--> -->

Đại biểu Quốc hội: Cần nới lỏng việc nhập quốc tịch để thu hút nhân tài

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 29/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ đồng tình việc mở rộng quy định để cho phép người Việt Nam ở nước ngoài có hai quốc tịch khi trở về hoặc nhập quốc tịch Việt Nam; đồng thời nhấn mạnh đây là bước đi cần thiết để thu hút nhân tài và nguồn lực.
Luật Tình trạng khẩn cấp: Phân cấp, phân quyền để ứng phó kịp thời với các tình huống Đại biểu Quốc hội: Cẩn trọng với các quy định về thủ tục tố tụng vắng mặt Trình Quốc hội dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên) cho rằng, cần phải mở rộng diện người Việt Nam sẽ có hai quốc tịch. Bởi hiện nay, trên thế giới, người Việt Nam ở nước ngoài có gần 6 triệu người và trong quan điểm của Đảng, Nhà nước đang muốn thu hút lực lượng trí thức, tinh hoa của người Việt Nam ở nước ngoài về để cống hiến cho đất nước. Do đó, việc để cho người Việt Nam ở nước ngoài trở về quốc tịch Việt Nam có 2 quốc tịch là một điều hoàn toàn hợp lý...

Đại biểu Quốc hội: Cần nới lỏng việc nhập quốc tịch để thu hút nhân tài
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành, việc mở các hành lang pháp lý để người Việt Nam ở nước ngoài trở về đất nước và có hai quốc tịch là hoàn toàn phù hợp, bảo đảm quyền, lợi ích của các cá nhân đó cũng như bảo đảm việc hội nhập của đất nước.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) bày tỏ, nếu chúng ta chỉ cho phép có một quốc tịch Việt Nam và phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài sẽ là hàng rào ngăn cản nhiều người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là các trường hợp muốn hồi hương để được sống, cống hiến trong hoàn cảnh đất nước đang phát triển.

Trong lần sửa Luật Quốc tịch Việt Nam lần này đã giải quyết tình trạng pháp lý của trẻ em dưới 18 tuổi là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho phép các em nhập quốc tịch Việt Nam theo cha/mẹ. Theo đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông), việc sửa đổi theo hướng cho phép trẻ em chưa đủ 18 tuổi nhập quốc tịch Việt Nam theo cha, mẹ hoặc có cha, mẹ là người Việt Nam là rất hợp lý và cần thiết. Điều này không chỉ phù hợp với Hiến pháp, tinh thần nhân đạo mà còn thể hiện sự cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế về quyền trẻ em.

Đại biểu Quốc hội: Cần nới lỏng việc nhập quốc tịch để thu hút nhân tài
Đại biểu Dương Khắc Mai phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Qua thảo luận, các ĐBQH cho biết, việc mở rộng quy định về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam và điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam tại dự thảo Luật là bước tiến đúng đắn, giúp giải quyết những tồn tại pháp lý kéo dài, đồng thời tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho công tác quản lý dân cư và bảo vệ quyền con người.

Giải trình ý kiến các ĐBQH nêu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, để thu hút người gốc Việt và những người có trình độ cao về phục vụ phát triển đất nước, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam nới lỏng điều kiện, thông thoáng hơn trong việc nhập tịch. Tuy vậy, một số lĩnh vực đặc thù yêu cầu điều kiện chặt chẽ hơn.

Luật quy định cụ thể với nhóm đối tượng nhưng cũng có sự linh hoạt phù hợp với tư duy đổi mới, đảm bảo quyền chủ quyền quốc gia tuyệt đối về quốc tịch.

Nêu ví dụ về vấn đề công chức, viên chức, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Chính phủ sẽ quy định chi tiết khoản này theo hướng không để sót những người có sự đóng góp Việt Nam. Thế nhưng chúng ta không thể quy định hết tất cả những điều khoản hoặc những căn cứ, điều kiện chi tiết ngay trong điều luật này.

Đại biểu Quốc hội: Cần nới lỏng việc nhập quốc tịch để thu hút nhân tài
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giải trình làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu. (Ảnh: QH)

Liên quan ý kiến đại biểu liên quan đến quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quốc tịch không được khiếu nại, tố cáo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho hay, trong thực tiễn thi hành Luật Quốc tịch, có những yếu tố liên quan đến an ninh quốc gia, có trường hợp hồ sơ đầy đủ, nhưng vẫn chưa thể cấp quốc tịch do có nguy cơ phương hại an ninh quốc gia. Nếu cho phép khiếu nại, tố cáo sẽ rất khó giải thích và xử lý theo quy định pháp luật. Các nước khác cũng quy định rất rõ về quốc tịch để bảo đảm chủ quyền tuyệt đối. Giống như chúng ta đi xin visa của một số nước, người ta có quyền cho hay không cho, có quyền chấp nhận hay từ chối và họ cũng không nói lý do.

Đối với vấn đề về giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, có đại biểu đề nghị bổ sung phương thức xác minh bằng dữ liệu số để phù hợp bối cảnh hiện nay; quy định quốc tịch trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết sẽ tiếp thu, quy định chi tiết trong Nghị định của Chính phủ.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của 2 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức của 2 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Tọa đàm đánh giá, đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam trong tình hình mới.
Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Camera hành trình của người dân đã ghi lại hình ảnh tài xế xe khách 60F-002.XX "vô tư" dùng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Cảnh sát giao thông (CSGT) đã nhanh chóng vào cuộc, xử phạt nghiêm tài xế.
Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng

6 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội Thủ đô tiếp tục phát triển, tăng trưởng GRDP đạt 7,63%, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu năm 2025 đạt mức tăng trưởng 8% trở lên.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 đủ độ tin cậy để các trường đại học sử dụng tuyển sinh

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 đủ độ tin cậy để các trường đại học sử dụng tuyển sinh

Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chủ trì hội nghị.
Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Phương tiện giao thông là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí khoảng 60% tại Hà Nội. Trong quá trình chuẩn hóa vùng phát thải, chống ô nhiễm theo vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, thành phố Hà Nội sẽ quy định đồng bộ các nội dung liên quan tới tác nhân phát thải, đặc biệt là kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân toàn diện, toàn bộ để tạo lập một vùng phát thải thấp.
Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Trong 2 ngày 14-15/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Văn Hoành (sinh năm 1975, trú tại Hà Nội) ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này, có đến hơn 452 người bị hại yêu cầu bị cáo phải bồi thường tiền gốc và lãi là hơn 181 tỷ đồng.

Tin khác

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực, cả nước có 34 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh). Trụ sở chính của BHXH cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, ngày 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới đã nêu trong Báo cáo chính trị trình Đại hội, đồng thời gợi mở, phân tích, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể để các đại biểu tiếp tục nghiên cứu và thảo luận trong Đại hội.
Mãi là tấm gương để các thế hệ thanh niên noi theo

Mãi là tấm gương để các thế hệ thanh niên noi theo

Ngày 15/7, Trung ương Đoàn phối hợp với Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I

Sáng 15/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
TP.HCM: Tổng kiểm tra toàn diện việc cải tạo, sửa chữa các chung cư

TP.HCM: Tổng kiểm tra toàn diện việc cải tạo, sửa chữa các chung cư

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ngành và địa phương chấn chỉnh, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý vận hành và nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) tại một số khu chung cư trên địa bàn Thành phố.
Hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026

Hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026

6 tháng đầu năm 2025, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và cho ý kiến 53 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. Trong 6 tháng cuối năm 2025, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 49 văn bản.
Xem thêm
Phiên bản di động