Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng
Bộ Tài chính hoàn tất lấy ý kiến Luật Thuế thu nhập cá nhân Mức giảm trừ gia cảnh có thể căn cứ theo vùng Thông tin về sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh |
Cập nhật theo thực tế chi tiêu
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế 2026. Nguyên nhân điều chỉnh do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giai đoạn 2020 - 2025 tăng khoảng 21,24%, tức vượt 20%, ngưỡng cần điều chỉnh giảm trừ gia cảnh theo quy định.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức giảm trừ để trình cấp thẩm quyền xem xét.
Phương án 1, điều chỉnh theo tốc độ tăng CPI. Như vậy, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế sẽ từ 11 triệu lên khoảng 13,3 triệu đồng một tháng. Còn người phụ thuộc được nâng từ 4,4 triệu lên 5,3 triệu đồng một tháng.
Bộ Tài chính đánh giá phương án này đúng theo Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cuộc sống và mức trượt giá từ thời điểm điều chỉnh gần nhất.
Phương án 2, theo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người. Theo đó, mức giảm trừ cho người nộp thuế dự kiến lên 15,5 triệu đồng, người phụ thuộc 6,2 triệu đồng một tháng.
![]() |
Nếu đề xuất được thông qua, người có thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng, đang nuôi một người phụ thuộc sẽ không phải nộp thuế, thay vì phải nộp khoảng 300.000 - 400.000 đồng như hiện nay. (Ảnh minh hoạ) |
Bộ cho rằng phương án này sẽ góp phần giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp ở mức cao hơn. Nếu thực hiện theo phương án này, ngân sách sẽ giảm thu, nhưng khi mức giảm trừ gia cảnh cao hơn thì nộp thuế ít đi, thu nhập khả dụng của người dân tăng lên. Qua đó, việc này sẽ góp phần kích thích tăng chi tiêu hộ gia đình, tiêu dùng xã hội, và gián tiếp giúp tăng thu ngân sách từ các nguồn khác trong trung, dài hạn.
Như vậy, ở cả hai phương án Bộ Tài chính đưa ra, mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế tăng thêm 2,3 - 4,5 triệu, còn người phụ thuộc 0,9 - 1,8 triệu đồng một người một tháng so với hiện tại.
Dự kiến, mức giảm trừ gia cảnh mới sẽ được thực hiện từ khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026.
Ảnh hưởng tích cực đến người nộp thuế
Thuế thu nhập cá nhân gồm thuế từ người làm công ăn lương (chiếm chủ yếu) và cá nhân kinh doanh. Đây là một trong ba sắc thuế trụ cột của ngân sách, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng (VAT).
Hiện mức giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng và mỗi người phụ thuộc 4,4 triệu đồng một tháng. Mức này duy trì từ tháng 7/2020. Cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm, giảm trừ gia cảnh, phụ cấp, trợ cấp... số còn lại mới là thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân. Mức này sẽ được nhà chức trách tính toán thay đổi khi CPI tăng trên 20%.
Biểu thuế lũy tiến từng phần với người làm công ăn lương hiện gồm 7 bậc, thuế suất từ 5% đến 35%. Thực tế, mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến được đánh giá là lạc hậu, bất cập khi chi tiêu, cuộc sống ngày càng đắt đỏ. Dự kiến, nhà điều hành sẽ nghiên cứu điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần theo hướng giảm số bậc và nới rộng khoảng cách thu nhập trong lần sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân sắp tới.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, luật sư Nguyễn Ngọc Quỳnh (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng đây là bước điều chỉnh cần thiết và hợp lý sau nhiều năm mức giảm trừ không thay đổi, trong khi chi phí sinh hoạt, lạm phát và mức sống trung bình đều tăng đáng kể.
“Việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh sẽ góp phần giảm gánh nặng thuế cho người lao động có thu nhập trung bình và thấp, đồng thời thể hiện nguyên tắc đánh thuế công bằng và hợp lý”, ông Quỳnh nhận định.
Tuy nhiên, ông Quỳnh cũng lưu ý rằng để chính sách thực sự phát huy hiệu quả, cần có hướng dẫn cụ thể, minh bạch về xác định người phụ thuộc, tránh tình trạng bị lạm dụng hoặc gây phiền hà cho người khai báo. Ngoài ra, mức giảm trừ cũng cần được rà soát, cập nhật định kỳ dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và thu nhập bình quân đầu người thay vì chờ nhiều năm mới điều chỉnh.
Một số chuyên gia tài chính cho rằng, nếu đề xuất được thông qua, người nộp thuế có thể tiết kiệm từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thuế mỗi năm, tùy theo số người phụ thuộc và mức thu nhập. Đây sẽ là tín hiệu tích cực cho giới công chức, nhân viên văn phòng và lao động phổ thông, những nhóm chịu ảnh hưởng nhiều bởi chi phí sinh hoạt đô thị. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng
Tin khác

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
Tài chính 21/07/2025 19:38

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới
Tài chính 21/07/2025 08:38

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng
Tài chính 15/07/2025 15:09

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế
Tài chính 15/07/2025 13:14

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin
Tài chính 14/07/2025 22:39

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế
Tài chính 12/07/2025 07:31

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam
Tài chính 11/07/2025 19:08

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài
Tài chính 10/07/2025 22:37

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
Tài chính 10/07/2025 17:46

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank
Tài chính 10/07/2025 08:23