--> -->

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, tuyên truyền khẩn cấp ứng phó bão số 3 trên sông Hồng Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3 Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3 Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Sn sàng phương án, không để b động

Theo dự báo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối nay (21/7), bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hà Nội có gió mạnh, mưa rất to, nguy cơ ngập úng, gãy đổ cây, mất an toàn công trình.

Tại Hà Nội, từ đêm nay (21/7), khu vực phía Bắc và phía Tây thành Hà Nội (gồm các điểm dự báo: Bất Bạt, Ba Vì, Sơn Tây, Xuân Mai, Hòa Lạc, Quốc Oai, Hoài Đức, Sóc Sơn) gió sẽ mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Khu vực phía Nam và trung tâm thành phố (gồm các điểm dự báo: Từ Liêm, Thượng Cát, Đông Anh, Phú Xuyên, Vân Đình, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thanh Oai, Ba Đình, Láng, Gia Lâm, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Hà Đông) gió mạnh dần cấp 5, cấp 6 sau tăng lên cấp 7, giật cấp 8-9.

Với cường độ như trên, gió mạnh sẽ làm gãy cành, đổ cây, đổ cột điện, tốc mái nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”
Công nhân cắt, tỉa cây xanh để giảm thiểu tác hại của bão số 3 tại phường Tùng Thiện.

Đáng chú ý, trước những diễn biến phức tạp của bão số 3, nhiều địa phương ngoại thành đã và đang chủ động các giải pháp phòng chống. Các địa phương đã chủ động kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống thiên tai, từ rà soát các khu vực xung yếu, chuẩn bị vật tư, lực lượng, cho tới đẩy mạnh truyền thông, cảnh báo cộng đồng.

Với khí thế quyết tâm, tinh thần chủ động, sự phối hợp đồng bộ từ chính quyền tới người dân, các địa phương ngoại thành Hà Nội đang sẵn sàng đón bão trong thế chủ động - bình tĩnh - hiệu quả. Không lơ là, không chủ quan, nhưng cũng không hoảng loạn, hoang mang… đó là cách mà Hà Nội đang ứng xử với thiên tai: bằng bản lĩnh và trách nhiệm.

Tại phường Tùng Thiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Viết Đạt cho biết: Chính quyền địa phương đã chủ động triển khai phương án ứng phó với phương châm “4 tại chỗ”.

Từng khu vực ven sông, vùng trũng, các điểm có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất đều đã được kiểm tra, đánh giá lại. Việc khơi thông dòng chảy, gia cố công trình yếu và chuẩn bị các phương án di dời dân đã hoàn tất.

Cùng với đó, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh nhằm nâng cao ý thức, trang bị kỹ năng phòng tránh mưa bão cho người dân - những “lá chắn mềm” nhưng vô cùng quan trọng trong bảo vệ cộng đồng. Người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, đánh bắt thủy sản được hướng dẫn cụ thể để không bị bất ngờ trong mọi tình huống.

Huy động tng lc, cng c nim tin Nhân dân

Không chỉ là hành động phản ứng tình thế, tinh thần chủ động phòng, chống bão số 3 tại các địa phương ngoại thành còn thể hiện rõ trách nhiệm chính trị của cả hệ thống chính trị từ cơ sở. Tại phường Sơn Tây, Đảng ủy phường đã ban hành Chỉ thị số 01 về việc triển khai công tác ứng phó với bão 3. Nội dung Chỉ thị yêu cầu cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, tổ dân phố cùng vào cuộc đồng bộ, dứt khoát, không để “địa bàn trống trách nhiệm”.

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”
Nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của bão số 3 đối với các công trình nhà cổ tại làng Đường Lâm (phường Sơn Tây), cơ quan quản lý có sáng kiến gia cố bằng khung thép và hệ thống bạt công nghiệp.

Cụ thể, các tổ chức cơ sở đảng được yêu cầu phổ biến, quán triệt tinh thần phòng chống thiên tai đến từng đảng viên, hộ dân. Mỗi đảng viên phải nêu gương trong tuyên truyền và hành động. Cùng với đó, Ủy ban nhân dân phường được giao nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng chức năng rà soát toàn bộ các điểm có nguy cơ sạt lở, các công trình hạ tầng yếu, bố trí lực lượng trực chiến, sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết. Các phương tiện, vật tư thiết yếu được huy động đầy đủ, hệ thống thoát nước được nạo vét triệt để nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả trong mưa lớn.

Cùng đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Sơn Tây cũng nhanh chóng ban hành văn bản chỉ đạo các Ban công tác mặt trận, các đoàn thể ở tổ dân phố tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân không lơ là, chủ quan; phát hiện sớm, báo cáo kịp thời các tình huống phát sinh trên địa bàn.

Ông Hứa Đức Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Sơn Tây cho biết, căn cứ Công điện 112 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Mặt trận phường đã chỉ đạo các Ban công tác mặt trận và đoàn thể ở tổ dân phố triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống bão tới từng người dân. Tinh thần chủ động, không chủ quan, sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” được đặt lên hàng đầu.

Đáng chú ý, tại Làng cổ Đường Lâm, nơi được xem là “báu vật” của kiến trúc làng quê Bắc Bộ, công tác phòng chống bão không chỉ là bảo vệ tài sản hiện thời, mà còn là gìn giữ di sản cha ông. Nhiều ngôi nhà cổ với tuổi đời hàng trăm năm, vốn đã xuống cấp nghiêm trọng, nay lại đứng trước thử thách mới từ mưa bão.

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”
Công tác phòng, chống bão và khắc phục những hệ lụy do bão gây ra luôn được các địa phương khu vực ngoại thành triển khai đồng bộ.

Trước nguy cơ đó, chính quyền phường Sơn Tây đã khẩn trương triển khai biện pháp gia cố cho các ngôi nhà cổ có nguy cơ đổ sập. Theo ông Nguyễn Đăng Thạo, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Thông tin phường, các khung thép mạ kẽm đã được dựng lên để thay thế các hệ khung gỗ mục ruỗng, toàn bộ mái nhà được phủ bạt chống dột, chống gió lùa. Đến chiều nay (21/7), nhà cổ của các hộ dân ở Mông Phụ và Cam Thịnh đã cơ bản hoàn thành việc gia cố, bảo đảm an toàn cho người dân trong bối cảnh bão đang tiến gần.

Không chỉ chống bão như một nhiệm vụ, các địa phương ngoại thành Hà Nội đang thể hiện bản lĩnh quản trị, tinh thần dấn thân và trách nhiệm vì cộng đồng. Trong từng chỉ đạo cụ thể, từng ngôi nhà được gia cố, từng cống rãnh được nạo vét, từng hộ dân được nhắc nhở, là cả một hệ thống chính trị đang vận hành nhịp nhàng với mục tiêu duy nhất: bảo vệ nhân dân, giữ vững an toàn địa bàn.

Với khí thế quyết tâm, tinh thần chủ động, sự phối hợp đồng bộ từ chính quyền tới người dân, các địa phương ngoại thành Hà Nội đang sẵn sàng đón bão trong thế chủ động - bình tĩnh - hiệu quả. Không lơ là, không chủ quan, nhưng cũng không hoảng loạn, hoang mang… đó là cách mà Hà Nội đang ứng xử với thiên tai: bằng bản lĩnh và trách nhiệm.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.

Tin khác

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Phường Từ Liêm: Di dời 55 hộ dân nơi nguy cơ ngập sâu trước giờ bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Từ Liêm đã xây dựng phương án cụ thể để bảo vệ người dân, trong đó chuẩn bị di dời 55 hộ dân tại các khu vực nguy cơ ngập sâu và yêu cầu dừng thi công các công trình có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngành Giáo dục Hà Nội chia buồn với gia đình học sinh gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều 21/7, đoàn công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã trực tiếp đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình học sinh gặp nạn do lật tàu tại Quảng Ninh.
Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Phường Nghĩa Đô tổ chức khám sức khỏe cho người có công

Ngày 21/7, Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Đô đã tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tư vấn, cấp thuốc cho 722 đối tượng chính sách, người có công với cách mạng đang sinh sống trên địa bàn.
Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Tu sửa, gia cố khu vực Hàm cá mập để phòng tránh bão Wipha

Sau trận mưa giông lớn trút xuống vào chiều 19/7, nhiều tuyến đường phố ở trung tâm Thủ đô ngổn ngang cây đổ, tôn bay. Công trường phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập bên hồ Gươm cũng bị ảnh hưởng. Trong ngày 20 và sáng ngày 21/7, các công nhân đã khẩn trương dọn dẹp, gia cố chắc chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn trước nguy cơ bão lũ.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng bắt tay vào việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Theo nhận định của các chuyên gia, việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp sẽ mở ra cơ hội quan trọng để tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là quản lý hiệu quả vùng ven sông Hồng. Đây là bước đi chiến lược góp phần xây dựng Thủ đô xanh, giàu bản sắc văn hóa.
Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, chưa đầy 24 giờ sau vụ lật tàu thương tâm xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh vào chiều 19/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình có người thân thiệt mạng và bị thương trong vụ việc. Tổng số tiền hỗ trợ bước đầu là 88 triệu đồng, được trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố.
Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Xem thêm
Phiên bản di động