-->

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Tôn vinh giá trị di sản văn hóa Thủ đô qua không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội “Đánh thức” di sản văn hóa: Khơi thông dòng chảy sáng tạo Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng

Sự kiện nhằm chính thức kêu gọi các nhóm và tổ chức văn hóa sáng tạo đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội, đồng thời giới thiệu về hoạt động của Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.

Trong không gian rộng lớn của Bảo tàng Hà Nội, hơn 60 đại diện từ các không gian sáng tạo khắp Thủ đô đã có mặt. Họ đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau: Thiết kế, nghệ thuật thị giác, âm nhạc, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ, khởi nghiệp sáng tạo... mỗi người một vẻ, nhưng đều chung một niềm đam mê và khát vọng góp phần xây dựng diện mạo văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí cởi mở khi bà Bạch Liên Hương - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu: "Các không gian sáng tạo thực sự là những "hạt nhân đổi mới", góp phần mạnh mẽ trong việc xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo đặc trưng của Thủ đô, phát triển kinh tế sáng tạo và thúc đẩy hình ảnh một Hà Nội trẻ trung, năng động, hiện đại mà vẫn đậm đà truyền thống".

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Các đại biểu tham dự chương trình.

Hà Nội - thành phố ngàn năm văn hiến - đang trên hành trình khẳng định và củng cố vị thế là Thành phố Sáng tạo trong Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO. Đây không chỉ là niềm vinh dự mà còn là trách nhiệm to lớn, đòi hỏi sự chung tay, đồng lòng của toàn thể cộng đồng, trong đó các nhà sáng tạo, các không gian sáng tạo giữ vai trò then chốt.

Ngày 30/10/2019, Hà Nội gia nhập “Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO” (viết tắt: UCCN), là thành phố đầu tiên của Việt Nam được vinh danh là thành viên của UCCN - lĩnh vực thiết kế.

Sau khi gia nhập UCCN, Hà Nội đã nỗ lực thực hiện những cam kết, đồng thời hợp tác với các thành viên khác trong Mạng lưới để thúc đẩy các biện pháp đối phó với những thách thức mang tính toàn cầu. Ngày 22/2/2022, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về "Phát triển Công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Đồng thời, ban hành và triển khai các kế hoạch chi tiết hàng năm, phối hợp với các bên liên quan tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm hiện thực hóa các sáng kiến, cam kết với UNESCO.

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Các đại biểu tham quan không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội.

Sau 5 năm gia nhập mạng lưới các Thành phố sáng tạo, Hà Nội luôn là thành phố tiên phong trong lĩnh vực Thiết kế sáng tạo, phát huy các giá trị di sản của Thủ đô, góp phần khẳng định vị thế của Hà Nội, được bạn bè quốc tế biết đến, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Trong những năm qua, cộng đồng sáng tạo và không gian sáng tạo tại Hà Nội đã không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng tạo, trở thành những điểm sáng về thiết kế, văn hóa, nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ và khởi nghiệp sáng tạo. Không chỉ là nơi ươm mầm những ý tưởng mới mẻ, các không gian sáng tạo còn đóng vai trò cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa cộng đồng địa phương và quốc tế.

Ông Jonathan Baker - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cũng có mặt tại sự kiện. Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhận định rằng, việc Hà Nội kêu gọi tham gia Mạng lưới các không gian văn hóa sáng tạo của thành phố là "động thái quan trọng nhằm kết nối, công nhận và hỗ trợ những tác nhân sáng tạo đa dạng định hình nên nền văn hóa của thành phố mỗi ngày".

Ông cũng cho rằng sự ra đời của Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội, với sự chỉ đạo của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cũng như sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam sẽ cung cấp nền tảng thể chế vững chắc nhằm hỗ trợ việc học tập, hợp tác và đối thoại chính sách cho và với cộng đồng sáng tạo.

Ông Jonathan Baker ngỏ lời kêu gọi các không gian văn hóa sáng tạo tham gia Mạng lưới chính thức của Hà Nội: "Chúng tôi khuyến khích tất cả các không gian sáng tạo - lớn và nhỏ, công cộng và độc lập - tham gia vào hệ sinh thái đang phát triển này. Ý tưởng, tiếng nói và biểu đạt văn hóa của bạn là điều cần thiết để định hình tương lai sáng tạo của Hà Nội".

Trước đó, hơn 60 đại diện từ các không gian sáng tạo khắp Thủ đô cùng các đại biểu đã dạo quanh khuôn viên tại Bảo tàng Hà Nội. Những không gian trong nhà và ngoài trời được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho các hoạt động sáng tạo, triển lãm nghệ thuật, trình diễn và giao lưu văn hóa.

Nhiều người đã hình dung về những workshop mới mẻ, sáng tạo hay những buổi giao lưu văn hóa với các nghệ sĩ quốc tế, vừa quảng bá văn hóa Việt Nam, vừa học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè thế giới sẽ được tổ chức tại đây một cách chuyên nghiệp. Nhiều ý tưởng hợp tác đã được trao đổi ngay tại chỗ.

Phần thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ khi trở thành thành viên Mạng lưới thu hút sự chú ý đặc biệt. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hòa - Giám đốc Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội, cho biết, các không gian sáng tạo sẽ được đăng ký tổ chức các hoạt động tại Trung tâm điều phối, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, được hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá trên các kênh thông tin chính thức của Hà Nội. Đặc biệt, các thành viên sẽ được kết nối với Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong khu vực và quốc tế, mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi và giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Được biết, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội là một cơ quan điều phối quan trọng được Sở Văn hóa Thể thao giao cho Bảo tàng Hà Nội thực hiện, có chức năng thúc đẩy các hoạt động sáng tạo; kết nối các nguồn lực sáng tạo ở địa phương và quốc tế; giới thiệu, chia sẻ, hỗ trợ triển khai thí điểm các ý tưởng trong lĩnh vực sáng tạo, tổ chức tọa đàm, tập huấn, hỗ trợ kết nối hợp tác nghiên cứu…

Cuối buổi, không khí phấn khởi vẫn còn đọng lại. Nhiều người nán lại, trao đổi danh thiếp, chia sẻ thông tin liên lạc, hẹn gặp lại để bàn về các dự án hợp tác tiềm năng. Theo đó, hạn chót để gửi hồ sơ đăng ký tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội là ngày 30/5/2025, và dự kiến vào cuối tháng 6, Lễ công bố và trao chứng nhận thành viên Mạng lưới sẽ diễn ra tại Hà Nội.

Chị Phạm Út Quyên - Quản lý Chương trình của Heritage Art Space, một không gian sáng tạo đã có tiếng tại Hà Nội chia sẻ với chúng tôi khi dừng chân tại khu vực sảnh chính: "Bảo tàng Hà Nội có rất nhiều không gian tiềm năng cho việc tổ chức các hoạt động trao đổi liên ngành, triển lãm nghệ thuật đương đại. Đây không chỉ là cơ hội cho không gian của chúng tôi, mà còn là cơ hội để góp phần xây dựng một Hà Nội sáng tạo, một thành phố vừa giàu bản sắc truyền thống, vừa năng động, hiện đại".

Theo chân những người trẻ đầy nhiệt huyết và sáng tạo này, chúng tôi có thể cảm nhận được một luồng sinh khí mới đang thổi vào đời sống văn hóa của Thủ đô. Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội hứa hẹn sẽ là nền tảng quan trọng, góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực, dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế sáng tạo và công nghiệp văn hóa.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Kazakhstan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, chiều 6/5 (theo giờ địa phương) tại Thủ đô Astana, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến Thủ tướng Kazakhstan Olzhas Bektenov.
Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế Quốc dân vì "học xong 30 năm mới được cấp bằng"

Ngày 6/5, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) mở phiên sơ thẩm xét xử vụ kiện dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên đơn là ông Dương Thế Hảo (66 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) khởi kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, yêu cầu bồi thường số tiền hơn 43 tỷ đồng.
Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Ngày 6/5, lãnh đạo quận Tây Hồ đã đến thăm, tặng quà các đối tượng hưởng chính sách người có công trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Công đoàn Công ty Cổ phần FECON: Đồng hành cùng người lao động trong Tháng Công nhân 2025

Công đoàn Công ty Cổ phần FECON: Đồng hành cùng người lao động trong Tháng Công nhân 2025

Hưởng ứng lời phát động của Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận, Công đoàn Công ty Cổ phần FECON đã cam kết triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động.
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm hành vi cấm khai thác, tiết lộ, sử dụng sai mục đích thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Bởi vì có một số đối tượng không có phận sự, trách nhiệm nắm giữ thông tin nhưng bằng cách nào đó cố tình khai thác người nắm giữ thông tin hoặc truy cập thiết bị nhằm nắm giữ các thông tin bí mật để tiết lộ, mua bán tin tức.
Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Những năm gần đây, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới xe buýt, đầu tư đổi mới phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành. Mục tiêu là để nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân tiếp cận xe buýt một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Tuy vậy, để xe buýt trở thành lựa chọn cạnh tranh với phương tiện cá nhân vẫn là bài toán khó, khi phía trước còn nhiều rào cản - trong đó, đáng kể nhất chính là thói quen và tư duy sử dụng phương tiện của người dân.

Tin khác

Phổ biến chính sách tiền lương cho người lao động ngành Giáo dục

Phổ biến chính sách tiền lương cho người lao động ngành Giáo dục

Trong hơn 2 giờ diễn ra sôi nổi, đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã nêu nhiều câu hỏi, chủ yếu liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024 nhất là những vấn đề có liên quan đến người lao động...
​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Luật Thủ đô lần này như một cú huých, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Xem thêm
Phiên bản di động