Cơ chế vượt trội cần lời giải
Phá thế “bế tắc”
Trong Luật Thủ đô 2024, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) được quy định tại Điều 31. Cụ thể: “Mô hình TOD là giải pháp quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị, lấy điểm kết nối giao thông đường sắt đô thị hoặc điểm kết nối giao thông có sử dụng phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, sức khoẻ cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa”.
Khu vực TOD là khu vực bao gồm nhà ga, đề-pô đường sắt đô thị, điểm đón, trả khách của các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn khác và vùng phụ cận được xác định theo quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết có liên quan để xây dựng tuyến giao thông, đường sắt đô thị kết hợp cải tạo, chỉnh trang đô thị, đầu tư phát triển đô thị.
Việc thực hiện các dự án TOD nhằm mục tiêu quy hoạch sử dụng đất và dự trữ đất nhằm huy động hiệu quả giá trị của các lô đất thuộc vùng phụ cận các nhà ga đường sắt đô thị tạo thêm nguồn lực để đầu tư phát triển đường sắt đô thị, tạo sự đồng bộ trong phát triển đô thị và giao thông. Hình thành các khu đô thị trong khu vực TOD với các chức năng hỗn hợp bao gồm: dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng.
![]() |
Với Thủ đô Hà Nội, nền tảng của TOD sẽ là các tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội và các tuyến đường sắt đô thị trong quy hoạch tổng thể. |
Như vậy, nôm na TOD là mô hình phát triển đô thị tập trung quanh các điểm trung chuyển giao thông công cộng. Với bán kính phục vụ từ 400m - 800m tính từ điểm giao thông công cộng, mô hình TOD tạo ra các khu vực có mật độ cao, tích hợp nhiều chức năng như nhà ở, văn phòng, thương mại, dịch vụ công cộng… nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân, từ đó giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Với Thủ đô Hà Nội, nền tảng của TOD sẽ là các tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội và các tuyến đường sắt đô thị trong quy hoạch tổng thể.
Ngay như mới đây nhất, với nền tảng là các tuyến đường sắt đô thị được hình thành trong tương lai, tại một số khu chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, các đơn vị tư vấn đang lập đồ án quy hoạch chi tiết với các tòa nhà cao trên 40 tầng, hướng tới hình thành mô hình đô thị nén tích hợp TOD. Đây được xem là bước đi mới trong công cuộc cải tạo chung cư cũ gắn với tái thiết đô thị.
Theo KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, các dự án cải tạo chung cư cũ trước đây thường bị giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hẹp, chủ yếu xoay quanh hệ số K, tăng tầng cao công trình, và gặp khó khăn trong đối thoại với cư dân tầng 1, dẫn đến bế tắc kéo dài. Chính vì vậy, cách tiếp cận mới đã phá thế “bế tắc” lâu nay về chủ trương cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Chặng đường dài
Rõ ràng, với những ưu thế vượt trội nếu được triển khai đúng hướng, mô hình TOD sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Thủ đô. Đầu tiên là giảm áp lực dân số và giao thông lên khu vực nội đô, khi người dân có thể sinh sống ở bất kỳ đâu cũng có thể nhanh chóng kết nối. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc phát triển xung quanh các nhà ga metro hiện nay vẫn chưa đồng bộ. Nhiều khu vực còn thiếu kết nối giao thông phụ trợ, thiếu không gian công cộng, cũng như các chức năng dịch vụ cần thiết để hình thành một “trạm trung tâm đô thị” đúng nghĩa.
![]() |
Những bãi đỗ xe xung quanh ga Cát Linh luôn chật kín chỗ. |
Đơn cử như Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chỉ có ga Cát Linh đầu tuyến và ga Yên Nghĩa cuối tuyến được bố trí bãi đỗ xe tạm cho người sử dụng dịch vụ. Những bãi đỗ xe này hàng ngày vẫn luôn kín chỗ, đây chính là những thiếu hụt khiến hành khách chưa mặn mà với việc sử dụng đường sắt đô thị.
Đó là chưa kể đến việc dù đã vận hành được một thời gian nhưng khi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông xuất hiện tình trạng hư hỏng, xuống cấp tác động tiêu cực đến hành khách và hoạt động vận hành tàu thì cả đơn vị vận hành lẫn chủ quản đều lúng túng khi xử lý sự cố. Vụ việc chỉ tạm lắng khi Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông Thành phố Hà Nội có văn bản “nhắc nhở” Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị về trách nhiệm tiếp nhận quản lý, bảo vệ, sử dụng đúng mục đích tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt tuyến 2A theo quy định của pháp luật để vận hành tuyến đảm bảo an toàn, liên tục.
Đến nay, để nhanh chóng chấm dứt ảnh hưởng tiêu cực do nước mưa tác động đến hành khách cũng như làm mất vệ sinh, gây nguy cơ trơn trượt khu vực sảnh nhà ga Yên Nghĩa và một số cầu thang lên xuống, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã thống nhất với các cơ quan liên quan, tiến hành sửa chữa khẩn cấp ngay một số hạng mục: Thay thế các tấm mái nhà ga Yên Nghĩa, mái các cầu thang lên - xuống tại các nhà ga bi hư hỏng và tấm kính vách tường nhà ga bị vỡ… trên tuyến Đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông. Đối với những hạng mục có yêu cầu nguồn kinh phí lớn, cần phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Hà Nội Metro đang phối hợp cùng cơ quan quản lý để triển khai trong thời gian sớm nhất.
Thực tế trên cho thấy, TOD dù vượt trội, là lời giải cho những bế tắc trong công cuộc tái thiết đô thị, thế nhưng để nhìn thấy những “lợi ích thực tế” của TOD mang lại vẫn còn chặng đường dài.
Luật Thủ đô 2024 cho phép phát triển mô hình đô thị nén, đô thị TOD - tích hợp với giao thông công cộng - giúp việc đi lại thuận tiện hơn, đồng thời giải quyết xung đột về giao thông. Theo hướng đi này, Hà Nội đang quy hoạch chung cư cũ liên kết với giao thông công cộng. Thay vì xây dựng nhiều tòa nhà thấp tầng, giờ đây có thể quy hoạch hợp lý hơn: Xây dựng ít tòa nhà nhưng cao tầng hơn, mở rộng một số trục đường nội khu đủ lớn... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyên đăng quang Mrs Supranational 2025

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Ra mắt sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Hà Nội thực hiện tốt chế độ ưu đãi với người có công
Tin khác

Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo
Luật Thủ đô 2024 12/07/2025 16:50

Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội
Luật Thủ đô 2024 11/07/2025 19:11

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi
Luật Thủ đô 2024 14/06/2025 21:58

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững
Đô thị 05/06/2025 15:51

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội
Môi trường 23/05/2025 22:23

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên
Luật Thủ đô 2024 21/05/2025 11:57

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 13/05/2025 19:20

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản
Luật Thủ đô 2024 13/05/2025 17:12

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa
Luật Thủ đô 2024 12/05/2025 12:11

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi
Thủ đô 12/05/2025 08:13