Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới Đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn mới |
Du lịch Hà Nội trên đà phục hồi và bứt phá
Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội chính thức đưa vào vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, gồm cấp thành phố và cấp xã, phường. Sau khi sắp xếp, Hà Nội còn lại 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 51 phường và 75 xã. Đây không chỉ là sự điều chỉnh về tổ chức bộ máy hành chính mà còn là bước đi chiến lược trong định hình mô hình phát triển đô thị hiện đại, mở ra cơ hội tái định vị thương hiệu, thúc đẩy đầu tư, quảng bá và phát triển du lịch Thủ đô theo hướng bài bản và hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh ngành du lịch cả nước đang nỗ lực phục hồi sau những biến động của giai đoạn vừa qua, Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là điểm sáng nổi bật. Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 7, tổng lượng khách đến Hà Nội đạt 2,8 triệu lượt khách, trong đó khách du lịch nội địa ước đạt 2,25 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 10,68 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2024.
![]() |
Làng cổ Đường Lâm với vẻ cổ kính, bình yên. |
Dự kiến 7 tháng của năm 2025, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 18,36 triệu lượt khách, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 4,21 triệu lượt khách, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2024, bao gồm 2,97 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú. Khách du lịch nội địa ước đạt 14,15 triệu lượt khách, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 73 nghìn tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Những con số ấn tượng này cho thấy Hà Nội đang vươn lên mạnh mẽ, không chỉ giữ vững vị thế trung tâm du lịch trong nước mà còn mở rộng sức hút trên thị trường quốc tế, đặc biệt là với nhóm khách có khả năng chi tiêu cao, yêu thích trải nghiệm bản sắc văn hóa bản địa. Trong bối cảnh đó, việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp được đánh giá là “đòn bẩy” quan trọng, giúp du lịch Thủ đô duy trì đà tăng trưởng và từng bước tạo đột phá.
Một trong những ưu điểm nổi bật của mô hình chính quyền hai cấp là nâng cao tính chủ động, hiệu lực và hiệu quả quản lý ở cấp cơ sở, nơi trực tiếp tiếp xúc với du khách và quản lý các điểm đến, làng nghề, di tích lịch sử, văn hóa. Hà Nội hiện có hơn 1.350 làng nghề, chiếm trên 30% tổng số làng nghề cả nước. Đây là nguồn tài nguyên văn hóa và kinh tế quý giá, nếu được khai thác hợp lý sẽ trở thành trụ cột của du lịch địa phương.
![]() |
Khu vực Làng cổ với nhiều điểm checkin thu hút giới trẻ. |
Với mô hình mới, các xã, phường có quyền chủ động hơn trong rà soát, quy hoạch, tổ chức lại không gian du lịch phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, họ có thể phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn để triển khai các hoạt động truyền thông, phát triển sản phẩm du lịch mới, bảo tồn di sản và đảm bảo các yếu tố an toàn, vệ sinh môi trường tại điểm đến.
Phường Sơn Tây (Hà Nội), là địa phương sở hữu hệ thống di sản, di tích, trong đó nổi bật là điểm du lịch Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Tây Sơn, đền thờ lăng Ngô Quyền… Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp các điểm du lịch trên địa bàn vẫn hoạt động bình thường, không có sự xáo trộn, thu hút lượng lớn khác du lịch trong và ngoài Thành phố.
Giám đốc Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao phường Sơn Tây Nguyễn Đăng Thạo cho biết: Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, chúng tôi tập trung ổn định bộ máy quản lý. Thời gian tới phường Sơn Tây sẽ rà soát lại hệ thống di tích, di sản và các điểm du lịch trên địa bàn để tổ chức lại tuyến du lịch. Đây là cơ hội để xã định vị lại điểm đến, tập trung nguồn lực đầu tư cho những điểm du lịch có tiềm năng, đặc biệt là đối với Làng cổ Đường Lâm”.
Tạo nền tảng phát triển du lịch từ cơ sở
Việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó nêu cao vai trò quản lý của cấp xã, phường, sẽ giúp cho công tác quản lý hành chính gần với người dân và sát thực tế địa bàn. Điều này đang mang đến nhiều cơ hội mới cho công tác quản lý di sản, điểm đến, phát triển du lịch địa phương.
Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, việc chuyển giao mô hình chính quyền hai cấp không gây xáo trộn hoạt động vận hành tại di tích quốc gia đặc biệt này. Đơn vị vẫn duy trì các chương trình trưng bày, triển lãm, đón khách tham quan cả ban ngày lẫn ban đêm, góp phần đa dạng hóa trải nghiệm văn hóa cho du khách.
![]() |
Du khách nước ngoài tới tham quan Văn Miếu - Quốc Từ Giám. |
Ở góc nhìn của doanh nghiệp du lịch, theo ông Phùng Quang Thắng Chủ tịch Liên Chi hội Du lịch Xanh Việt Nam, các xã, phường đóng vai trò then chốt trong quản lý tài nguyên du lịch tại địa phương. Khi quyền hạn được mở rộng, địa phương sẽ đánh giá rõ hơn tiềm năng và thế mạnh riêng để có kế hoạch đầu tư hiệu quả, tránh dàn trải và lãng phí.
Ngoài ra, việc tinh gọn bộ máy hành chính và phân quyền rõ ràng cũng tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Nhiều giải pháp công nghệ như ứng dụng di động, nền tảng đặt chỗ trực tuyến, hệ thống quản lý dữ liệu du khách có thể được triển khai rộng rãi tới cấp cơ sở, qua đó nâng cao trải nghiệm của du khách, đồng thời cải thiện khả năng quản lý của chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, công tác quản lý vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và văn minh du lịch, vốn là những vấn đề thường xuyên phát sinh tại các điểm du lịch - sẽ được giám sát chặt chẽ hơn từ cấp xã, phường. Khi bộ máy hành chính gần dân, sát thực tiễn, việc xử lý phản ánh từ người dân, du khách cũng sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Có thể nói, việc vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp không đơn thuần là cải cách hành chính, mà là một bước đi chiến lược trong tổ chức phát triển đô thị và ngành dịch vụ chất lượng cao như du lịch. Khi chính quyền sát dân, hiểu thực tiễn, hiệu quả quản lý được nâng cao thì ngành du lịch sẽ là một trong những lĩnh vực hưởng lợi rõ rệt và trực tiếp nhất.
Mỗi xã, mỗi phường nếu biết phát huy thế mạnh, khai thác tài nguyên một cách thông minh, kết nối hài hòa với chiến lược tổng thể của Thành phố, hoàn toàn có thể trở thành những “điểm sáng mới” trên bản đồ du lịch Thủ đô. Đây là nền tảng để xây dựng một Hà Nội du lịch năng động - sáng tạo - hội nhập, xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước và vươn tầm quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Mong muốn nhiệm kỳ tới, Đảng bộ thành phố Hà Nội có những quyết sách giải quyết vấn đề ô nhiễm

Cầu Giấy: Trọn vẹn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Mặt trận
Tin khác

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc
Văn hóa 26/07/2025 11:31

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động
Văn hóa 26/07/2025 10:06

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025
Văn hóa 25/07/2025 18:57

“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Công bố Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Việt Nam" lần thứ 3
Văn hóa 24/07/2025 13:53

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025
Văn hóa 23/07/2025 15:12

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 23/07/2025 12:51

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0
Văn hóa 21/07/2025 19:18

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3
Văn hóa 21/07/2025 17:30