FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế
Đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2009, cho thấy sức hút đặc biệt của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Vốn FDI thực hiện cũng đạt trên 11,7 tỷ USD, tăng 8,1% - mức cao nhất trong giai đoạn 2021 - 2025.
Đáng chú ý, số lượng dự án FDI mới tiếp tục tăng ấn tượng. Đã có 1.988 dự án được cấp phép mới, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký gần 9,3 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân, phản ánh sự đa dạng và tiềm năng phát triển bền vững của thị trường Việt Nam.
![]() |
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu, thu hút gần 12 tỷ USD (Ảnh minh họa: Thanh Hà) |
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu, thu hút gần 12 tỷ USD, chiếm khoảng 55,6% tổng vốn FDI đăng ký, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Đây cũng là ngành đứng đầu về số dự án mới (chiếm 38,2%) và số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 56,5%), khẳng định vai trò then chốt của lĩnh vực sản xuất trong chiến lược thu hút đầu tư của Việt Nam.
Ngành kinh doanh bất động sản xếp thứ hai, với tổng vốn đầu tư đạt gần 5,17 tỷ USD, chiếm 24% tổng vốn FDI đăng ký, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng dài hạn của thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Tiếp theo là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ (gần 1,18 tỷ USD) và cấp nước, xử lý rác thải, nước thải (902,9 triệu USD). Ngành bán buôn, bán lẻ dù không đứng đầu về giá trị nhưng lại dẫn đầu về số giao dịch góp vốn, mua cổ phần (chiếm 40,9%).
Các chuyên gia nhận định, dòng vốn FDI dồi dào và đa dạng không chỉ giúp tạo thêm việc làm, chuyển giao công nghệ mà còn góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện cán cân thanh toán và củng cố vị thế của Việt Nam trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Việc tổng vốn FDI tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam duy trì đà tăng trưởng cao, bền vững trong thời gian tới. Đồng thời, đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy môi trường đầu tư Việt Nam đang ngày càng minh bạch, hấp dẫn và an toàn hơn đối với cộng đồng quốc tế.
Bảo Thoa
Nên xem

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Gần 80% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”

Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Kiểm soát tốt dịch sốt xuất huyết, nhưng không thể chủ quan

Cần trả lại sự trong sáng cho văn hóa học đường

Nghỉ hè sinh viên về quê tìm bình yên hay ở lại kiếm cơ hội?

Đồng ý chủ trương sáp nhập Vinaphone, VNPT-Media vào VNPT
Tin khác

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam
Tài chính 11/07/2025 19:08

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026
Tài chính 11/07/2025 16:03

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài
Tài chính 10/07/2025 22:37

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”
Tài chính 10/07/2025 17:46

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank
Tài chính 10/07/2025 08:23

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng
Tài chính 08/07/2025 10:51

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn
Tài chính 07/07/2025 12:00

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Tài chính 04/07/2025 07:40

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử
Tài chính 03/07/2025 19:33

Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng
Infographic 03/07/2025 17:15