Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Những quy định này sẽ làm rõ trách nhiệm tham gia BHTN của cả người lao động và người sử dụng lao động, hướng đến việc đảm bảo hỗ trợ tài chính kịp thời cho người lao động khi không may mất việc làm.
![]() |
Người lao động đăng ký hưởng BHTN tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh minh họa). |
Đối tượng nào phải tham gia BHTN?
Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Việc làm số 74/2025/QH15, các đối tượng người lao động bắt buộc phải tham gia BHTN bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động: Áp dụng cho cả hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên. Quy định này có hiệu lực ngay cả khi hợp đồng được gọi bằng tên khác, miễn là nội dung thể hiện có việc làm được trả công/tiền lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.
- Người làm việc không trọn thời gian (part-time): Nếu người lao động làm việc không trọn thời gian nhưng có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn mức lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất theo quy định.
- Người làm việc theo hợp đồng làm việc: Áp dụng với một số đối tượng trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Người quản lý và các chức danh quản lý có hưởng lương: Bao gồm người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Luật quy định, nếu người lao động đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHTN khác nhau theo quy định tại Khoản 1, họ và người sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia BHTN cùng với việc tham gia BHXH bắt buộc.
Nhóm người sử dụng lao động phải tham gia BHTN
Song song với trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm bắt buộc tham gia BHTN cho người lao động của mình. Nhóm người sử dụng lao động này được quy định rất rõ ràng và bao trùm hầu hết các loại hình tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Cụ thể:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và tổ chức cơ yếu.
- Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 1 điều này.
Có thể nói, với việc quy định rõ ràng các nhóm người sử dụng lao động này nhằm đảm bảo tính toàn diện trong việc thực thi chính sách, tránh tình trạng "lách luật" hoặc bỏ qua trách nhiệm đóng BHTN cho người lao động.
Các trường hợp không thuộc đối tượng tham gia BHTN
Mặc dù BHTN có phạm vi bao phủ rộng, nhưng Khoản 2 Điều 31 Luật Việc làm sửa đổi cũng nêu rõ những trường hợp không thuộc diện bắt buộc tham gia BHTN, dựa trên nguyên tắc tránh sự trùng lặp phúc lợi hoặc tính chất đặc thù của mối quan hệ lao động.
- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, hoặc trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ, hoặc đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Người lao động đang làm việc theo hợp đồng thử việc.
- Người lao động làm nghề giúp việc gia đình.
Ngoài ra, Khoản 4 Điều 31 của Luật Việc làm cũng mở ra khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHTN trong tương lai. Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể quyết định việc tham gia BHTN đối với các đối tượng khác có việc làm và thu nhập ổn định, thường xuyên, dựa trên đề xuất của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Có thể nói, những quy định mới về BHTN có hiệu lực từ năm 2026 thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động và tăng cường tính bền vững của Quỹ BHTN. Việc nắm rõ những thay đổi này là cần thiết cho cả người lao động và người sử dụng lao động để thực hiện đúng quy định pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xây dựng chương trình công tác sát thực, có trọng tâm, trọng điểm

Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Phường Nghĩa Đô: Sẵn sàng lắng nghe kiến nghị của nhân dân

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Hà Nội vinh danh những tấm gương tiêu biểu của Công an Thủ đô
Tin khác

Hà Nội hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho các đối tượng chính sách
Chính sách 09/07/2025 22:02

Chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức sau sáp nhập
Chính sách 09/07/2025 12:37

Các trường hợp được nghỉ hưu sớm từ 1/7/2025
Chính sách 09/07/2025 09:19

Bộ Nội vụ yêu các địa phương, xem xét giải quyết ngay chế độ cho cán bộ có nguyện vọng nghỉ việc nếu đủ điều kiện
Chính sách 07/07/2025 13:37

Những trường hợp được hưởng chế độ ốm đau theo Luật BHXH 2024
Chính sách 06/07/2025 08:26

Áp dụng mức lương tối thiểu mới khi thực hiện chính quyền 2 cấp tại Hà Nội
Chính sách 05/07/2025 17:32

Sổ BHXH điện tử có giá trị pháp lý như sổ BHXH bản giấy
Chính sách 05/07/2025 12:31

Người từ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
Chính sách 04/07/2025 22:03

Đã bố trí cán bộ tại 3.321 đơn vị cấp xã trên toàn quốc kịp thời chi trả lương hưu tháng 7
Chính sách 01/07/2025 07:24

Mức tiền lương tối đa của người đại diện doanh nghiệp nhà nước
Chính sách 29/06/2025 11:34