--> -->

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Chú trọng xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Festival Phở 2025: Tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo dự thảo Nghị quyết, khu vực phát triển thương mại và văn hóa được thành lập trên cơ sở khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động thương mại, văn hóa, du lịch tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa, trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Dự thảo Nghị quyết đưa ra 5 nguyên tắc thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý khu phát triển thương mại và văn hóa. Cụ thể, ưu tiên thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa tại các khu phố, tuyến phố, làng nghề, tuyến phố đi bộ, điểm dân cư nông thôn hiện hữu có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa.

Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường tại khu phát triển thương mại và văn hóa cao hơn so với các quy định chung để thúc đẩy các hoạt động thương mại, sáng tạo gắn với phát triển văn hoá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và ngành, nghề truyền thống, thu hút, phát triển du lịch trên địa bàn.

Tự nguyện, tự quản; bảo đảm sự đồng thuận của đa số đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình trong khu vực; bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý khu phát triển thương mại và văn hóa.

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa
Ảnh minh họa: Phương Ngân

Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, cải thiện cảnh quan, môi trường của khu phát triển thương mại và văn hóa.

Cũng theo dự thảo Nghị quyết, hoạt động của khu phát triển thương mại và văn hóa gồm hoạt động văn hóa, thương mại, du lịch. Trong đó, hoạt động văn hóa gồm: Tổ chức các sự kiện, lễ hội, chương trình biểu diễn nghệ thuật, văn hóa truyền thống; xây dựng, phát triển các bảo tàng, nhà truyền thống, không gian trưng bày nghệ thuật; gìn giữ và phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, công trình văn hoá, công trình kiến trúc có giá trị, cảnh quan tiêu biểu, phong tục, tập quán tiêu biểu; hoạt động đào tạo, dạy nghề truyền thống; phát triển nguồn nhân lực nghề, văn hoá nghề.

Hoạt động thương mại gồm: Phát triển hệ thống cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại và các điểm kinh doanh gắn với đặc điểm văn hoá địa phương; tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, quảng bá sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm từ các ngành, nghề truyền thống và đặc sản địa phương.

Hoạt động du lịch gồm: Quảng bá, giới thiệu các hoạt động tham quan, du lịch tại khu phát triển thương mại và văn hóa đến du khách trong và ngoài nước; xây dựng và phát triển du lịch liên kết với các làng nghề, phố nghề và các điểm du lịch, khu du lịch khác.

Theo Luật Thủ đô, việc thành lập, phạm vi, quy mô, mục tiêu phát triển khu phát triển thương mại và văn hóa; việc thành lập Hội đồng quản lý; các khoản thu, mức thu, đối tượng nộp, miễn, giảm, cơ chế quản lý, chi tiêu tài chính; quy chế hoạt động của khu phát triển thương mại và văn hóa phải được đa số đại diện của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình thường trú trong khu vực đó đồng thuận.

Khu phát triển thương mại và văn hóa phải có cam kết với cơ quan nhà nước và cộng đồng dân cư về việc bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Cho rằng các khu vực trung tâm thương mại của quận Hoàn Kiếm còn nhiều tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác hiệu quả, anh Nguyễn Quốc Hoàn, trú tại phố Hàng Đậu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm mong muốn, việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa trên cơ sở các khu phố, tuyến phố, làng nghề... sớm được thực hiện để khu vực phố cổ có thêm những điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách, nhất là giới trẻ.

PGS.TS, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn đánh giá cao quy định thành phố Hà Nội được thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa trên cơ sở các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, văn hóa.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, những chính sách mới trong Luật Thủ đô cho phép Hà Nội áp dụng các cơ chế đặc thù để quản lý và khai thác hiệu quả hơn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Đồng thời, Luật cũng tạo điều kiện để mở rộng không gian văn hóa hiện đại, thúc đẩy các lĩnh vực sáng tạo mới như nghệ thuật đương đại, điện ảnh, âm nhạc và các hoạt động văn hóa cộng đồng.

Sự thay đổi và hoàn thiện của Luật Thủ đô trong lĩnh vực văn hóa không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại, mà còn đặt nền móng cho một tương lai bền vững, lâu dài. Văn hóa không chỉ là yếu tố kết nối quá khứ với hiện tại, mà còn là nguồn lực vô giá để phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn cho Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Với những kết quả đã đạt được, đại biểu bày tỏ kỳ vọng Hà Nội sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Theo Quyết định mới được công bố, cơ cấu tổ chức mới của cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Hà Nội gồm 18 đơn vị: Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS 1, 2; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính - Kế toán; Văn phòng và 12 Phòng THADS khu vực.
Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Lãnh đạo UBND phường Cửa Lò vừa chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mô tô nước hoạt động tự phát, gây mất an toàn cho du khách.
Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Đại biểu kiến nghị, Thành phố cần sớm ổn định chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, nhất là việc phân cấp, để giảm bớt gánh nặng cho cấp Thành phố, tạo điều kiện cho cấp dưới được giải quyết công việc thuận lợi.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các mục tiêu chính như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.

Tin khác

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Theo các chuyên gia, các nhà khoa học, việc trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, nhằm sử dụng có hiệu quả tối đa đất nông nghiệp, tránh lãng phí tài nguyên đất.
Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Khu tập thể Vĩnh Hồ với quần thể 36 dãy nhà 4 - 5 tầng được xây dựng từ 40-50 năm trước hiện đã xuống cấp do không được sửa chữa, bảo dưỡng và hiện tượng cơi nới, cải tạo của cư dân gây mất an toàn. Những căn nhà liền kề xen kẽ trong các nhà tập thể hình thành nên ngõ hẹp, thiếu ánh sáng, do đó, việc cải tạo, xây dựng lại nơi đây đang được đặt ra như một yêu cầu bức thiết trong quá trình tái thiết, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội.
Cơ chế vượt trội cần lời giải

Cơ chế vượt trội cần lời giải

Hà Nội đang đứng trước thời điểm quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, nhất là trong bối cảnh 3 văn kiện quan trọng là Luật Thủ đô và 2 Quy hoạch của Thủ đô đều đã được phê duyệt. Xuyên suốt các văn kiện này, Hà Nội đã xác định mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) như là một giải pháp quan trọng để xây dựng một thành phố hiện đại, bền vững… Định hướng đã rõ, chủ trương lớn cũng đã được thông qua, nhưng để đạt được “lợi ích thực tế” vẫn còn chặng đường dài phải đi.
Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Luật Thủ đô lần này như một cú huých, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động