--> -->

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Hàn Quốc siết chặt quy định về việc đem pin lithium lên máy bay Du lịch hè 2025: Nhu cầu tăng cao, du khách lên kế hoạch từ sớm Viettravel Airlines đón may bay Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng

Cục Hàng không vừa có báo cáo Bộ Xây dựng về phương án xử lý tàu bay B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines (RKA) mang quốc tịch Campuchia bị bỏ rơi tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài từ năm 2007 đến nay.

Tàu bay của hãng RKA do gặp sự cố phải đỗ tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài từ năm 2007 đến nay.
Tàu bay của hãng RKA do gặp sự cố phải đỗ tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài từ năm 2007 đến nay.

Không đủ điều kiện bán đấu giá

Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, tàu bay Boeing B727-220 vốn thuộc Hãng hàng không Royal Khmer Airlines (RKA) mang quốc tịch Campuchia với số hiệu đăng ký XU-RKJ, đỗ tại Sân bay quốc tế Nội Bài từ ngày 1/5/2007.

Ngày 5/8/2014, Cảng Nội Bài có báo cáo tàu bay này không được khai thác từ năm 2007, ảnh hưởng đến hoạt động của cảng và kiến nghị Cục Hàng không Việt Nam tiến hành các thủ tục xử lý. Trên cơ sở đó, Cục Hàng không Việt Nam gửi thông báo tới Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Ủy ban Nhà nước về Hàng không dân dụng Campuchia yêu cầu nhận lại tàu bay.

Ủy ban Nhà nước về Hàng không dân dụng Campuchia phản hồi: Giấy phép khai thác (AOC) của RKA đã bị thu hồi; tàu bay bị xóa đăng ký quốc tịch Campuchia từ ngày 13/10/2008 và Campuchia đồng ý để Việt Nam xử lý tàu bay theo pháp luật Việt Nam. Cục xác định tàu bay bị bỏ và sẽ xử lý theo quy định pháp luật Việt Nam. Bộ Tài chính đã có quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản, tuy nhiên tàu bay chưa được xác định giao cho cơ quan, đơn vị cụ thể nào là “đơn vị chủ trì quản lý tài sản".

Cục Hàng không Việt Nam tổ chức đấu thầu rộng rãi, lựa chọn Công ty Thẩm định giá VNG Việt Nam tiến hành thẩm định giá trị tàu bay. Theo chứng thư thẩm định, giá, tàu bay được xác định có giá 1 tỷ 762 triệu đồng, tuy nhiên, do hạn chế về mặt thông tin của tài sản, đơn vị thẩm định giá cũng gặp hạn chế trong việc xác minh, kiểm chứng thông tin. Tổ đánh giá tình trạng kỹ thuật tàu bay nhận định: Tình trạng kỹ thuật của tàu bay bị xuống cấp trầm trọng, không thể phục hồi và không đáp ứng các tiêu chuẩn về đủ điều kiện bay theo quy định của Việt Nam và quốc tế.

Năm 2021, Cục Hàng không Việt Nam liên hệ với Boeing để định giá tài sản tàu bay B727, Boeing xác nhận vào ngày 14/5/2021, giá trị thương mại bằng 0 và có gợi ý tháo dỡ để thu hồi vật chất. Thực trạng kỹ thuật của tàu bay không đủ điều kiện kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn để bán đấu giá.

Trong giai đoạn này, Cục đã đề xuất phương án bán đấu giá dưới dạng sắt vụn và việc xác định giá khởi điểm của tài sản bán do Cục chủ động xác định để nhanh chóng di chuyển tàu bay, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động khai thác của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài; hoặc sử dụng tàu bay vào mục đích làm đồ dùng học tập hoặc phục vụ diễn tập phòng, chống khủng bố trong hoạt động hàng không dân dụng.

mb-4-7435.jpg
Thực trạng kỹ thuật của tàu bay hiện nay không đủ điều kiện kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn để bán đấu giá.

Tài sản thẩm định giá do không có hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật hay các tài liệu liên quan đi kèm; Việt Nam không có hãng hàng không nào hiện đang khai thác dòng tàu bay này; kết quả thẩm định giá được đưa ra trong điều kiện hạn chế về mặt thông tin giao dịch do tài sản thẩm định giá là đặc thù, chưa có tiền lệ giao dịch tại Việt Nam.

Trên thế giới, cũng ít khi xảy ra giao dịch tương tự. Các tài sản đưa vào làm tài sản so sánh có thời điểm xa nhất từ năm 2015, vì vậy, đơn vị thẩm định giá gặp hạn chế trong việc xác minh, kiểm chứng thông tin tài sản so sánh thu thập.

“Do Cục Hàng không Việt Nam không đủ điều kiện, không có chức năng định giá tài sản, phải dựa vào kết quả đơn vị định giá đưa ra làm căn cứ triển khai bán đấu giá. Trường hợp tài sản bán đấu giá là tàu bay bị xuống cấp trầm trọng, hỏng hóc nặng và không thể phục hồi, tại Việt Nam chưa có tiền lệ và thế giới cũng không có trường hợp tương tự, Cục nhận thấy không đủ cơ sở và thiếu thuyết phục trong quá trình phê duyệt giá khởi điểm của tài sản mà bên định giá đưa ra”, Cục Hàng không Việt Nam nhận định.

Chuyển giao làm mô hình đào tạo

Đưa ra giải pháp xử lý vướng mắc, Cục Hàng không Việt Nam đã trao đổi với Học viện Hàng không Việt Nam phối hợp trong việc xây dựng phương án xử lý đối với tàu bay “bỏ quên” và Học viện Hàng không Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn được sử dụng tàu bay này làm mô hình, giáo cụ thực hành, thực tập trong cơ sở đào tạo chuyên ngành về hàng không.

Học viện sẽ phối hợp cùng với các cơ quan liên quan, tiến hành tiếp nhận tàu bay, thuê các đơn vị khảo sát, lập phương án tháo lắp, di chuyển khả thi về trụ sở Học viện tại Cam Ranh (Khánh Hòa) hoặc tại Long Thành (Đồng Nai).

mb-3-4110.jpg
Hiện nay, tàu không còn khả năng khôi phục tính năng bay nhưng lại là tài sản có ích để sử dụng làm giáo cụ trực quan.

Theo tính toán, chi phí mua máy bay làm mô hình dạy học nhập từ nước ngoài với các tiêu chuẩn hàng không ước tính 500 tỷ đồng. Trong khi đó, Học viện Hàng không Việt Nam tính toán chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt, hoàn thiện bàn giao (nếu được chuyển giao cho Học viện) chỉ ở mức dưới 10 tỷ đồng.

Học viện là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước về lĩnh vực hàng không dân dụng; có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Hàng không Việt Nam và các nước trong khu vực.

Học viện Hàng không Việt Nam cũng cam kết bảo đảm đủ nguồn tài chính để tiếp nhận tàu bay như (tháo lắp, vận chuyển tàu bay, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng) từ nguồn thu học phí, nguồn tài trợ,... không sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.

Các chuyên gia ngành hàng không đánh giá, tàu bay bị bỏ lại tại sân bay Nội Bài mặc dù không còn khả năng khôi phục tính năng bay nhưng lại là tài sản có ích để sử dụng làm giáo cụ trực quan. Các sinh viên hàng không trong quá trình học tập, đào tạo có điều kiện được tiếp xúc với loại tàu bay, trang thiết bị tàu bay phù hợp với hệ tiêu chuẩn và công nghệ hiện tại để thực hiện miêu tả trực quan, tháo-lắp bên ngoài và bên trong như tháo lắp ghế, hệ thống đèn chiếu sáng,...

Máy bay còn đầy đủ các kết cấu như khung sườn, hàng ghế, buồng càng, buồng lái, các loại đồng hồ hiển thị,... công nghệ của máy bay hiện vẫn đang được áp dụng trong ngành hàng không. Ngoài ra, các thành phần cấu tạo chính của động cơ vẫn đầy đủ, yếu tố rất quan trọng trong đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng vì đây là một dạng thiết bị rất khó tìm và mô phỏng rất phức tạp.

“Nếu không có giáo cụ trực quan sinh động cho việc đào tạo nhân lực ngành hàng không thì việc này trở nên lý thuyết hóa, xa rời các quy định pháp luật về hàng không dân dụng, không phù hợp với nền giáo dục hiện đại hiện nay. Mô hình tàu bay này là giáo cụ cần thiết cho việc đào tạo gắn với thực tiễn, gắn với quy định pháp luật và giúp làm giảm đáng kể chi phí mua thiết chuyên dụng tại nước ngoài về phục vụ đào tạo”, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá.

Tuệ Lâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai vào sáng mai (11/7) để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.
EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

Kể từ ngày 1/7/2025, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực trực thuộc. Theo đó, EVNHANOI tổ chức lại các Công ty Điện lực cấp quận/huyện từ 30 đơn vị xuống còn 12 Công ty Điện lực khu vực. Việc sắp xếp này nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, phát huy hiệu quả nguồn lực, hướng đến xây dựng mô hình hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số toàn diện trong ngành điện.
Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 10/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn công tác chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tới cán bộ, viên chức, người lao động BHXH các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bệnh viện sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận gần 900 ca trẻ em nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo và sán dây – những bệnh lý thường lây truyền từ thú nuôi trong gia đình
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.

Tin khác

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết luận thanh tra tại Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank), chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản trị, cấp tín dụng, xử lý nợ xấu và tuân thủ pháp luật.
Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng. Các giải pháp tín dụng thời gian tới sẽ được triển khai đồng bộ, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời hướng đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Quyết định của Chính phủ về việc chấm dứt cơ chế “room tín dụng” từ năm 2026 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong điều hành chính sách tiền tệ. Từ chỗ bị ràng buộc bởi hạn mức cấp phát tín dụng, hệ thống ngân hàng sẽ vận hành theo nguyên tắc thị trường, dựa trên năng lực thực tế, mức độ an toàn vốn và hiệu quả quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo ưu tiên mạnh mẽ hơn cho tín dụng nhà ở xã hội, đặc biệt đối với người trẻ, nhóm đang bị “bỏ quên” trong nhiều chính sách hiện hành.
Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được điều chỉnh theo hướng mở, linh hoạt và ưu đãi hơn đáng kể so với trước.
Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương đang đề xuất bổ sung quy định về định danh điện tử, trách nghiệm của sàn đối với các mô hình thương mại điện tử như livestream bán hàng để tạo thuận lợi cho hộ, cá nhân tuân thủ quy định về thuế.
Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên chưa hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh được giao từ Hội sở chính. Bên cạnh đó, công tác quản trị điều hành và kiểm soát nội bộ còn nhiều lỗ hổng. Đặc biệt, quá trình cấp tín dụng tồn tại sai sót trong việc thiết lập hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ tài sản bảo đảm.
Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính khẳng định nguồn kinh phí để giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được bố trí đầy đủ, không lo thiếu.
Xem thêm
Phiên bản di động