--> -->
Multimedia
12/07/2025 11:54 Chia sẻ
Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

12/07/2025 11:54

Với Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, việc kiến tạo môi trường văn hóa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là trách nhiệm trong quá trình phát triển bền vững. Môi trường văn hóa ấy cần được xây dựng từ ba trụ cột: gia đình, nhà trường và xã hội - nơi con người Hà Nội được định hình và phát triển toàn diện.
Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Với Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, việc kiến tạo môi trường văn hóa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là trách nhiệm trong quá trình phát triển bền vững. Môi trường văn hóa ấy cần được xây dựng từ ba trụ cột: gia đình, nhà trường và xã hội - nơi con người Hà Nội được định hình và phát triển toàn diện.

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa
Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Giữa nhịp sống hối hả của đô thị hóa và áp lực công việc, vẫn có những gia đình Hà Nội giữ được ngọn lửa ấm của tình thân và những giá trị sống tốt đẹp. Ở vùng quê yên bình Ba Vì (Hà Nội), ai cũng biết đến gia đình bác sĩ Nguyễn Ngọc Vinh như một tấm gương sáng về nếp nhà gắn bó, yêu thương trong thời đại mới. Anh Vinh là Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Ba Vì, còn vợ là giáo viên tiểu học. Công việc của cả hai vợ chồng đều áp lực, bận rộn, nhưng chưa bao giờ họ để công việc cuốn đi những giá trị cốt lõi trong gia đình.

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa
Gia đình bác sĩ Nguyễn Ngọc Vinh.

Hàng ngày, dù có muộn đến mấy, cả nhà vẫn quây quần bên mâm cơm, chia sẻ cùng nhau chuyện công việc, học hành và cuộc sống. Với anh, gia đình không chỉ là nơi để về, mà còn là nơi để học cách yêu thương, sẻ chia, và cùng nhau trưởng thành. Đặc biệt, mẹ của anh, dù tuổi cao nhưng luôn là người giữ nếp nhà, truyền dạy cho con cháu lối sống tử tế, biết trước biết sau. Hai người con một trai, một gái đều ngoan ngoãn, học giỏi, trong đó con trai đang là sinh viên năm thứ tư Đại học Y Hà Nội, con gái học lớp 12, luôn đạt thành tích cao. Không chỉ chăm lo cho con cái, vợ chồng anh Vinh còn quan tâm, phụng dưỡng cha mẹ hai bên, giúp các cụ sống vui, sống khỏe và trở thành chỗ dựa tinh thần cho cả gia đình. Anh Vinh cho rằng: “Hạnh phúc gia đình không tự nhiên mà có, nó đến từ sự nhẫn nại, sự chia sẻ và cả những hy sinh thầm lặng mỗi ngày”.

Trong bối cảnh xã hội thay đổi nhanh chóng, với công nghệ len lỏi từng ngóc ngách của cuộc sống, gia đình bác sĩ Vinh vẫn giữ được sự gắn kết giữa các thế hệ - giữa truyền thống và hiện đại. Chính từ những điều giản dị ấy, gia đình bác đã trở thành một hình mẫu đẹp về “gia đình văn hóa trong kỷ nguyên mới”, nơi mỗi thành viên đều biết sống có trách nhiệm, có yêu thương và luôn hướng về nhau như điểm tựa không gì thay thế.

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa
Gia đình ông Phạm Văn Hà.

Tương tự, tại phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội), ngôi nhà của gia đình ông Phạm Văn Hà lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười và thơm mùi cơm chín. Ông Hà vốn là cán bộ hưu trí từng công tác trong ngành công an, nay đã ngoài 70 tuổi. Cả đời sống giản dị, liêm khiết và đầy trách nhiệm, ông Hà không chỉ là trụ cột của gia đình ba thế hệ, mà còn là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” suốt nhiều năm qua.

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Hai vợ chồng ông Hà sống cùng gia đình con trai, hai đứa cháu nội. Dù tuổi cao, ông bà vẫn giữ nếp sống điều độ, giản dị: sáng dậy sớm tập thể dục, đọc sách, dạy cháu học; chiều tưới cây, trò chuyện cùng hàng xóm, tối cả nhà quây quần bên mâm cơm, không một ai dán mắt vào điện thoại. Điều đặc biệt là, ông Hà rất tâm huyết với việc giữ gìn nếp sống văn minh, ứng xử có văn hóa, không chỉ trong nhà mà còn ngoài cộng đồng. Ông luôn có kế hoạch cụ thể, tuyên truyền, góp ý chân thành, vận động bà con phân loại rác, giữ gìn trật tự, hạn chế tiếng ồn, cư xử tử tế với người lao động.

Ông Hà thường nói: “Văn hóa bắt đầu từ cách mình chào một đứa trẻ, nhặt giúp một chiếc vỏ chai, hay im lặng đúng lúc người khác cần nghỉ ngơi”. Do vậy, trong nhà, ông bà dạy con cháu theo lối “nói ít, làm nhiều”. Các cháu của ông dù sống giữa thời công nghệ số nhưng vẫn giữ được thói quen đọc sách giấy, nói lời cảm ơn, xin lỗi, giúp đỡ người lớn tuổi. Không ít lần, giáo viên của các cháu đã gửi lời khen về sự lễ phép, nền nếp của các em.

Bà con trong xóm hay gọi vui nhà ông là “nhà 5 không, 3 có”: không tiếng to, không rác thải, không cãi vã, không xích mích, không phô trương; có yêu thương, có tri thức, có trách nhiệm. Chính nhờ sự nêu gương ấy, ông Hà nhiều năm liền được tổ dân phố tín nhiệm làm Bí thư Chi bộ khu dân cư và gia đình ông luôn đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa tiêu biểu”.

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

“Chúng tôi luôn vận động các gia đình tại khu dân cư gìn giữ nét đẹp ứng xử của người Hà Nội, biểu dương những tấm gương tiêu biểu, phổ biến thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình... Thay vì biểu dương chung chung, chúng tôi phân nhóm gia đình văn hóa tiêu biểu trong từng lĩnh vực như: Khuyến học, giữ gìn di sản, từ thiện nhân đạo... Khi cộng đồng biết đến những tấm gương, người ta sẽ soi vào chính gia đình mình để điều chỉnh hành vi”, ông Hà cho biết.

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

- Những năm qua, thành phố Hà Nội tập trung vào xây dựng văn hóa tại ba môi trường: Gia đình, nhà trường, xã hội. Đối với khối nhà trường, Thành phố đã đưa vào giảng dạy Bộ tài liệu giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch trong nhà trường ở ba cấp học từ năm học 2012-2013. Từ năm học 2024 - 2025, việc giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch được triển khai cả ở bậc học mầm non. Thành phố tập trung bồi đắp tình yêu quê hương cho các em học sinh qua việc tổ chức các chương trình tham quan, học tập trực tiếp tại những di tích ở xã, phường nơi các em sinh sống.

Đối với môi trường xã hội, Hà Nội triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng từ năm 2017, với những quy tắc ứng xử cụ thể tại các không gian khác nhau như: Di tích lịch sử, nhà văn hóa, chợ, siêu thị, ga tàu xe, thư viện, công viên... Ở một nơi nếp sống văn minh khó thâm nhập như chợ dân sinh, thành phố đã có những thành công bước đầu với mô hình “Chợ văn minh”. Chợ Thái Hà (Hà Nội) một thời lộn xộn nhưng hiện tại, ngay từ cổng chợ, quy tắc ứng xử nơi công cộng được niêm yết. Tất cả các mặt hàng đều được đặt trên kệ cao, thoáng, sạch sẽ, lối đi lại thường xuyên được vệ sinh.

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Thái độ phục vụ của các tiểu thương cũng nhã nhặn, lịch sự. Có được kết quả đó là nhờ các cấp Hội Phụ nữ đã tuyên truyền ứng xử văn minh trong thương mại, đề nghị các hộ kinh doanh cam kết bán đúng, bán đủ, bán hàng bảo đảm chất lượng... Mô hình Chợ văn minh là bước cụ thể hóa việc triển khai thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trong không gian chợ, là biện pháp truyền thông hiệu quả nhất để đưa quy tắc ứng xử nơi công cộng vào cuộc sống thông qua sự tương tác, giao thương giữa các tiểu thương với người dân đến mua bán hàng.

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Ngoài ra, về phát triển văn hóa đọc, hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, xây dựng môi trường đọc thuận lợi, thân thiện, phát triển văn hóa đọc trong nhân dân, góp phần thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. Các thư viện công cộng trên địa bàn Thành phố đã chú trọng đổi mới tổ chức và hoạt động, triển khai nhiều mô hình phù hợp, thực hiện tốt vai trò khơi dậy đam mê, hình thành thói quen, xây dựng và phát triển kỹ năng đọc, kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, góp phần xây dựng người dân Thủ đô phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.

Thành phố cũng đều đặn tổ chức cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, Hội sách Hà Nội, triển khai và xây dựng công trình Phố sách Hà Nội tại phố 19/12 (quận Hoàn Kiếm). Phố Sách Hà Nội quy tụ 16 đơn vị xuất bản uy tín, góp phần tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng văn hóa đọc cho nhân dân Thủ đô, tạo nét đẹp trong đời sống văn hóa - xã hội Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của mảnh đất kinh kỳ.

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Thầy Cấn Văn Trường - giáo viên Trường THCS Hạ Bằng (xã Hạ Bằng, Hà Nội) cho rằng, hiện nay, trong kỷ nguyên số, việc tập trung xây dựng văn hóa tại ba môi trường: Gia đình, nhà trường, xã hội, là vô cùng quan trọng. Với ba trụ cột đó, hầu như khi tham gia bất kỳ môi trường nào, hành vi của mỗi cá nhân đều được điều chỉnh vừa bằng quan niệm xã hội, vừa bằng những quy tắc cụ thể. Mặc dù vẫn còn những hiện tượng vứt rác ra đường, nói tục hay xô xát chỉ vì va chạm nhỏ..., nhưng quan trọng văn hóa Hà Nội vẫn là khôi phục những nét đẹp văn hóa truyền thống song song kiến tạo những nét văn hóa thời đại. “Đặc biệt, hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kéo theo những thay đổi trong hành vi, thói quen và ứng xử của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội, internet tạo nên không gian ảo mà ở đó các giá trị truyền thống dễ bị mai một, thậm chí lệch chuẩn. Trước thực tế này, việc xây dựng một hệ giá trị văn hóa, con người Hà Nội thời đại mới là vô cùng cần thiết”, thầy Trường nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin và tuyên truyền, kết hợp hiệu quả giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội trong xây dựng, phát triển toàn diện con người Thủ đô trong thời đại mới, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên có sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống tốt đẹp và giá trị hiện đại, văn minh, như lòng yêu nước, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, bản lĩnh, trách nhiệm, tinh thần thượng tôn pháp luật, sự sáng tạo, ý thức tự học, thực học và học tập suốt đời, khát vọng phát triển bền vững Thủ đô.

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Tiếp tục quan tâm, bổ sung chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, trọng dụng người có tài, có đức. Xây dựng cơ chế đặc thù thu hút tài năng trẻ; tạo môi trường, điều kiện tốt để trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân và toàn thể nhân dân Thủ đô phát huy tài năng, sức sáng tạo trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, thể chất, tinh thần, góp phần phát triển toàn diện con người Hà Nội...

Văn hóa không tự sinh ra, cũng không tự tồn tại. Nó hình thành từ mỗi bữa cơm gia đình, mỗi hành vi ứng xử ngoài đường, mỗi cuốn sách trẻ em đọc và mỗi hành động nhỏ được lặp lại trong cộng đồng. Xây dựng môi trường văn hóa người Hà Nội trong kỷ nguyên mới không phải là khẩu hiệu, mà là một hành trình đầy tâm huyết và trách nhiệm. Hà Nội, với cốt cách thanh lịch của đất kinh kỳ, với khát vọng phát triển xứng tầm một Thủ đô sáng tạo, văn minh đang từng bước tạo dựng những môi trường văn hóa vững bền, thích ứng, giàu bản sắc. Đó là nền móng vững chắc để xây dựng con người Hà Nội hiện đại: sống có văn hóa, có trách nhiệm, hội nhập nhưng không hòa tan.

Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa
Bài 2: Kiến tạo môi trường văn hóa

Nội dung: Kim Tiến | Đồ họa: Đức Hà

Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

Trong kỷ nguyên mới, khi Hà Nội bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng và chuyển mình mạnh mẽ cùng đất nước, giá trị ...