--> -->

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Hà Nội bố trí 172 căn hộ cho các gia đình ở khu tập thể cũ phải di dời Hà Nội phê duyệt quy hoạch cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ Nỗi khổ của người dân sống ở khu tập thể xây bằng gỗ "cổ nhất" Thủ đô

Người dân đồng thuận

Từng được gọi là “khu tập thể cao tầng cao cấp”, bắt đầu đón cư dân vào ở từ đầu năm 1962, thế nhưng sau gần 60 năm vận hành, những người gắn bó với khu tập thể Kim Liên giờ đang phải đối mặt với nỗi lo hiện hữu đó là “sự xuống cấp”. Chính vì vậy, khi được lấy ý kiến về đồ án cải tạo lại khu tập thể Kim Liên mới, phần lớn người dân nơi đây đều đồng thuận.

Nhất trí về chủ trương và sự cần thiết của việc cải tạo, tái thiết đô thị, người dân kỳ vọng về điều kiện sống mới tốt hơn, ổn định hơn tại chính nơi họ đã gắn bó, tuy nhiên một số người dân cũng còn có những băn khoăn.

Sinh sống tại toà nhà B16, tập thể Kim Liên, ông Đặng Hồng Thu có nhiều suy nghĩ về hệ số K - hệ số đền bù được nêu trong đồ án quy hoạch. “Quận Đống Đa là 1 trong 4 quận lõi của Thủ đô, vậy nên nếu nhà đầu tư đã quan tâm, đã thấy được giá trị đất dịch vụ của khu vực này, nên có phương án đền bù sao cho phù hợp, hài hòa giữa người dân và chủ đầu tư...”, ông Thu chia sẻ.

Mong muốn giải thích thêm về các thuật ngữ trong đồ án, anh Nguyễn Văn Ngân, B13, tập thể Kim Liên, đề nghị cần giải thích rõ hơn các từ ngữ và các khu đất được ký hiệu là nhà ở hỗn hợp, nhà ở tái thiết đô thị hay là nhà ở thương mại.

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên
Sau gần 60 năm vận hành, khu tập thể Kim Liên đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Lo lắng việc quy hoạch, cải tạo, nâng cao số tầng sẽ làm gia tăng mật độ dân số, tác động đến sinh hoạt, đi lại của cư dân, ông Phạm Xuân Thạch, nhà B8b, tập thể Kim Liên cho rằng cần làm rõ hơn việc quy hoạch hai con đường Lương Định Của và Đông Tác, nếu tiếp tục để mốc chỉ giới như cũ thì nguy cơ tắc đường là rất lớn.

“Theo tôi được biết, khi cải tạo nhà B14 có nhiều gia đình được bố trí diện tích lớn hơn nhưng họ không hoàn thành được vì không có tiền. Đây cũng là băn khoăn của nhiều hộ gia đình chúng tôi hiện nay”, ông Thạch lo lắng.

Giải đáp băn khoăn, lo lắng của người dân, Trưởng phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị quận Đống Đa Trương Minh Quang cho biết: Khi lập quy hoạch cải tạo, xây mới chung cư cũ, quận tập trung “gom” các khu tập thể một khối nhà cao tầng từ đó có thêm quỹ đất phục vụ cho xây dựng công viên, xây dựng các chức năng đô thị như trường học, trạm y tế... để các chỉ tiêu hạ tầng xã hội được bảo đảm tốt hơn khu ở hiện có. Đặc biệt, đồ án cũng tuân thủ theo quy hoạch chung và chỉ đạo của UBND Thành phố là không tăng dân số trong toàn bộ khu quy hoạch, dân số hiện trạng các khu tập thể là bao nhiêu thì sẽ được tái định cư tại chỗ và không có gia tăng tại khu vực này.

“Liên quan đến giao thông, trên đồ án quy hoạch, quận đã nghiên cứu, khảo sát tổng thể dựa trên mối liên hệ giữa 3 khu Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng. Đặc biệt là mối liên hệ giữa các đồ án với nhau. Giữa các khu luôn có các hệ thống giao thông hiện đại để kết nối các phân khu lại với nhau”, ông Quang cho hay.

Kỳ vọng ở diện mạo mới

Theo Đồ án Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Kim Liên và phụ cận, tỷ lệ 1/500, Khu vực quy hoạch rộng 35,5 ha, thuộc phường Kim Liên và Phương Mai. Khu tập thể Kim Liên được xây dựng từ những năm 1959-1965, gồm 42 nhà chung cư cao 2-6 tầng, dân số 14.680. Quận Đống Đa đề xuất xây dựng 10 tòa nhà mới, trong đó có 3 tòa thương mại dịch vụ cao 45 tầng và 7 tòa tái định cư cao 40 tầng. Các căn hộ tái định cư sẽ có diện tích trung bình khoảng 70 m2.

Hệ thống giao thông được quy hoạch lại để kết nối các khu vực, bao gồm việc mở rộng và kéo dài tuyến đường chính. Tuyến Hoàng Tích Trí kết nối với đường Phương Mai, tuyến đường gom ven sông Lừ kết nối tuyến Đào Duy Anh, tuyến nối Lương Định Của ra ven sông Lừ, tuyến kết nối ngã tư Đông Tác - Lương Định Của ra hồ Kim Liên.

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên
Theo Đồ án Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Kim Liên và phụ cận, tỷ lệ 1/500, hệ thống giao thông trong khu vực sẽ được quy hoạch lại để kết nối các khu vực.

Điểm nhấn trong quy hoạch cải tạo, xây dựng lại khu Kim Liên là sự xuất hiện ga ngầm tại phố Hoàng Tích Trí của tuyến đường sắt đô thị số 2 (Thượng Đình - Trần Hưng Đạo). Đồ án quy hoạch này không chỉ nhằm cải tạo nhà ở, mà còn hướng tới phát triển hệ thống dịch vụ thương mại và công trình công cộng theo mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng).

Bên cạnh đó, tại khu Kim Liên sẽ giữ lại một phần nhà thấp tầng để bảo tồn giá trị lịch sử, hòa nhập với không gian mới. Điều này không chỉ giữ gìn ký ức đô thị mà còn tạo điểm nhấn văn hóa, phục vụ du lịch và sinh hoạt cộng đồng. Đồng thời, việc phát triển tổ hợp thương mại quanh ga đường sắt số 2 sẽ nâng giá trị kinh tế khu vực, tạo việc làm và cơ hội kinh doanh cho người dân.

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 với những quy định đặc thù đã và đang dần được cụ thể hóa. Theo quy định của Luật Thủ đô 2024, Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp; điều này tạo ra yếu tố rất thuận lợi trong cải tạo các khu chung cư cũ.

“Luật Thủ đô 2024 đã tháo gỡ nhiều điểm nghẽn góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Luật cũng quy định rõ về bố trí các khu tái định cư và hệ số đền bù thỏa thuận giải phóng mặt bằng thì Hà Nội có đặc thù từ 1,5 - 2 lần nhà cũ”, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhấn mạnh.

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản “đôn đốc” tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Việc một số quận đang tiến hành lấy ý kiến về đồ án cải tạp, xây dựng lại các khu tập thể cũ nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, đặc biệt với cư dân đang sinh sống tại đây. Nhiều ý kiến cho rằng, công tác cải tạo khu tập thể cũ không phải là đập đi xây mới, mà đó là sự “tái thiết, chỉnh trang”, để quá trình ấy thành công, cần sự lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và cùng chung tay vì sự phồn vinh mới.
Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chung kết Cúp Đông Nam Á: CLB Công an Hà Nội gục ngã sau loạt luân lưu

Chung kết Cúp Đông Nam Á: CLB Công an Hà Nội gục ngã sau loạt luân lưu

Trận chung kết đầy cảm xúc và kịch tính giữa Buriram United và CLB Công an Hà Nội (CAHN) đã khép lại với cái kết cay đắng dành cho đại diện Việt Nam sau loạt luân lưu cân não. Đây là một màn trình diễn đầy rượt đuổi tỷ số, những khoảnh khắc bùng nổ cá nhân, nhưng cũng phơi bày những sai lầm đáng tiếc, để lại nhiều suy ngẫm cho người hâm mộ và cả hai đội bóng.
Nhà trường không tổ chức dạy thêm, dạy trước cho học sinh trong dịp hè

Nhà trường không tổ chức dạy thêm, dạy trước cho học sinh trong dịp hè

Liên quan đến hoạt động ôn tập văn hóa trong hè cho học sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào; không tổ chức dạy trước chương trình...
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần lúc 22h51 ngày 20/5/2025 tại nhà riêng do tuổi cao, sức yếu, hưởng thọ 88 tuổi.
Hà Nội: 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hà Nội: 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Toàn thành phố Hà Nội có 679 học sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2025 - 2026.
Cách tính mức lương hưu hằng tháng từ 1/7/2025

Cách tính mức lương hưu hằng tháng từ 1/7/2025

Từ 1/7/2025, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được thực hiện theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024.
“Nhờ Công đoàn, gia đình tôi không còn phải thuê trọ”

“Nhờ Công đoàn, gia đình tôi không còn phải thuê trọ”

Đón nhận kinh phí hỗ trợ xây dựng “Mái ấm Công đoàn” từ lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, chị Dương Thị Xuyến - đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam (thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) xúc động bày tỏ “nhờ Công đoàn, gia đình tôi không còn phải thuê trọ”.
Sẽ tiến hành khởi công dự án cầu Ngọc Hồi nối Hà Nội - Hưng Yên đúng kế hoạch

Sẽ tiến hành khởi công dự án cầu Ngọc Hồi nối Hà Nội - Hưng Yên đúng kế hoạch

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về dự án cầu Ngọc Hồi.

Tin khác

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Từ khi đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Không chỉ mang lại không gian vui chơi, giải trí đậm bản sắc văn hóa địa phương, tuyến phố đi bộ còn tạo cú hích quan trọng cho phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa tại thị xã Sơn Tây - vùng đất địa linh nhân kiệt nơi cửa ngõ phía Tây Thủ đô.
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Phổ biến chính sách tiền lương cho người lao động ngành Giáo dục

Phổ biến chính sách tiền lương cho người lao động ngành Giáo dục

Trong hơn 2 giờ diễn ra sôi nổi, đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã nêu nhiều câu hỏi, chủ yếu liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024 nhất là những vấn đề có liên quan đến người lao động...
​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Luật Thủ đô lần này như một cú huých, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xem thêm
Phiên bản di động