Tôn vinh giá trị di sản văn hóa Thủ đô qua không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội
Bảo tàng Hà Nội - nơi tái hiện Hà Nội xưa và nay với hàng ngàn hiện vật Bảo tàng Hà Nội phải thực sự là gương mặt văn hóa của Thủ đô Vũ khí trường Giảng Võ: Độc đáo bảo vật quốc gia |
Theo đó, ba trưng bày các chuyên đề dịp này là “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”; “Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hoá thạch”; “Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại”.
Trưng bày chuyên đề “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê” giới thiệu trường võ bị quốc gia đầu tiên của Kinh thành Thăng Long xưa và bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia.
Đại biểu tham quan trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội. |
Giảng Võ trường là trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa. Đây là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của triều đình phong kiến. Đầu thời Lê, khu vực phía tây Thăng Long (gồm: Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh - quận Ba Đình ngày nay), xưa được gọi là “Thập tam trại” đã trở thành một trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn tập quân sự lớn. Nhiều cuộc luyện quân diễn võ quy mô lớn đã được tổ chức tại đây. Năm 1481, Lê Thánh Tông xây dựng Điện Giảng Võ với quy mô lớn. Mùa đông tháng 10, “Đào hồ Hải Trì. Hồ này quanh co đến 100 dặm. Giữa hồ có điện Thuý Ngọc, bên hồ xây điện Giảng Võ để tập luyện điểm duyệt binh mã”.
Trưng bày “Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại”. |
Di tích điện Giảng Võ, sân điện Giảng Võ, các trường đấu võ, trường bắn... nằm trong khu vực gọi chung là trường Giảng Võ. Qua các di vật kiến trúc gốm, gỗ phát hiện được có thể khẳng định đây là một công trình có quy mô lớn, thể hiện về một trường võ bị quốc gia thời Lê kéo dài hơn 3 thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18).
Bên cạnh đó là trưng bày “Tinh hoa làng nghề Việt qua góc nhìn thiết kế nội thất đương đại”, nhằm tôn vinh làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội, kết nối du lịch, thương mại, đẩy mạnh các hoạt động thiết kế sáng tạo. Trưng bày tập trung giới thiệu về 10 làng nghề tiêu biểu của Hà Nội gồm: Làng nghề đậu bạc Định Công, thêu Khoái Nội, mây tre đan Phú Vinh, điêu khắc Nhân Hiền, khảm trai Chuôn Ngọ, nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, lược sừng Thụy Ứng, gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, tranh dân gian Hàng Trống.
Trưng bày được thể hiện thông qua góc nhìn thiết kế sáng tạo của nhóm sinh viên đến từ 9 trường đại học của Việt Nam gồm: Đại học Mở Hà Nội, Lâm nghiệp Việt Nam, Duy Tân, Nguyễn Tất Thành, Xây dựng Hà Nội, Kiến trúc Hà Nội, Yersin Đà Lạt, Mỹ thuật Công nghiệp, Kiến trúc Đà Nẵng và trường King Mongkut’s University of technology North (Thái Lan).
Trưng bày “Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch”. |
Cuối cùng, trưng bày “Lịch sử hình thành trái đất thông qua bộ sưu tập hiện vật hóa thạch” là chuyên đề do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội tổ chức. Nội dung trưng bày là sự giao thoa giữa khoa học - lịch sử - tự nhiên và nghệ thuật khi được chiêm nghiệm những thước phim, thưởng thức các tác phẩm hội họa, đặc biệt là những mẫu vật hóa thạch có niên đại hàng trăm triệu năm.
Trưng bày gồm nhiều phần. Phần bộ sưu tập các mẫu hóa thạch mô tả tiến hóa sinh giới, gồm các mẫu hóa thạch động, thực vật của Việt Nam và thế giới, có niên đại cách đây từ 520 đến 30 triệu năm. Phần bộ sưu tập các mẫu hóa thạch thuộc liên đại cổ sinh gồm các mẫu hóa thạch động, thực vật của Việt Nam và thế giới, có niên đại cách đây từ 438 đến 199 triệu năm.
Phần bộ sưu tập các mẫu hóa thạch thuộc liên đại trung sinh gồm các mẫu hóa thạch động, thực vật của Việt Nam và thế giới, có niên đại cách đây từ 201 đến 66 triệu năm. Phần bộ sưu tập các mẫu hóa thạch thuộc liên đại tân sinh gồm các mẫu hóa thạch động, thực vật của Việt Nam và thế giới, có niên đại cách đây từ 70 triệu đến 12 nghìn năm. Phần bộ sưu tập các mẫu hóa thạch, công cụ, mô hình mô tả tiến hóa loài người gồm các mẫu hóa thạch, mô hình về con người, công cụ, dụng cụ và những dấu tích người cổ để lại trầm tích hang động.
Ngoài những hiện vật hoá thạch được trưng bày, Bảo tàng Hoá thạch Hà Nội còn thiết kế một không gian 3D Mapping mô tả lịch sử hình thành Trái Đất bằng công nghệ 3D thực tế ảo. Dưới hiệu ứng 3D, hình ảnh sẽ xuất hiện sống động trên không gian ba chiều gây hứng thú cho người xem.
Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà cho biết, các trưng bày này nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Với việc tổ chức các trưng bày chuyên đề này, Bảo tàng Hà Nội – không chỉ thể hiện vai trò là một không gian sáng tạo văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội mà còn hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến của mình, đưa hoạt động sáng tạo vào mọi mặt trong đời sống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05