--> -->

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2025 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) đã có những thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam tại Điều 19.
Quốc hội thông qua sửa đổi Luật Quốc tịch, nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam Đại biểu Quốc hội: Cần nới lỏng việc nhập quốc tịch để thu hút nhân tài

Theo đó, trường hợp thứ nhất là công dân nước ngoài và người không quốc tịch có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

(a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp là người chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ, người chưa thành niên có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;

(b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

(c) Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;

(d) Đang thường trú ở Việt Nam;

(đ) Thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

(e) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Trường hợp thứ hai là người xin nhập quốc tịch Việt Nam có vợ hoặc chồng hoặc có con đẻ là công dân Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải đáp ứng các điều kiện c, đ và e nêu trên.

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Sở Tư pháp Hà Nội trao quyết định nhập quốc tịch cho công dân.

Trường hợp thứ ba là người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải đáp ứng các điều kiện c, d, đ và e nêu trên:

- Có cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc ông nội và bà nội hoặc ông ngoại và bà ngoại là công dân Việt Nam;

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Là người chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng dân tộc khác của Việt Nam. Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam, đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài. Tên do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp thứ hai và ba sẽ được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện sau đây và được Chủ tịch nước cho phép: Việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước đó; không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, Luật Quốc tịch mới đã mở rộng nhóm đối tượng được miễn một số điều kiện khi xin nhập quốc tịch. Trước đây, theo Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, chỉ những người là vợ, chồng, cha, mẹ, con của công dân Việt Nam mới được xét miễn các điều kiện như: Biết tiếng Việt, thường trú đủ 5 năm và có khả năng bảo đảm cuộc sống.

Nay, Luật mới bổ sung thêm đối tượng là những người có ông bà nội, ông bà ngoại là công dân Việt Nam cũng được xét miễn các điều kiện trên khi xin nhập quốc tịch.

Quy định mới cũng bổ sung đối tượng người chưa thành niên xin nhập quốc tịch theo cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì không bắt buộc phải chứng minh năng lực tài chính, khả năng ngôn ngữ hay thời gian cư trú.

Ngoài ra, quy định mới còn cho phép người nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn tên gọi linh hoạt hơn. Không chỉ được chọn tên tiếng Việt, họ còn có thể sử dụng tên bằng tiếng dân tộc Việt Nam hoặc tên ghép với tên nước ngoài nếu được giữ quốc tịch cũ.

Tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua, khi thảo luận về Luật Quốc tịch, nhiều đại biểu Quốc hội đã đánh giá cao những đổi mới này. Đại biểu Nguyễn Lâm Thành cho rằng, cần phải mở rộng diện người Việt Nam sẽ có hai quốc tịch. Bởi hiện nay, trên thế giới, người Việt Nam ở nước ngoài có gần 6 triệu người và trong quan điểm của Đảng, Nhà nước đang muốn thu hút lực lượng trí thức, tinh hoa của người Việt Nam ở nước ngoài về để cống hiến cho đất nước. Do đó, việc để cho người Việt Nam ở nước ngoài trở về quốc tịch Việt Nam có 2 quốc tịch là hoàn toàn hợp lý...

Bên cạnh đó, Luật Quốc tịch sửa đổi đã giải quyết tình trạng pháp lý của trẻ em dưới 18 tuổi là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho phép các em nhập quốc tịch Việt Nam theo cha/mẹ. Theo đại biểu Dương Khắc Mai, việc cho phép trẻ em chưa đủ 18 tuổi nhập quốc tịch Việt Nam theo cha, mẹ hoặc có cha, mẹ là người Việt Nam là rất hợp lý và cần thiết. Điều này không chỉ phù hợp với Hiến pháp, tinh thần nhân đạo mà còn thể hiện sự cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế về quyền trẻ em...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyên đăng quang Mrs Supranational 2025

Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyên đăng quang Mrs Supranational 2025

Tối 12/7/2025, tại Myanmar, đại diện Việt Nam, Nguyễn Thị Huyên đã xuất sắc vượt qua 39 thí sinh đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, giành vương miện cao quý Cuộc thi Mrs Supranational 2025 – Hoa hậu Quý bà Siêu quốc gia. Đây là một trong những cuộc thi sắc đẹp quốc tế uy tín dành cho phụ nữ đã lập gia đình, nơi tôn vinh không chỉ vẻ đẹp ngoại hình mà còn trí tuệ, bản lĩnh và vai trò tích cực của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2025 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) đã có những thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam tại Điều 19.
Ra mắt sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Ra mắt sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) vừa ban hành Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp. Cụ thể, Sổ tay gồm 2 phần: Phần 1, thẩm quyền, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp xã. Phần 2, là trình tự, thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội thực hiện tốt chế độ ưu đãi với người có công

Hà Nội thực hiện tốt chế độ ưu đãi với người có công

Theo Sở Nội vụ Hà Nội, các chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng luôn được Thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Người có công cùng thân nhân người có công ngày càng được mở rộng, mức thụ hưởng không ngừng được nâng lên.

Tin khác

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Triển khai Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát trong toàn quốc”, đến đầu tháng 7/2025, cả nước đã hoàn thành 264.000/274.000 căn nhà, đạt 95,3%. Theo Kế hoạch đã đề ra, các địa phương còn lại phấn đấu sẽ hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8/2025.
Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II).
Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Chiều 11/7, Bộ Ngoại giao cho biết, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 13 (FMM MKC 13) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan.
Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 11/7, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với Anh và Liên minh châu Âu (EU) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Chiều 11/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi và Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận đã đồng chủ trì Hội thảo về hồ sơ Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Ngay sau khi đến Thủ đô Paris, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã hội đàm với Phó Chủ tịch Thượng viện Pháp Loic Hervé, làm việc với Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Pháp của Quốc hội Anne Le Hénanff.
TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản khẩn gửi các sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, phường và đặc khu... về việc tạm dừng tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài đến hết tháng 7/2025.
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.
Nắm vững nguyên tắc, luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân

Nắm vững nguyên tắc, luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang đề nghị, mỗi tình nguyện viên phải là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp: Nắm vững nguyên tắc, không làm thay nhiệm vụ chuyên môn, không vượt quyền, bảo mật thông tin, nhưng luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động