Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Rà soát các dự án còn khó khăn, vướng mắc tại Hà Nội trước ngày 31/7 Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng |
Hướng dẫn đối với việc nhận tài sản là bất động sản để gán nợ và bán
Tại tọa đàm “Những khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức tín dụng và đề xuất phương án xử lý”, đại diện Hiệp hội Ngân hàng đã đề xuất sửa đổi, giải thích một số quy định trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Thi hành án dân sự...
Cụ thể, đối với khoản 45, Điều 174 Luật Đất đai năm 2024, Hiệp hội Ngân hàng đề xuất giải thích lại quy định này về gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp. Đối với điểm a, khoản 1, Điều 184 Luật Nhà ở năm 2023 và điểm a, khoản 1, Điều 45 Luật Đất đai năm 2024, Hiệp hội Ngân hàng đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời đề xuất sửa Điều 90 Luật Thi hành án dân sự theo hướng đã được điều chỉnh tại Nghị quyết 42/2017/NQ-QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu. Trong đó xác định chấp hành viên chỉ kê biên, xử lý tài sản đang được cầm cố, thế chấp nếu được sự đồng ý của tổ chức tín dụng và phải đảm bảo quyền ưu tiên thanh toán của tổ chức tín dụng.
Đại diện Hiệp hội Ngân hàng cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp có hướng dẫn đối với việc nhận tài sản là bất động sản để gán nợ và bán, chuyển nhượng tài sản này tương ứng với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng để các tổ chức tín dụng có căn cứ thực hiện.
![]() |
Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật để tháo gỡ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Hoàng Phúc |
Bên cạnh đó, Hiệp hội Ngân hàng cũng đề xuất sửa đổi Luật Khoáng sản năm 2010 và văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó quy định chi tiết trình tự, thủ tục nhận thế chấp, xử lý tài sản bảo đảm là quyền khai thác khoáng sản…
Phản ánh tại hội thảo “Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh”, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký của Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam Nguyễn Hồng Chung đề cập một số vướng mắc.
Trong đó, thủ tục tiếp cận đất đai luôn là một trong những rào cản lớn nhất đối với nhà đầu tư. Từ khâu chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch, đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... mỗi bước đều tiềm ẩn nguy cơ kéo dài thời gian.
Đặc biệt, việc xác định giá đất cụ thể theo phương pháp thẩm định còn thiếu rõ ràng, thường xuyên chậm trễ, dẫn đến việc nhà đầu tư không thể sớm hoàn tất nghĩa vụ tài chính về đất đai để triển khai các bước tiếp theo của dự án.
Hay với thủ tục Đánh giá Tác động Môi trường, mặc dù Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã có nhiều cải cách, nhưng quy trình thẩm định và phê duyệt báo cáo vẫn còn phức tạp. Thời gian thẩm định thường kéo dài hơn so với quy định do yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần, hoặc do sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan liên quan khi dự án có yếu tố đặc thù.
Một số quy định về điều kiện hưởng ưu đãi thuế, đặc biệt là ưu đãi cho dự án công nghệ cao, dự án khuyến khích đầu tư, còn chưa thực sự rõ ràng và có sự giải thích, áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan thuế địa phương. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch tài chính và tận dụng chính sách ưu đãi.
Nghiên cứu và xây dựng một nền tảng cơ sở dữ liệu pháp lý quốc gia tập trung
Vì vậy, ông Chung kiến nghị khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật, nghị định, thông tư có liên quan để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và minh bạch, đặc biệt là sự hài hòa giữa Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Bảo vệ môi trường. Mục tiêu là tạo ra một quy trình liên thông, rút ngắn tối đa thời gian cho nhà đầu tư.
Đồng thời, ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu, tránh các quy định chung chung, dễ gây tranh cãi trong thực tiễn áp dụng. Nghiên cứu và xây dựng một nền tảng cơ sở dữ liệu pháp lý quốc gia tập trung, dễ dàng tra cứu, cập nhật thường xuyên các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh để doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin một cách thuận tiện và chính xác nhất.
Về cải cách thủ tục hành chính, cần tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, đặc biệt là rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ liên quan đến đất đai (giải phóng mặt bằng, xác định giá đất) và xây dựng (thẩm định thiết kế, cấp phép).
Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại công - tư một cách thực chất giữa cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở; thiết lập các kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch và hiệu quả, đảm bảo các kiến nghị được xem xét và phản hồi kịp thời...
Hiệp hội bất động sản Việt Nam đưa ra một loạt đề xuất sửa đổi Luật Đất đai. Cụ thể như thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh hiện là 45 ngày kể từ ngày công khai thông tin về nội dung lấy ý kiến. Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam, nên rút ngắn để tránh lãng phí thời gian, vì còn nhiều nội dung khác cần triển khai sau khi có ý kiến, cụ thể là rút ngắn thời gian này xuống 30 ngày.
Về quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đối với thành phố trực thuộc trung ương không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, Hiệp hội bất động sản Việt Nam đề xuất, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được Thủ tướng phê duyệt, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phân quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, phù hợp với bối cảnh định hướng về phân cấp, phân quyền mạnh xuống địa phương.
Về việc áp dụng bảng giá đất, Hiệp hội bất động sản Việt Nam đề nghị bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp sau đây: “...Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm. Trường hợp Nhà nước tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm thì tiền thuê đất xác định theo kết quả đấu giá”...
Nghị quyết số 66-NQ/TW đề ra các mục tiêu “năm 2025 cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật”. Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật đang tiến hành rà soát, thu thập các khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề xuất các phương án xử lý. Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng “Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Mặt trận

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc
Tin khác

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất
Sự kiện 25/07/2025 19:47

Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu
Thời sự 25/07/2025 17:29

Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai
Sự kiện 25/07/2025 14:03

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM
Sự kiện 25/07/2025 08:26

Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính
Sự kiện 24/07/2025 20:47

Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn
Sự kiện 24/07/2025 15:57

Tăng ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt hơn công tác "đền ơn, đáp nghĩa"
Sự kiện 24/07/2025 13:50

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu
Sự kiện 22/07/2025 18:34

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã
Sự kiện 21/07/2025 13:21

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ
Sự kiện 19/07/2025 19:26