-->

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

Tại Hội thảo, TS Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đánh giá cao Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô). Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhận định đây là văn bản rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp văn hoá của Thủ đô Hà Nội.

Nghị quyết sẽ tạo hành lang pháp lý và cơ chế hoạt động rõ ràng, giúp cho các trung tâm công nghiệp văn hóa có cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước. Đây cũng là căn cứ để quản lý, phân bổ ngân sách, nhân sự, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như vận hành bộ máy một cách minh bạch, hiệu quả.

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội
TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phát biểu tại Hội thảo.

Đồng thời, nghị quyết sẽ thúc đẩy sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, nghệ sĩ, doanh nghiệp văn hóa phát triển sản phẩm văn hóa sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy thị trường hàng hóa và dịch vụ văn hóa.

Thông qua đó, góp phần phát triển kinh tế dựa trên giá trị văn hóa, khai thác hiệu quả các tài sản văn hóa thông qua các ngành như: Du lịch văn hóa, thiết kế sáng tạo, điện ảnh, mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ, biểu diễn nghệ thuật...

Theo đó, TS Lê Xuân Kiêu đưa ra phân tích: Trong Dự thảo Nghị quyết, hiện có 3 mô hình tổ chức của trung tâm công nghiệp văn hóa: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hợp tác xã là hợp lý, phù hợp với thực tiễn các địa điểm thành phố dự kiến phát triển các trung tâm công nghiệp văn hoá tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng, các khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hoá và công trình tài sản công.

Đối với doanh nghiệp và hợp tác xã, việc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với đơn vị sự nghiệp công lập, điều kiện thành lập mới theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ phải tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu).

Như vậy, cả theo quy định và thực tế, trong bối cảnh tinh gọn bộ máy như hiện nay, việc thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư để vận hành trung tâm công nghiệp văn hóa là khó khả thi.

Theo mục 4, điều 9 của Dự thảo đã đưa ra trường hợp không thành lập đơn vị sự nghiệp công lập để quản lý, vận hành hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, UBND cấp có thẩm quyền được nhượng quyền cho doanh nghiệp, hợp tác xã đủ điều kiện. Tuy nhiên, trong dự thảo nghị quyết chưa đề cập đến các đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang hoạt động, có khả năng phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Giao quyền cho các đơn vị sự nghiệp hiện có

Do đó, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đề xuất với các không gian dự kiến phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa như trong dự thảo Nghị quyết, nên giao cho các doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai thực hiện theo các điều khoản cụ thể của Nghị quyết này.

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội
Du khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Đối với các tài sản công đang thuộc quản lý của các đơn vị sự nghiệp, có lợi thế về không gian văn hoá, hiện chưa phát huy tốt hiệu quả trong sử dụng, ông Kiêu đề xuất có thể thành lập trung tâm công nghiệp văn hoá, do đơn vị sự nghiệp vận hành.

Thuận lợi của mô hình này là: Đơn vị sự nghiệp công lập có bộ máy tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, là đơn vị trực tiếp quản lý tài sản, không cần phải thành lập một tư cách pháp nhân mới.

Những tri thức văn hóa được lưu giữ tại các di tích lịch sử văn hóa do đơn vị sự nghiệp quản lý là cơ sở cho các hoạt động sáng tạo. Ngoài giá trị tài sản hữu hình được giao quản lý, một số đơn vị sự nghiệp cũng được giao quản lý các cơ sở có giá trị về thương hiệu, là điều kiện quan trọng để thu hút các tổ chức, cá nhân, các nghệ sĩ đến hoạt động.

Đồng thời, ông Kiêu cũng chỉ ra khó khăn của mô hình là mặc dù có nguồn nhân lực nhưng chưa được đào tạo, chưa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa; đơn vị sự nghiệp công lập chưa có bộ phận có chức năng, nhiệm vụ phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hoá.

Từ thực tiễn nêu trên, TS Lê Xuân Kiêu đề xuất thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa hoặc bộ phận có chức năng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa trong các đơn vị sự nghiệp hiện có; liên kết với các tổ chức, cá nhân vận hành trung tâm công nghiệp văn hóa với các chính sách, ưu đãi như với đơn vị sự nghiệp mới thành lập.

Theo đánh giá của Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trong trường hợp này, đơn vị sự nghiệp công lập là chủ thể xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa là phù hợp với thực tiễn, có trách nhiệm tổ chức không gian hoạt động và hợp tác với các chủ thể sáng tạo (các nghệ sĩ, không gian sáng tạo…) để phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Như vậy, theo mô hình này, Trung tâm công nghiệp văn hóa vận hành dựa trên sự hợp tác giữa một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Nhà nước với các tổ chức, cá nhân để kết hợp nguồn lực của nhà nước là tài sản công, đầu tư về cơ sở hạ tầng, điều kiện hoạt động cho các nhóm sáng tạo và chuyên môn, tri thức, kinh nghiệm của các nghệ sĩ, người hoạt động sáng tạo, truyền thông, tài chính.

Quá trình này diễn ra theo ba giai đoạn: Sáng tạo các ý tưởng - phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa - thương mại hóa các sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Theo đề xuất của Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, các hoạt động chủ yếu của Trung tâm công nghiệp văn hóa gồm: Không gian sáng tạo và trải nghiệm văn hóa; Trung tâm trưng bày - triển lãm - giao lưu văn hóa; Hoạt động giáo dục - tương tác công chúng; Hoạt động dịch vụ văn hóa - du lịch.

Về cơ chế vận hành tài chính, ông Kiêu đề xuất: Nguồn vốn đầu tư ban đầu là kinh phí của các đơn vị sự nghiệp cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; Hợp tác công tư (PPP): Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư một số hạng mục; Hỗ trợ từ các quỹ văn hóa.

Nguồn thu vận hành: Bán vé trải nghiệm, triển lãm; cho thuê không gian tổ chức sự kiện, studio sáng tạo; Kinh doanh dịch vụ (cà phê, lưu niệm, tour...).

Từ những nội dung nêu trên, để có thể xây dựng được trung tâm công nghiệp văn hóa do các đơn vị sự nghiệp công lập vận hành, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đề xuất hai giải pháp cụ thể: Các chính sách ưu đãi của thành phố đối với các đơn vị sự nghiệp công nghiệp mới thành lập để quản lý trung tâm công nghiệp văn hóa được áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập đang hoạt động, được giao nhiệm vụ xây dựng, vận hành trung tâm công nghiệp văn hóa.

Bên cạnh đó, Thành phố cho phép đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện mô hình thí điểm xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa, thời gian từ 2 - 3 năm.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Hướng đến thành phố toàn cầu, xanh - sạch - đẹp

Thành phố thông minh, bền vững sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, tiện ích cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ mục tiêu này, Thủ đô Hà Nội đang từng bước hoàn thiện các tiền đề để hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc; đến năm 2050, trở thành đô thị toàn cầu, nơi người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô 2024: Tạo cơ hội cho Hà Nội bước vào kỷ nguyên số, kỷ nguyên xanh

Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế với phạm vi được giới hạn.
“Đường xuân” rộng mở

“Đường xuân” rộng mở

Một mùa xuân nữa lại về, riêng với Thủ đô Hà Nội, mùa xuân này như tươi vui hơn vì có “chiếc áo pháp lý” mới - Luật Thủ đô 2024. PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Thủ đô Hà Nội thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển...
Xem thêm
Phiên bản di động