--> -->

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sở Tư pháp Hà Nội trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam cho thủ môn Nguyễn Filip Pendant Quang Vinh chính thức nhập quốc tịch Việt Nam, sẵn sàng khoác áo đội tuyển quốc gia

Bộ Tư pháp đang xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó đáng chú ý là đề xuất về nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam.

Theo Tờ trình dự án Luật, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 6 triệu người, sinh sống tại hơn 130 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, tính đến tháng 3/2025 có 229.336 người được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam.

Việc thay đổi chính sách pháp luật quốc tịch của một số nước (cho phép công dân có thể mang 2 quốc tịch) trong thời gian gần đây (như Cộng hòa Séc, Cộng hòa liên bang Đức) dẫn đến các trường hợp trước đây đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài bày tỏ nguyện vọng xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài có dấu hiệu tăng.

Tại Chương trình “Xuân Quê hương” hằng năm, đại diện cộng đồng người Việt Nam đều đề đạt nguyện vọng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài.

Tính đến tháng 3/2025, Chủ tịch nước đã cho trở lại quốc tịch Việt Nam đối với 311 trường hợp, trong đó có 20 trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài; cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 7.014 trường hợp, trong đó có 60 trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài.

Trong bối cảnh đất nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, Bộ Tư pháp thấy rằng, một số quy định hiện hành liên quan đến thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam chưa thực sự tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được có quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch nước ngoài; chưa thu hút được nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thanh Cao trao Quyết định nhập quốc tịch Việt Nam cho ông Cao Pendant Quang Vinh. Ảnh: LM

Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và đang thường trú tại Việt Nam. Do đó những trường hợp đang cư trú ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại là công dân Việt Nam, có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, có lợi cho Nhà nước Việt Nam (nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia…) không đáp ứng điều kiện để được nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài kể cả có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam vẫn phải đáp ứng điều kiện có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và có lợi cho Nhà nước.

Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 5 Điều 23, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

Bộ Tư pháp cho rằng, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số… Qua đó, góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới là cần thiết.

Dự thảo Luật đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 23 theo hướng bỏ quy định “Người được trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài” và trường hợp đặc biệt được giữ quốc tịch nước ngoài.

Dự thảo Luật giao Chính phủ quy định các trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài chỉ cần đáp ứng hai điều kiện: Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cũng theo dự thảo Luật, công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài khi thực hiện các quyền ứng cử, tuyển dụng vào các chức danh, làm việc trong tổ chức bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tham gia lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài và phải thường trú tại Việt Nam...

Tại Hà Nội, mới đây, Sở Tư pháp Thành phố đã tổ chức Lễ trao quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với hậu vệ của Câu lạc bộ bóng đá Công an Hà Nội Cao Pendant Quang Vinh. Tại buổi lễ, ông Cao Pendant Quang Vinh đã bày tỏ vui mừng và hạnh phúc khi chính thức được nhận Quyết định nhập quốc tịch, chính thức trở thành công dân Việt Nam.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyên đăng quang Mrs Supranational 2025

Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyên đăng quang Mrs Supranational 2025

Tối 12/7/2025, tại Myanmar, đại diện Việt Nam, Nguyễn Thị Huyên đã xuất sắc vượt qua 39 thí sinh đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, giành vương miện cao quý Cuộc thi Mrs Supranational 2025 – Hoa hậu Quý bà Siêu quốc gia. Đây là một trong những cuộc thi sắc đẹp quốc tế uy tín dành cho phụ nữ đã lập gia đình, nơi tôn vinh không chỉ vẻ đẹp ngoại hình mà còn trí tuệ, bản lĩnh và vai trò tích cực của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2025 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) đã có những thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam tại Điều 19.
Ra mắt sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Ra mắt sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) vừa ban hành Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp. Cụ thể, Sổ tay gồm 2 phần: Phần 1, thẩm quyền, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp xã. Phần 2, là trình tự, thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội thực hiện tốt chế độ ưu đãi với người có công

Hà Nội thực hiện tốt chế độ ưu đãi với người có công

Theo Sở Nội vụ Hà Nội, các chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng luôn được Thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Người có công cùng thân nhân người có công ngày càng được mở rộng, mức thụ hưởng không ngừng được nâng lên.

Tin khác

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Triển khai Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát trong toàn quốc”, đến đầu tháng 7/2025, cả nước đã hoàn thành 264.000/274.000 căn nhà, đạt 95,3%. Theo Kế hoạch đã đề ra, các địa phương còn lại phấn đấu sẽ hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/8/2025.
Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM

Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II).
Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Chiều 11/7, Bộ Ngoại giao cho biết, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 13 (FMM MKC 13) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan.
Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 11/7, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với Anh và Liên minh châu Âu (EU) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Chiều 11/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi và Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận đã đồng chủ trì Hội thảo về hồ sơ Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Ngay sau khi đến Thủ đô Paris, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã hội đàm với Phó Chủ tịch Thượng viện Pháp Loic Hervé, làm việc với Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Pháp của Quốc hội Anne Le Hénanff.
TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài

Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản khẩn gửi các sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, phường và đặc khu... về việc tạm dừng tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài đến hết tháng 7/2025.
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.
Nắm vững nguyên tắc, luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân

Nắm vững nguyên tắc, luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang đề nghị, mỗi tình nguyện viên phải là một tấm gương về tác phong chuyên nghiệp: Nắm vững nguyên tắc, không làm thay nhiệm vụ chuyên môn, không vượt quyền, bảo mật thông tin, nhưng luôn sẵn sàng, tận tình hỗ trợ người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động