-->

Vũ khí trường Giảng Võ: Độc đáo bảo vật quốc gia

Cùng với 26 hiện vật khác, sưu tập vũ khí trường Giảng Võ, niên đại thế kỷ XV - XVIII hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội vừa được công nhận bảo vật quốc gia đợt 11, năm 2022. Cho đến nay, đây là sưu tập vũ khí độc đáo, loại hình phong phú và có nguồn gốc rõ ràng nhất, tập trung nhất, có niên đại thời Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng được phát hiện ở nước ta từ trước tới nay.
“Bảo vật Quốc gia” húc đổ cổng dinh Độc Lập Công nhận 27 bảo vật quốc gia

Trường Giảng Võ (Giảng Võ Trường) là địa điểm quan trọng ở Thăng Long xưa. Đây là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của các triều đại phong kiến. Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi các sự kiện: Năm 1010, nhà Lý cho lập điện Giảng Võ; năm 1070, lập Xạ đình.

Vũ khí trường Giảng Võ: Độc đáo bảo vật quốc gia
Giáo một ngạnh trong Sưu tập vũ khí trường Giảng Võ.

Tháng 8/1253, Trần Thái Tông lập Giảng Võ trường làm nơi học tập của các tướng lĩnh. Từ đầu thời Lê, khu vực phía tây Thăng Long (bao gồm khu vực Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh) đã trở thành một trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn lập quân sự lớn. Khu di tích Giảng Võ phía tây Thăng Long chính là khu di tích về một trường võ bị quốc gia thời Lê kéo dài hơn 3 thế kỷ (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII).

Từ những năm 1960, việc nghiên cứu khu di tích trường Giảng Võ đã được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học. Sưu tập vũ khí trường Giảng Võ phát hiện năm 1983 đều tập trung trong phạm vi công trường thi công mở rộng hồ Ngọc Khánh. Bắt đầu từ những phát hiện lẻ tẻ hiện vật vũ khí tại Trường Trung cấp Giao thông Cầu Giấy (nay là trường Đại học Giao thông Vận tải) và đặc biệt là những phát hiện khảo cổ học ở hồ Ngọc Khánh (Ba Đình - Hà Nội) năm 1983 với bộ sưu tập vũ khí bằng kim loại phong phú bậc nhất của thời Trung đại cho phép xác định khu vực này là trường Giảng Võ thời Lê.

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, Sưu tập vũ khí trường Giảng Võ gồm 111 hiện vật thuộc 13 nhóm có kích thước khác nhau, được phân loại theo chức năng sử dụng gồm 2 loại là: Bạch khí (những vũ khí vận hành bằng cơ bắp người) và hoả khí (những vũ khí vận hành bằng thuốc súng). Trong đó, đặc biệt là súng lệnh có khắc chữ “Công tự tam bách thập thất hiệu” có nghĩa là “hiệu chữ công số 317”. Đây là số hiệu chính quy do triều đình đúc bằng hợp kim đồng và cấp phát cho các đơn vị quân đội 1. Súng được sử dụng xem như khí tài huấn luyện của trường đấu võ xưa. Khi mới phát hiện vẫn còn dấu vết cán gỗ đóng chốt ở phần đuôi. Súng lệnh nòng trơn nhồi thuốc từ đầu nòng và phát hỏa bằng dây cháy chậm.

Chia sẻ về lý do Sưu tập vũ khí trường Giảng Võ được công nhận là Bảo vật quốc gia, theo GS.TS Đỗ Văn Ninh, đây là những hiện vật gốc độc bản. Cho đến nay, đây là sưu tập vũ khí độc đáo, loại hình phong phú và có nguồn gốc rõ ràng nhất, tập trung nhất, có niên đại thời Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng được phát hiện ở nước ta từ trước tới nay. Sưu tập vũ khí này là một trong những bộ di vật hiếm có vào bậc nhất so với tất cả những phát hiện dưới lòng đất Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội. Phần lớn các loại hình vũ khí trong sưu tập đều có tên trong binh chế thời Lê đã được Phan Huy Chú liệt kê trong “Lịch triều hiến chương loại chí”.

Ngoài ra, đây còn là những hiện vật có hình thức độc đáo, với đầy đủ các loại hình bạch khí và hỏa khí, trong đó bạch khí chiếm số lượng lớn, chiếm 83%, đa dạng về loại hình so với hỏa khí (chỉ có súng lệnh và đạn) chiếm 17%. Trong bạch khí, chủ yếu là loại vũ khí đánh gần và vũ khí đánh xa, còn vũ khí phòng ngự chiếm tỷ lệ thấp, chiếm 1,8%. Về nguyên liệu, tuyệt đại đa số sưu tập vũ khí trong sưu tập được làm từ kim loại sắt (súng lệnh được đúc bằng hợp kim đồng và đạn bằng đá). Về kỹ thuật chế tác, Sưu tập vũ khí trường Giảng Võ chủ yếu chế tạo bằng phương pháp rèn đập thủ công, (mũi tên, súng lệnh được đúc) nên không trùng lặp với bất cứ sưu tập vũ khí nào ở Việt Nam hiện biết.

Ngoài sưu tập vũ khí, các nhà khảo cổ đã phát hiện các dấu tích của lò bễ, các cục xỉ sắt và những phác vật vũ khí đang chế tạo dở dang cho thấy những vũ khí được đúc tại chỗ là chứng minh rõ ràng rằng Giảng Võ trường ngoài vai trò là nơi đào tạo, huấn luyện binh sĩ còn là địa điểm tự cung cấp vũ khí, quân trang quân dụng, phục vụ việc rèn luyện đào tạo quân đội. Đặc biệt, khi mới phát hiện hầu hết vũ khí đều có tra cán bằng tre hoặc gỗ cũng cho thấy sưu tập vũ khí đều đã và đang được dùng làm công cụ tập luyện để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Sưu tập vũ khí trường Giảng Võ là những đại diện tiêu biểu cho các chủng loại vũ khí thế kỷ XV-XVIII, có nhiều giá trị trên các lĩnh vực lịch sử, văn hóa và khoa học quân sự Việt Nam. Cùng với 4 nhóm hiện vật (tổng cộng 24 hiện vật) đã được công nhận là bảo vật Quốc gia tại các Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày 14/1/2015 và Quyết định số 2382/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Trống đồng và bộ sưu tập lưỡi cày đồng phát hiện ở Mả Tre (năm 1982), chuông Thanh Mai, chân đèn gốm thời Mạc và Long đình gốm Bát Tràng sẽ là điểm nhấn quan trọng trong thiết kế trưng bày của Bảo tàng Hà Nội. Trong thời gian tới, khách thăm quan và các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu về sưu tập quý hiếm này, góp phần vào việc giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào dân tộc cho nhân dân cả nước.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động