Hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026
Đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật Đảm bảo 6 tăng cường, 6 rõ, trả lời 5 vì sao... khi xây dựng pháp luật |
Ngày 14/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì cuộc họp trao đổi, hoàn thiện Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.
Theo dự thảo Tờ trình Đề xuất của Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm 2025, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và cho ý kiến 53 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. Trong 6 tháng cuối năm 2025, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 49 văn bản.
Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế một số luật như Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn... để bổ sung vào chương trình Kỳ họp thứ 10, trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình 1 kỳ họp.
Để bảo đảm chất lượng và tiến độ thông qua các dự án, Chính phủ tập trung mọi nguồn lực, làm việc không kể ngày đêm để bảo đảm tiến độ trình Quốc hội; thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, soạn thảo văn bản, công tác thẩm định, thực hiện nghiêm Chương trình lập pháp năm 2025.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã chủ động rà soát hệ thống pháp luật, tích cực, nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là trong công tác hoàn thiện thể chế; chủ động đề xuất, xây dựng, sửa đổi luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc lĩnh vực quản lý, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản.
![]() |
Toàn cảnh cuộc họp. |
Nhằm triển khai hiệu quả Kết luận số 155-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Văn bản số 1295/UBTVQH15-PLTP của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chỉ đạo tại Công văn số 4878/VPCP-PL ngày 3/6/2025 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã khẩn trương ban hành Công văn số 3246/BTP-CTXDVBQPPL và tổ chức họp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ về lập danh mục các luật, nghị quyết cần được ban hành trong năm 2025 để cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo quan trọng này.
Đồng thời, Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, điều chỉnh kịp thời Chương trình lập pháp năm 2025, trên cơ sở chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng thẩm định các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trước khi trình Chính phủ.
Rà soát, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản trước khi trình Quốc hội thông qua, bảo đảm chất lượng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi và hiệu lực, hiệu quả…
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh yêu cầu dự thảo Tờ trình Đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026 phải được chuẩn bị kỹ lưỡng vì số lượng luật cần sửa đổi, bổ sung rất nhiều; cần thống nhất với Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội về cách thức xây dựng các luật cần sửa đổi, bổ sung nhằm thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, tra cứu và sử dụng pháp luật.
Về thứ tự cần ưu tiên đưa vào Chương trình lập pháp năm 2026, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nêu rõ: Thứ nhất là ưu tiên các dự án tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; thứ hai là ưu tiên các dự án cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phục vụ cho tăng trưởng đột phá; thứ ba là rà soát để sửa toàn diện hoặc ban hành mới các luật nhằm bảo đảm tiến độ sửa đổi và tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật; thứ tư là xử lý các bất cập, vướng mắc pháp luật.
Về mặt kỹ thuật, Bộ Tư pháp sẽ trao đổi, thống nhất trước với các cơ quan của Quốc hội. Trước mắt, Bộ trưởng đề nghị, đối với những Luật sửa đổi, bổ sung một số điều thì cố gắng gom vào những lĩnh vực có quan hệ gần gũi, tối đa không quá 3-4 luật.
Trên cơ sở các nội dung mà đại diện các Bộ đã đề xuất tại cuộc họp, Bộ Tư pháp sẽ cập nhật toàn bộ vào Chương trình năm 2026 và điều chỉnh năm 2025 để hình dung tổng thể các luật cần sửa đổi, bổ sung, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giữ nguyên mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% lương cơ sở

Hà Nội: Đẩy mạnh hướng dẫn để người dân thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến ngay tại nhà

Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

Công an xã Thanh Trì đổi mới mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng, vì nhân dân phục vụ

EVNHANOI khuyến cáo khách hàng chú ý các biện pháp phòng ngừa sự cố điện trong mùa mưa bão

Triệt phá đường dây ma túy do đối tượng đang điều trị tâm thần cầm đầu

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin
Tin khác

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm, tầm, tài, tín
Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 14/07/2025 13:59

Thẩm quyền mới của cấp xã trong lĩnh vực tư pháp, hộ tịch
Sự kiện 14/07/2025 11:01

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Sự kiện 13/07/2025 19:32

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025
Sự kiện 13/07/2025 06:28

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM
Sự kiện 12/07/2025 19:33

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới
Sự kiện 11/07/2025 21:36

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác
Sự kiện 11/07/2025 21:23

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản
Sự kiện 11/07/2025 20:30

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Sự kiện 11/07/2025 13:06

TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài
Sự kiện 11/07/2025 11:42