kết quả được người dân, doanh nghiệp đồng tình, hoan nghênh, ủng hộ. Qua đó cho thấy cần phát huy kết quả đã đạt được, tiếp tục xử lý các dự án còn lại.
Về các bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt, khách quan, kiên định, kiên trì của Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các cấp; phát huy tinh thần trách nhiệm dám nghĩ, dám làm với tinh thần trong sáng. Trong quá trình làm, phải số hoá cơ sở dữ liệu; phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương liên quan với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không đùn đẩy việc; phải xử lý việc theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền.
Thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sau khi Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết về chống lãng phí và từ thực tiễn xử lý các dự án ở 5 địa phương vừa qua, Chính phủ đã lập Ban Chỉ đạo 751 do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phụ trách để hướng dẫn các địa phương xử lý các dự án.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Theo Thủ tướng, trong tổng số 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài hiện nay có 3 loại. Nhóm thứ nhất là những dự án rõ sai phạm; nhóm thứ 2 là những dự án vướng mắc về thủ tục; nhóm thứ 3 là những dự án có dấu hiệu vi phạm.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cập nhật số liệu trên Cổng thông tin của Ban Chỉ đạo; rà soát, tổng hợp, phân loại, phân tích, đánh giá các dự án; đề ra hướng xử lý phù hợp quy định, trên nguyên tắc các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào, ngành nào thì cấp, ngành đó xử lý, vượt thẩm quyền thì đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý; đảm bảo giải quyết đúng người, đúng việc, đúng nội dung, đúng phạm vi, đối tượng; xử lý theo nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề xuất phương án xử lý đảm bảo tính chiến đấu cao, công minh, ngay thẳng, đúng bản chất vấn đề, tính thực tiễn sâu sát, tính khả thi rõ ràng, tính hiệu quả cụ thể, rõ nét, tính nhân văn thực sự, rõ đến đâu làm đến đó.
Qua đó, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai, chống lãng phí, huy động nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8,3-8,5% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để tăng trưởng 2 con số trong những năm tới, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo.
Nhắc lại việc phải chủ động xử lý các vấn đề hiệu quả, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo 751 tiếp tục hoàn thiện báo cáo trình Bộ Chính trị xem xét; đề nghị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tiếp tục thực hiện vai trò giám sát, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, địa phương phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 751, Đảng ủy Chính phủ để hoàn thành báo cáo trình Bộ Chính trị trong tháng 8/2025, với chất lượng tốt nhất có thể. Trong đó, báo cáo xin ý kiến xử lý những việc thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, thẩm quyền của Quốc hội, những vấn đề thuộc thẩm quyền Chính phủ thì Chính phủ giải quyết, vấn đề gì thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương thì các bộ, ngành, địa phương phải chủ động thực hiện. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị sẽ tiến hành các bước tiếp theo theo thẩm quyền của từng cấp.
Cho biết chúng ta đã có một số kinh nghiệm giải quyết một số dự án tồn đọng, kéo dài trước đây, Thủ tướng đề nghị tiếp tục phát huy với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, không cầu toàn không nóng vội, rõ đến đâu làm đến đó, làm đâu chắc đó, làm việc nào dứt việc đó, phân công "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ thẩm quyền".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường
Tin khác

Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ khách Hàn Quốc đánh người phụ nữ Việt Nam
Tin mới 17/07/2025 18:18

Cảnh giác trước lời mời ra nước ngoài làm việc nhẹ lương cao
Tin mới 17/07/2025 18:08

Bộ Chính trị thi hành kỷ luật cán bộ
Tin mới 17/07/2025 16:14

Không để chậm trễ, ách tắc thủ tục hành chính sau sắp xếp tổ chức bộ máy
Tin mới 17/07/2025 12:06

Người dân được khai thác thông tin miễn phí trên Cổng Pháp luật quốc gia
Tin mới 16/07/2025 15:09

Mục tiêu tăng trưởng 8,3 - 8,5% năm 2025 không phải là "mục tiêu bất khả thi"
Tin mới 16/07/2025 15:06

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
Tin mới 15/07/2025 21:18

MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì vi phạm về quảng cáo
Tin mới 15/07/2025 19:28

Điều kiện thi tuyển, xét tuyển, cộng điểm ưu tiên trong thi công chức
Tin mới 15/07/2025 16:55

UBND cấp xã sẽ cấp giấy phép xây dựng, quản lý nhà ở xã hội
Tin mới 15/07/2025 08:12