--> -->
Multimedia
11/07/2025 21:55 Chia sẻ
Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

11/07/2025 21:55

Trong kỷ nguyên mới, khi Hà Nội bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng và chuyển mình mạnh mẽ cùng đất nước, giá trị của văn hóa thanh lịch, văn minh càng trở nên quan trọng và cần được phát huy như một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Đó không chỉ là những chuẩn mực trong ứng xử giao tiếp, trong lối sống nhã nhặn, lịch thiệp của người Tràng An xưa, mà còn là thước đo của chất lượng cuộc sống đô thị hiện đại.
Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại

Trong kỷ nguyên mới, khi Hà Nội bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng và chuyển mình mạnh mẽ cùng đất nước, giá trị của văn hóa thanh lịch, văn minh càng trở nên quan trọng và cần được phát huy như một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Đó không chỉ là những chuẩn mực trong ứng xử giao tiếp, trong lối sống nhã nhặn, lịch thiệp của người Tràng An xưa, mà còn là thước đo của chất lượng cuộc sống đô thị hiện đại.

Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại
Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại

Hà Nội đang đô thị hóa nhanh chóng, văn hóa thanh lịch, văn minh chính là yếu tố làm nên sự khác biệt, góp phần xây dựng một cộng đồng sống tử tế, có trách nhiệm, biết tôn trọng lẫn nhau và gìn giữ những giá trị chung. Đó cũng là hành trang tinh thần để người Hà Nội bước ra thế giới với niềm tự hào, với cốt cách riêng biệt được hun đúc qua nghìn năm văn hiến. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, Hà Nội đứng trước nhiều cơ hội lớn nhưng cũng đối diện với không ít thách thức. Sự giao thoa giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và ảnh hưởng quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng một hệ giá trị con người phù hợp với thời đại, đồng thời khẳng định tính đại diện của Thủ đô đối với cả nước.

Chia sẻ với Báo Lao động Thủ đô, TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội cho rằng văn hóa là nền tảng tinh thần, sức mạnh mềm, trung tâm trong chính sách phát triển bền vững Thủ đô. Từ xưa đến nay, văn hóa bao giờ cũng có sự nối tiếp, là một dòng chảy không thể đứt đoạn được. Nói đến kỷ nguyên mới, đương nhiên, có những đặc điểm mới, nhưng người Hà Nội trước tiên phải giữ được những truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội.

Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại

“Trong đó, người Hà Nội thanh lịch, thì bây giờ, thời đại mới là phải văn minh. Thế nhưng thanh lịch phải hiểu nghĩa rộng hơn, thanh lịch không chỉ là lời ăn tiếng nói, ăn mặc. Mà muốn thanh, muốn lịch, người Hà Nội vẫn là có truyền thống hiểu biết, có tri thức. Đặc biệt, người Hà Nội cũng là người Việt Nam, là một bộ phận không thể tách rời của người Việt Nam. Cho nên những truyền thống tốt đẹp nào của người Việt Nam thì người Hà Nội cũng có. Vừa là nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa nhất của đất trời, của bốn phương nên người Hà Nội cũng luôn thể hiện tinh chất cao đẹp, điều này cũng phải giữ gìn”, ông Chức khẳng định.

Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại

PGS.TS Đỗ Thị Hảo, chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian, cho rằng, từ xưa đến nay, thanh lịch và văn minh là hai đặc trưng cốt lõi của người Hà Nội. Đó là kết quả của quá trình phát triển lịch sử lâu dài, vùng đất kinh đô Thăng Long - Hà Nội được tạo dựng, đắp bồi, giữ gìn, tôn tạo, dựng xây bởi di sản văn hóa đồ sộ vô giá, nơi hội tụ văn hóa mọi miền để chắt lọc, kết tinh trong chiều sâu cốt cách con người Hà Nội, mang nét đặc trưng riêng của văn hóa Tràng An, văn hóa xứ Đoài. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự tinh tế trong giao tiếp và sự ấm áp trong tình cảm đã tạo nên một hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh, trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam.

Do đó, với lối sống giản dị, tinh tế, cùng những giá trị truyền thống tốt đẹp, người Hà Nội là hình mẫu lý tưởng về sự dung hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế; là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển văn hóa của các địa phương. Sự lan tỏa của những giá trị văn hóa người Hà Nội đã góp phần làm phong phú và đa dạng thêm bức tranh văn hóa của cả nước.

.

Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại
PGS.TS Lưu Huy Dần.

Là một người gắn bó và dành tình yêu cho mảnh đất nghìn năm văn hiến, PGS.TS Lưu Huy Dần - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cho rằng, từ xưa đến nay, người Hà Nội thường được biết đến với tính cách nhã nhặn, ứng xử khéo léo và lối sống chuẩn mực. Họ coi trọng việc giữ gìn nét đẹp truyền thống trong cuộc sống hiện đại, thể hiện qua cách cư xử tế nhị, khiêm tốn trong mọi tình huống; khả năng nhận biết và đánh giá cái đẹp, cái hay trong cuộc sống. Đặc biệt, người Hà Nội có tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm cao, sống và làm việc tuân theo những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, văn hóa được xã hội công nhận.

Trong giao tiếp hằng ngày, người Hà Nội thường sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng, uyển chuyển, biết cách nói “vâng” và “dạ” một cách khéo léo, thể hiện sự tôn trọng, lễ phép đối với người đối diện. Họ có khả năng ứng biến linh hoạt trong các tình huống xã giao, luôn hòa nhã khi tiếp xúc với người lạ, thân thiện với du khách và người ngoại quốc. Họ sẵn sàng hỗ trợ khách quốc tế tìm đường, giới thiệu về các địa điểm du lịch, và thậm chí mời khách thưởng thức những món ăn đặc trưng của Hà Nội.

Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại

Bên cạnh đó, người Hà Nội luôn coi trọng ý thức cộng đồng và thường thể hiện thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và bảo vệ môi trường. Nổi bật là có ý thức cao trong giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không xả rác bừa bãi, thường xuyên tham gia các chiến dịch làm sạch đường phố, công viên và cảnh quan đô thị “Xanh - sạch - đẹp”. Trong giao thông, người Hà Nội ngày càng ý thức hơn về việc tuân thủ luật giao thông, nhường đường cho người đi bộ và xe cấp cứu.

Đặc biệt, trong những thời điểm khó khăn, như thiên tai hay dịch bệnh, tinh thần “tương thân tương ái” của người Hà Nội lại càng tỏa sáng. Họ tự nguyện đóng góp, chia sẻ nguồn lực để hỗ trợ những người kém may mắn, tổ chức các “ATM gạo”, “Tủ lạnh cộng đồng” để giúp đỡ người nghèo. Sự quan tâm đến cộng đồng còn được thể hiện qua việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Thủ đô. Những hành động này không chỉ tạo nên một xã hội đoàn kết, văn minh mà còn thể hiện sự thanh lịch trong cách sống và cách đối nhân xử thế của người Hà Nội, góp phần làm nên một Thủ đô đáng sống và đáng tự hào.

Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại
Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại

Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng, tầm vóc của một Thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của cả nước; nhiều năm qua, hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch, đề án xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Cụ thể như, Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 17/3/2021, của Thành ủy Hà Nội, về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Quyết định số 522/QĐ-UBND, ngày 25/1/2017, của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, về việc ban hành “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan trực thuộc thành phố Hà Nội”; Quyết định số 1665/QĐ-UBND, ngày 10/3/2017, của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, về việc ban hành “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Hay trong năm 2014, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”…

Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại

Tất cả những điều đó cho thấy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội luôn xác định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng, giữ vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là một trong những biện pháp trọng điểm nhất, quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững.

Ngay trong quý 1/2025, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025 đã tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình. Theo đó, sau hơn 4 năm thực hiện, nhiều chỉ tiêu của chương trình cơ bản đã hoàn thành, tác động tích cực đến đời sống văn hóa, xây dựng con người Hà Nội thời đại mới, nhất là khi Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chương trình 06 đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trọng tâm là xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng các nội dung cụ thể như xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa trong cộng đồng với các mô hình: Thôn, tổ dân phố 5 không, 3 sạch, Tổ dân phố, thôn không ma túy; xây dựng và giữ gìn ngõ phố sáng - xanh - sạch - đẹp”; xây dựng môi trường văn hóa học đường…

Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại

Chương trình triển khai thực hiện gắn với mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa và thành phố sáng tạo. Thành phố đã tổ chức 4 lễ hội thiết kế sáng tạo, thực hiện các sáng kiến gia nhập mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO. Xây dựng được các sản phẩm văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, di sản Hà Nội, vừa có nhiều cơ hội tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, vừa tăng cường quảng bá bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội, nét đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vừa phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng tỷ trọng đóng góp vào GRDP của Thành phố.

Ngành Du lịch Thủ đô đã xây dựng những sản phẩm du lịch đem lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho khách, nhất là các hoạt động du lịch đêm, điển hình như tour Đêm Thiêng liêng tại di tích Hỏa Lò; tour đêm Giải mã Hoàng thành Thăng Long của Trung tâm Hoàng thành Thăng Long; tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám Tinh hoa đạo học… Một điểm nhấn khác trong phát triển sản phẩm du lịch là hình thành những tuyến du lịch văn hóa - làng nghề tại khu vực ngoại thành.

Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại

Trong lĩnh vực thể thao, Thành phố đã ban hành kế hoạch đào tạo huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao, trọng điểm với các môn ở Olympic và ASIAD. Thể thao thành tích cao được tập trung giữ vững.. Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hà Nội xác định là khâu đột phá, góp phần tạo nền tảng quan trọng để Thủ đô thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững…

Được biết, hiện nay, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cũng đã dự thảo các phương án, lượng hóa chuẩn mực xây dựng người Hà Nội “hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh” thành các tiêu chí. Hiện nay, ngành văn hóa Hà Nội tiếp tục ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý để hoàn thiện chuẩn mực, tham mưu thành phố ban hành chính thức, tạo xung lực mới trong xây dựng văn hóa, con người Thủ đô.

Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại
Kỳ 1: Bản lĩnh văn hóa trong dòng chảy hiện đại

Nội dung: Kim Tiến | Đồ họa: Đức Hà