Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội
Tiềm năng phát triển không gian sáng tạo bên bờ sông Hồng Lễ hội "Lớn lên cùng truyền thống": Không gian sáng tạo đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc |
Thách thức từ kiểm duyệt và tư duy quản lý
Tại một buổi gặp gỡ cộng đồng sáng tạo gần đây, con số 80 không gian sáng tạo đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội được đưa ra như một thành tựu đáng ghi nhận. Trong đó có các không gian làm việc chung, không gian văn hóa - nghệ thuật và một số mô hình khác.
Tuy nhiên, đằng sau con số này là một thực tế đầy thách thức mà ít ai nhắc đến: Việc hình thành, tồn tại và ngừng hoạt động của các không gian sáng tạo ở Thủ đô có chu trình rất nhanh.
![]() |
Việc hình thành, tồn tại và ngừng hoạt động của các không gian sáng tạo ở Thủ đô đang có chu trình rất nhanh. |
Những ngày tháng 6, khi ánh nắng Hà Nội đã bắt đầu oi ả, chúng tôi có dịp đi thăm Heritage Art Space. Cảnh tượng hiện ra là việc các nhân sự của không gian này đang tất bật đóng gói, chuyển đồ để di chuyển đến địa điểm khác. Bà Phạm Út Quyên, Quản lý chương trình của Heritage Art Space thẳng thắn cho biết: "Ban đầu, từ tòa Dolphin Plaza với 1000 m2 đến các không gian nhỏ hơn, chúng tôi đã phải thu hẹp liên tục vì tài chính không đủ để duy trì không gian cũ. Bên cạnh đó, khó khăn lớn thứ hai của chúng tôi đến từ việc kiểm duyệt nhà nước".
Chia sẻ của bà Phạm Út Quyên không chỉ phản ánh tình cảnh của một không gian mà là tiếng nói chung của cả cộng đồng. Về vấn đề kiểm duyệt, bà Quyên cho biết: "Với bên Heritage Art Space thì hợp tác không khó khăn. Rất nhiều trường hợp là do các đối tác đã biết đến danh tiếng của tổ chức nên tự tìm đến đề nghị hợp tác nhưng kiểm duyệt của nhà nước thì muôn hình vạn trạng với đủ các loại lý do".
Một ví dụ điển hình là dự án hợp tác với Mekong Cultural Hub để tổ chức hội thảo của các nhà thực hành văn hóa nghệ thuật trong khu vực châu Á tại Hà Nội với chủ đề tạo đối thoại giữa khối nhà nước với khối thực hành độc lập. Heritage Art Space đã mời VICAS - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam làm đối tác đồng tổ chức và làm việc về nội dung chi tiết từ rất sớm. "Nhưng đến phút chót (chỉ còn vài tuần trước khi sự kiện diễn ra) VICAS từ chối hợp tác với lý do không xin được cấp phép sự kiện", bà Quyên chia sẻ.
Tương tự, tại một lễ hội về sáng tạo, tinh thần ban đầu là không có kiểm duyệt trước nội dung chương trình. Tuy nhiên, đến phút chót, cơ quan quản lý lại yêu cầu các đơn vị tổ chức triển lãm nộp hồ sơ theo lệ thường. Một số tác phẩm nhiếp ảnh trong triển lãm của Hanoi Grapevine bị kiểm duyệt phải bỏ trưng bày rất nhiều ảnh với lý do "ảnh buồn quá, ảnh trưng bày trong lễ hội phải thể hiện không khí vui tươi". "Các nhà kiểm duyệt nhiều khi suy diễn và áp đặt ý kiến chủ quan, bất chấp ý đồ nghệ thuật của tác phẩm", bà Quyên nhận xét.
Đối mặt với việc kiểm duyệt khó hiểu như vậy nhiều lần, bà Quyên đặt ra câu hỏi về bản chất của sáng tạo và chính quyền có thể bao dung được đến đâu cho sáng tạo. Bản chất của việc kiểm duyệt là để đối phó với nỗi sợ. Thay vì cố gắng tự phát triển bản thân để có thể hiểu những gì không biết, chưa biết, người ta chọn cách an toàn nhất, đơn giản nhất, và kìm hãm sáng tạo nhất là loại bỏ, cấm đoán, và đưa mọi thứ vào khuôn khổ định sẵn.
Còn nhiều tiềm năng
Một nghịch lý đáng chú ý đang diễn ra, trong khi Hà Nội đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về Phát triển Công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025 và liên tục khẳng định cam kết với UNESCO, thì chính những hạt nhân đổi mới cơ bản nhất - các không gian sáng tạo - lại đang trong tình trạng bấp bênh.
![]() |
Du khách nước ngoài trải nghiệm trong không gian sáng tạo của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát. |
Theo định nghĩa của nhà báo, nhà nghiên cứu độc lập về không gian sáng tạo Trương Uyên Ly, không gian văn hóa sáng tạo là "một địa điểm trực tiếp hoặc trực tuyến, nơi nuôi dưỡng và hỗ trợ các hình thức thể hiện nghệ thuật và sáng tạo khác nhau". Quan trọng hơn, đây là nơi nhấn mạnh vào tính chất kết nối, hợp tác; chia sẻ nguồn lực, trao đổi kiến thức và kỹ năng; kiến tạo cộng đồng và mạng lưới trên tinh thần đổi mới và thử nghiệm.
Tuy nhiên, nhà báo Trương Uyên Ly cũng cho biết: "Đa phần các không gian sáng tạo ở Hà Nội là sáng kiến cá nhân, tâm huyết của những nhóm nhỏ. Chi phí thuê mặt bằng cao trong khi mô hình hoạt động hướng cộng đồng không đảm bảo dòng tiền ổn định, tạo ra vòng luẩn quẩn khó thoát. Hầu hết các không gian sáng tạo chưa được hưởng các ưu đãi của hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành do đây là mô hình kinh doanh mới".
Hiện nay, cũng có nhiều mô hình vẫn đang tồn tại khá tốt. Manzi Art Space, toạ lạc trong một villa Pháp đầu thế kỷ 20, đã tìm ra cách kết hợp nghệ thuật với kinh doanh một cách thông minh. Không gian này, không chỉ là gallery, mà còn là café-bar nơi mọi người có thể thưởng thức nghệ thuật trong không gian thoải mái. Hay Toong, từ địa điểm đầu tiên tại 8 Tràng Thi năm 2015, họ đã mở rộng thành khoảng 13 địa điểm tại Việt Nam và Lào với triết lý "tạo không gian nơi cuộc trò chuyện nuôi dưỡng ý tưởng mới".
Đáng chú ý, chuyến đi đến làng cổ Đường Lâm để gặp nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát có lẽ là trải nghiệm ấn tượng nhất trong hành trình khảo sát của chúng tôi. Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát với 22 năm gắn bó với nghệ thuật sơn mài, đã biến Phat Studio thành lập từ 2010 thành một mô hình sáng tạo độc đáo kết hợp truyền thống và hiện đại.
"Tôi muốn biến rơm rạ từ phế phẩm nông nghiệp thành tài sản có giá trị", anh chia sẻ. Từ những chiếc rơm đơn giản, anh đã tạo ra những con vật, từ những chú trâu, con ngựa cho đến những con chim, con cá. Mỗi sản phẩm đều mang đậm dấu ấn của làng quê, của đời sống nông thôn. Khác với những không gian trong nội thành phải đối mặt với áp lực chi phí, không gian sáng tạo của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát lại tìm được sự bền vững thông qua việc đưa những sản phẩm này vào du lịch làng cổ Đường Lâm, tạo ra trải nghiệm văn hóa hoàn hảo cho du khách.
Các không gian sáng tạo này đang đóng vai trò then chốt trong việc hình thành hệ sinh thái công nghiệp văn hóa Hà Nội. Đây không chỉ là nơi tạo ra sản phẩm văn hóa, mà còn là những mắt xích quan trọng kết nối các thành phần của chuỗi giá trị.
Hà Nội đang đứng tại ngã tư quan trọng trong hành trình phát triển các không gian sáng tạo. Với Luật Thủ đô 2024 và cam kết với UNESCO, Thành phố có những công cụ pháp lý và tầm nhìn chiến lược để vượt qua các rào cản hiện tại. Và chính những thay đổi trong khung pháp lý, đặc biệt là Luật Thủ đô 2024 sẽ quyết định Hà Nội có thể tạo ra môi trường thực sự thuận lợi cho sự phát triển của các không gian sáng tạo.
Phương Bùi
(còn tiếp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xây dựng chương trình công tác sát thực, có trọng tâm, trọng điểm

Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Phường Nghĩa Đô: Sẵn sàng lắng nghe kiến nghị của nhân dân

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Hà Nội vinh danh những tấm gương tiêu biểu của Công an Thủ đô
Tin khác

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi
Luật Thủ đô 2024 14/06/2025 21:58

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững
Đô thị 05/06/2025 15:51

Cơ chế vượt trội cần lời giải
Luật Thủ đô 2024 28/05/2025 06:31

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội
Môi trường 23/05/2025 22:23

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên
Luật Thủ đô 2024 21/05/2025 11:57

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 13/05/2025 19:20

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản
Luật Thủ đô 2024 13/05/2025 17:12

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa
Luật Thủ đô 2024 12/05/2025 12:11

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi
Thủ đô 12/05/2025 08:13

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật
Luật Thủ đô 2024 12/05/2025 08:09