Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam Đề xuất người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài |
Sáng 17/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc xây dựng Luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, như Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 45- CT/TW ngày 19/5/2015, Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác người Việt Nam ở nước ngoài...
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Qua đó, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết, thúc đẩy chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: Quốc hội |
Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ, dự thảo Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung gồm 3 điều, tập trung vào 2 chính sách lớn.
Chính sách 1: Nới lỏng điều kiện liên quan đến việc nhập quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp có cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc ông nội và bà nội hoặc ông ngoại và bà ngoại là công dân Việt Nam; nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài... được nhập quốc tịch Việt Nam.
Chính sách 2: Nới lỏng điều kiện liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người chưa thành niên nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ hoặc người chưa thành niên có cha đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc ông nội và bà nội hoặc ông ngoại và bà ngoại là công dân Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 19 theo hướng đối với người chưa thành niên xin nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ, người chưa thành niên có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thì không cần đáp ứng điều kiện “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.
![]() |
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội |
Đồng thời, bỏ quy định về các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 23 theo hướng người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng 2 điều kiện tương tự trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài và được Chủ tịch nước cho phép...
Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội |
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho rằng, nội dung dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng được đề ra tại Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị song đề nghị, cần tiếp tục làm rõ để thể chế hóa đầy đủ "cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch" theo yêu cầu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị để thu hút, trọng dụng các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành là người Việt Nam ở nước ngoài.
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng cơ bản tán thành phạm vi sửa đổi, bổ sung; tán thành trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; tán thành việc quy định trong Luật các điều kiện mang tính nguyên tắc đối với trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn được giữ quốc tịch nước ngoài.
Về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam, cơ quan thẩm tra cơ bản tán thành nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 19 của Luật Quốc tịch Việt Nam như quy định tại khoản 4 Điều 1 của dự thảo Luật nhằm góp phần tăng cường khối đại đoàn kết, thúc đẩy chính sách hòa hợp dân tộc và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Ngoài ra, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, làm rõ để quy định phù hợp điều kiện “có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam” đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam mà có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, ông nội và bà nội, ông ngoại và bà ngoại là công dân Việt Nam; làm rõ thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tại điểm đ khoản 1 Điều 19 có cần liên tục không...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Mùa sứa”, món quà từ biển

Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Thành tích ấn tượng của học sinh Việt Nam tại Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Vinamilk đồng hành cùng thiếu nhi cháu ngoan Bác Hồ hướng đến kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác

Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Sửa Hiến pháp năm 2013: Cần quy định rõ hơn tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
Tin khác

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 16/05/2025 22:38

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Sự kiện 16/05/2025 19:19

Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP
Sự kiện 16/05/2025 19:06

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi
Sự kiện 16/05/2025 15:23

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả
Sự kiện 16/05/2025 10:37

Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới
Sự kiện 16/05/2025 10:29

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi
Sự kiện 16/05/2025 10:19

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân
Sự kiện 15/05/2025 16:34

Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy
Sự kiện 15/05/2025 15:55

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững
Sự kiện 15/05/2025 13:49