--> -->
Đường đến Độc lập - Tự do cho Tổ quốc:

Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam

Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, chính thức khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Khoảnh khắc ấy không chỉ đánh dấu sự cáo chung của chế độ phong kiến - thực dân trên đất nước ta, mà còn mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Nhân dân làm chủ và đất nước bước vào thời đại cách mạng hiện đại hóa.
Bài 1: Cách mạng trưởng thành từ trong gian khó Bài 2: Tổng khởi nghĩa 19/8 ở Hà Nội - Bước ngoặt lịch sử cả nước vùng lên giành độc lập cho dân tộc

Từ một đất nước chịu thân phận nô lệ của chủ nghĩa thực dân ròng rã 80 năm, chỉ sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám không lâu, Việt Nam đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" bằng bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9 với tuyên bố đanh thép: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Ngay trong phần mở đầu của bản Tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn những tinh thần cốt lõi của hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới: Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Đây không chỉ là một lựa chọn mang tính đối ngoại khéo léo, mà còn là khẳng định Việt Nam đang thực thi một quyền cơ bản - quyền thiêng liêng của con người, quyền không thể chối cãi của mọi dân tộc: Quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Bài cuối: Tuyên ngôn Độc lập mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập", khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh tư liệu)

Không chỉ khẳng định lẽ phải của dân tộc mình, Tuyên ngôn còn là lời buộc tội hùng hồn đối với chế độ thực dân Pháp đã gây bao đau thương, tàn phá, bóc lột ở Việt Nam hơn 80 năm qua. Từng dòng trong bản tuyên ngôn như những nhát cuốc dứt khoát vạch lên mặt đất đã từng bị giày xéo, tuyên bố trước nhân loại rằng: Chúng tôi thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là một văn kiện lịch sử - nó là một bản cáo trạng đanh thép, một lời tuyên thệ trước nhân dân và thế giới, một tuyên bố mở ra thời đại mới cho dân tộc Việt Nam.

Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám không đơn thuần là một nghi thức chính trị. Đó là lời tuyên bố chủ quyền giữa bối cảnh đầy biến động khi các thế lực quốc tế đang nhăm nhe “chia phần” bán đảo Đông Dương. Việt Nam cần một danh tính rõ ràng, một tiếng nói chính thức để bước vào vũ đài quốc tế với tư cách một quốc gia độc lập.

Từ thời khởi nghĩa Lam Sơn đến phong trào Cần Vương, từ Trần Hưng Đạo đến Nguyễn Trãi, từ Nguyễn Huệ đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh - tinh thần yêu nước của Việt Nam luôn bền bỉ chảy suốt chiều dài lịch sử. Nhưng chỉ đến ngày 2/9/1945, tinh thần đó mới được “quy tụ” thành một lời khẳng định chính danh: Việt Nam là một nước độc lập. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc tự do.

Trong bối cảnh thế giới có những chuyển biến khó lường, sự tính toán địa chính trị của các nước lớn, hành vi bá quyền, xâm chiếm lãnh thổ; chiến tranh thương mại; chiến tranh thông tin, an ninh mạng làm cho cấu trúc an an ninh của mỗi quốc gia bước sang một giai đoạn khác. Song bất luận hoàn cảnh nào thì tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” vẫn là ngọn cờ dẫn đường.

Không chỉ trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, tinh thần Tuyên ngôn còn được kế thừa và lan tỏa trong cả phát triển kinh tế - xã hội. Một đất nước độc lập không thể chỉ dừng lại ở chủ quyền lãnh thổ, mà còn là chủ quyền số, chủ quyền dữ liệu, chủ quyền văn hóa và trí tuệ. Khát vọng hùng cường ngày nay chính là sự tiếp nối tự nhiên của kỷ nguyên mà Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra.

Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là ký ức lịch sử mà là nguồn sức mạnh tinh thần, là lời cam kết thiêng liêng của cả dân tộc, là kim chỉ nam để đất nước tiếp tục vươn mình đi lên trong thế giới biến động hôm nay.

Ngày nay, trong hành trình dựng xây đất nước hiện đại, hội nhập sâu rộng với thế giới, lời thề độc lập ấy vẫn còn nguyên giá trị. Chúng ta không chỉ giữ gìn độc lập bằng súng đạn, mà còn bằng khoa học, giáo dục, sáng tạo và tinh thần đổi mới. Mỗi công dân đều đang là người kế tục di sản vĩ đại timh thần cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9 bằng hành động cụ thể trong đời sống hàng ngày, bằng việc làm tử tế, bằng nỗ lực không ngừng để làm rạng danh Tổ quốc.

Bảo Thoa - Bùi Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Xây dựng nông thôn Hà Nội hiện đại, sinh thái, giàu bản sắc

Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu phát triển nông thôn thông minh, bền vững. Để hiện thực hóa, cần cụ thể hóa mô hình chuyển đổi, cải cách đất đai và phát huy vai trò người dân, tạo đột phá cho Thủ đô.
Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Ứng phó với bão số 3: Không để địa bàn “trống trách nhiệm”

Dưới tác động của cơn bão số 3 đang tiến gần đất liền, các địa phương ngoại thành Hà Nội đã và đang chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Với phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra các khu vực xung yếu, sẵn sàng phương tiện, nhân lực, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng tránh thiên tai.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Cả nước hiện còn hơn 8,6 triệu đoàn viên công đoàn

Sau sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 60-NQ/TW đến ngày 15/7/2025, cả nước còn 8.642.169 đoàn viên công đoàn, giảm 3.665.175 đoàn viên, trong đó có 2.513.569 người thuộc đối tượng thôi là đoàn viên công đoàn, giảm khác là 1.151.606 đoàn viên.
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực bến đò, điểm neo đậu phương tiện, hộ dân sinh sống trên mặt nước, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”.
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.

Tin khác

Hà Nội ra quân hưởng ứng "Ngày cuối tuần xanh” và tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hà Nội ra quân hưởng ứng "Ngày cuối tuần xanh” và tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Sáng 20/7, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, hưởng ứng phong trào “Ngày cuối tuần xanh” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phát động. Điểm nhấn của đợt ra quân là hoạt động dọn vệ sinh môi trường, chỉnh trang cảnh quan tại các nghĩa trang liệt sĩ, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
Công an Hà Nội hợp luyện duyệt đội ngũ kỷ niệm 80 Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9

Công an Hà Nội hợp luyện duyệt đội ngũ kỷ niệm 80 Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9

Ngày 19/7, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi hợp luyện lần 1 duyệt đội ngũ tại Sân vận động Mỹ Đình, chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Buổi hợp luyện thành công, tạo tiền đề cho những buổi tập tiếp theo, đảm bảo lễ kỷ niệm diễn ra tốt đẹp.
Bài 2: Tổng khởi nghĩa 19/8 ở Hà Nội - Bước ngoặt lịch sử cả nước vùng lên giành độc lập cho dân tộc

Bài 2: Tổng khởi nghĩa 19/8 ở Hà Nội - Bước ngoặt lịch sử cả nước vùng lên giành độc lập cho dân tộc

Ngày 19/8/1945 không chỉ là ngày Hà Nội giành lại chính quyền, mà là mốc son định hình hướng đi của cả cuộc Cách mạng Tháng Tám. Hà Nội không đơn thuần là địa điểm mà là trái tim, khí thế và biểu tượng cho tinh thần độ lượng của cả dân tộc trong khoảnh khắc lịch sử ấy.
Hà Nội đẩy mạnh chỉnh trang đô thị chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

Hà Nội đẩy mạnh chỉnh trang đô thị chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, từ 7h ngày 19/7 đến hết ngày 2/9, thành phố Hà Nội đồng loạt triển khai đợt cao điểm chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, đảm bảo cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc mời các nước tham gia diễu binh dịp Lễ 2/9

Bộ Ngoại giao thông tin về việc mời các nước tham gia diễu binh dịp Lễ 2/9

Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng mời 5 nước cử lực lượng tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm.
Hà Nội phối hợp các bộ, ngành chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo đảm bảo cho các hoạt động kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội phối hợp các bộ, ngành chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo đảm bảo cho các hoạt động kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Ngày 10/7, thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với thành phố Hà Nội và một số ban, bộ, ngành liên quan. Tiếp và làm việc với đoàn công tác về phía thành phố Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố - Bùi Thị Minh Hoài.
Hà Nội: Lắp đặt màn hình LED phục vụ nhân dân, du khách theo dõi Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/ 9

Hà Nội: Lắp đặt màn hình LED phục vụ nhân dân, du khách theo dõi Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/ 9

Việc lắp đặt hệ thống màn hình LED và loa truyền thanh nhằm đáp ứng nhu cầu theo dõi trực tiếp Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của đông đảo nhân dân và du khách tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thông tin, tuyên truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Với quy mô lớn, yêu cầu chính trị cao và ý nghĩa sâu sắc, Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là sự kiện trọng đại, tri ân quá khứ, khẳng định hiện tại và tiếp thêm động lực cho hành trình phát triển tương lai của đất nước.
Xem thêm
Phiên bản di động