--> -->

Đề xuất người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài

Theo đề xuất, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam, thì có thể được xem xét trở lại quốc tịch Việt Nam. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài, nếu đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và được Chủ tịch nước cho phép.
Sở Tư pháp Hà Nội trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam cho thủ môn Nguyễn Filip Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Dự thảo Luật tập trung vào 2 chính sách lớn.

Thứ nhất là sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến việc nhập quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp có cha đẻ hoặc mẹ đẻ, hoặc ông bà nội, ông bà ngoại là công dân Việt Nam; nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài... được nhập quốc tịch Việt Nam.

Chính sách thứ hai là sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Cụ thể, dự thảo Luật sửa quy định tại Điều 19 theo hướng với người chưa thành niên có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, thì không cần đáp ứng điều kiện “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.

Đề xuất người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: Quốc hội

Với người xin nhập quốc tịch Việt Nam nếu có cha đẻ hoặc mẹ đẻ, hoặc ông bà nội, ông bà ngoại là công dân Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, hoặc có lợi cho Nhà nước Việt Nam thì được miễn các điều kiện quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều 19.

Cũng theo dự thảo Luật, người nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 và khoản 2a Điều 19 được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và được Chủ tịch nước cho phép.

Đồng thời, bỏ quy định về các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch. Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xem xét trở lại quốc tịch Việt Nam. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định và được Chủ tịch nước cho phép.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật bổ sung điều kiện “phải là người chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và phải thường trú tại Việt Nam” khi công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài tham gia vào các cơ quan dân cử, các cơ quan của hệ thống chính trị và thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an... nhằm bảo đảm vấn đề an ninh chính trị, lợi ích quốc gia...

Đề xuất người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Qua thẩm tra, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành sự cần thiết ban hành Luật với những lý do nêu tại Tờ trình của Chính phủ; tán thành việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành Luật.

Theo Tờ trình của Chính phủ thì các trường hợp xin nhập quốc tịch, xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài chỉ cần đáp ứng 2 điều kiện: Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

Có ý kiến cho rằng, 2 điều kiện này đã bảo đảm linh hoạt để làm cơ sở cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định mà không cần giao Chính phủ quy định. Đồng thời, thể hiện chính sách rõ ràng của Nhà nước Việt Nam là khuyến khích, tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài được nhập quốc tịch, được trở lại quốc tịch Việt Nam mà được giữ quốc tịch nước ngoài.

Có ý kiến tán thành giao Chính phủ quy định các nội dung này như dự thảo Luật để bảo đảm linh hoạt và có thể thay đổi khi có yêu cầu mới về đối ngoại, chủ quyền quốc gia.

Ủy ban thẩm tra cơ bản nhất trí bổ sung quy định “phải là người chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” đối với “Người ứng cử, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh vào các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương, địa phương; tham gia lực lượng vũ trang của Việt Nam".

Tuy nhiên, việc quy định có ngoại lệ đối với tất cả các đối tượng này thì cần được cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng; trường hợp đặc biệt chỉ nên xem xét, áp dụng đối với đối tượng "được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh vào các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương, địa phương" mà cần phải thu hút, tạo điều kiện để tuyển dụng nhân tài...

Đề xuất người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga. Ảnh: Quốc hội

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh nhìn nhận, trước đây ta áp dụng quy định một quốc tịch, dẫn đến một số lượng đồng bào ta ở nước ngoài xin nhập quốc tịch khác phải xin thôi quốc tịch Việt Nam. Hiện nay rất nhiều người sinh sống ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài mong muốn giữ quốc tịch Việt Nam để có điều kiện gắn bó với quê hương. Vì vậy, việc sửa Luật là kịp thời, cần thiết.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga đánh giá cao dự thảo Luật, tán thành sự cần thiết ban hành, thông qua theo thủ tục rút gọn. Đồng thời đề nghị nghiên cứu Nghị quyết 57 để cụ thể hóa vào trong Luật.

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát cũng đề nghị quy định cụ thể điều kiện nhập trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài; bổ sung trường hợp người chưa thành niên nhập quốc tịch theo cha, mẹ.

Bà Nga cũng thống nhất với quan điểm của Chính phủ trình 3 đối tượng chỉ có 1 quốc tịch Việt Nam tại khoản 5 Điều 5. Về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài, đồng tình bổ sung trường hợp người chưa thành niên nhập quốc tịch theo cha, mẹ....

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Hàng công bùng nổ, Bayern Munich đè bẹp Hoffenheim 4-0

Hàng công bùng nổ, Bayern Munich đè bẹp Hoffenheim 4-0

Trong trận đấu cuối cùng của mùa giải Bundesliga 2024/25, Bayern Munich đã khẳng định sức mạnh tuyệt đối bằng chiến thắng đậm đà 4-0 ngay trên sân khách trước Hoffenheim. Dưới sự chỉ huy của tân HLV Vincent Kompany, "Hùm xám" trình diễn thứ bóng đá tấn công mãn nhãn, với màn thể hiện chói sáng từ Michael Olise, Joshua Kimmich, Serge Gnabry và Harry Kane.
Sevilla vs Real Madrid: Khép lại mùa giải đầy biến động

Sevilla vs Real Madrid: Khép lại mùa giải đầy biến động

Trận đấu giữa Sevilla và Real Madrid trong khuôn khổ vòng 37 La Liga 2024/25, diễn ra vào lúc 0h00 ngày 19/5, mang những ý nghĩa khác biệt đối với cả hai đội sau một mùa giải đầy những thăng trầm. Nếu như Real Madrid đã sớm định đoạt tương lai và chuẩn bị cho những kế hoạch lớn lao phía trước, thì Sevilla lại vừa trải qua một chiến dịch đầy khó khăn và chỉ mới thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Hành trình nhân đạo lan tỏa yêu thương khắp Hà Nội

Hành trình nhân đạo lan tỏa yêu thương khắp Hà Nội

Mỗi năm, Tháng Nhân đạo lại trở thành thời điểm đặc biệt, khi tình yêu thương được sẻ chia, lan tỏa từ những tấm lòng hảo tâm tới hàng nghìn người có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào nhân đạo với tinh thần “Trao nhận yêu thương” đã lan rộng ra khắp thành phố Hà Nội.
Nhận định Inter vs Lazio: Quyết chiến vì Scudetto và tấm vé Champions League

Nhận định Inter vs Lazio: Quyết chiến vì Scudetto và tấm vé Champions League

Trận đấu giữa Inter Milan và Lazio diễn ra lúc 1h45 ngày 19/5 tại vòng 37 Serie A không chỉ là cuộc đối đầu giữa hai thế lực lớn của bóng đá Ý, mà còn là trận chiến sống còn ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc đua vô địch cũng như suất dự Champions League mùa tới. Với Inter, đây là trận đấu buộc phải thắng nếu họ còn nuôi hy vọng cạnh tranh Scudetto với Napoli. Còn với Lazio, kết quả tại San Siro có thể định đoạt cả mùa giải của họ.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Gia Lâm: Hỗ trợ nhà và phương tiện sản xuất cho các hộ cận nghèo, khó khăn

Gia Lâm: Hỗ trợ nhà và phương tiện sản xuất cho các hộ cận nghèo, khó khăn

Nhằm hỗ trợ người dân có thêm công cụ lao động, tạo sinh kế bền vững và hướng đến thoát nghèo bền vững, mới đây, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Gia Lâm đã tổ chức trao tặng phương tiện sản xuất cho các hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các xã Phú Sơn, Lệ Chi và Kim Đức.
Barca vs Villarreal: Màn ăn mừng chức vô địch

Barca vs Villarreal: Màn ăn mừng chức vô địch

Trận đấu giữa Barcelona và Villarreal trong khuôn khổ vòng 37 La Liga, diễn ra vào lúc 00h00 ngày 19/5, hứa hẹn sẽ là một cuộc so tài đầy cảm xúc và đáng chờ đợi.

Tin khác

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Với 436/438 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 99,54%), ngày 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Với 416/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,03%), sáng 17/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, cuối phiên làm việc sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Bày tỏ sự đồng tình với dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần cụ thể hóa và bổ sung quyền cho Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, nhằm phát huy hơn nữa vai trò là bộ phận của hệ thống chính trị và đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Chiều 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đã góp ý hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023. Theo đó, tổng số thu NSNN là 1.620.744 tỷ đồng; tổng số chi NSNN là 2.076.244 tỷ đồng. Bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP. Tổng số nợ công là 3.722.699,95 tỷ đồng, bằng 36,07% GDP.
Xem thêm
Phiên bản di động