--> -->

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như hiện hành là 2.000 đồng/lít đến hết năm 2026.
Hôm nay (6/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầuỦy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Đề xuất tiếp tục giảm thuế môi trường với xăng, dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2026.

Chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu được áp dụng từ tháng 4/2022. Hiện mức thuế này được giảm 50%, tương ứng 2.000 đồng tính trên một lít xăng (trừ etanol) và 1.000 đồng với mỗi lít dầu diesel. Chính sách này hết hiệu lực cuối năm nay, kéo theo thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ quay lại mức trần từ đầu 2026.

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, góp phần bình ổn giá nhiên liệu trong nước, CPI, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài chính sách này đến hết năm sau. Theo đó, thuế bảo vệ môi trường với xăng, trừ etanol dự kiến là 2.000 đồng một lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng một lít; mỡ nhờn 1.000 đồng một kg; dầu hỏa 600 đồng một lít.

Riêng nhiên liệu bay được đề xuất áp dụng mức thuế 2.000 đồng một lít, thay vì ưu đãi 1.000 đồng như hiện hành.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đến hết 2026. (Ảnh minh hoạ)

Từ 2027, thuế bảo vệ môi trường dự kiến quay về mức trần, theo quy định là xăng (trừ etanol) là 4.000 đồng một lít; nhiên liệu bay 3.000 đồng một lít; dầu diesel, mazut, dầu nhờn là 2.000 đồng một lít; dầu hỏa 1.000 đồng một lít; mỡ nhờn là 2.000 đồng một kg.

Bộ Tài chính cho biết việc duy trì chính sách giảm thuế trong những năm qua giúp giá xăng dầu luôn ổn định, hạn chế tác động tiêu cực của diễn biến giá thế giới. Năm nay, việc giảm thuế cũng góp phần giảm chi phí thuế trong cơ cấu bán lẻ, từ đó giảm giá xăng dầu.

Với nhiên liệu bay, Bộ này cho rằng việc thực hiện chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường giúp giảm chi phí nhiên liệu đầu vào cho ngành hàng không và doanh nghiệp vận tải hàng không.

Hiện, thị trường hàng không Việt Nam cơ bản đã phục hồi. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị quy định thuế bảo vệ môi trường là 2.000 đồng một lít, giảm 1.000 đồng so với mức thuế theo quy định. Việc này để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo công bằng giữa các ngành vận tải khác như đường sắt, đường bộ...

Tuy nhiên, ngân sách giảm thu, khoảng 40.835 tỷ đồng trong năm 2024. 4 tháng đầu năm nay, số giảm thu ước khoảng 14.394 tỷ đồng (chưa gồm số giảm thu thuế giá trị gia tăng). Giảm thu ngân sách, song Bộ đánh giá đây sẽ là khoản hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước để giúp người dân, doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Nếu được thông qua, Nghị quyết sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026.

Tác động mạnh mẽ tới người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế

Xăng, dầu là mặt hàng có vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng, mang tầm chiến lược trong bảo đảm ổn định và giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là bảo đảm về an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và là yếu tố đầu vào quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp.

Kể từ năm 2022 đến nay, giá xăng, dầu trên thị trường quốc tế và trong nước đã có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động đến đời sống người dân và ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội; góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ phục hồi và phát triển sau dịch Covid-19, căn cứ Biểu khung thuế và nguyên tắc điều chỉnh mức thuế tại Luật Thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đã tham mưu, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các Nghị quyết điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu và mỡ nhờn, nhằm phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Ngoài ra, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường, nên chi phí thuế bảo vệ môi trường được chuyển trực tiếp vào giá bán sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế và người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế bảo vệ môi trường.

Do đó, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn góp phần giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu thụ xăng dầu và giảm các chi phí gián tiếp đến tiêu dùng các sản phẩm, hàng hóa khác.

Khi đó hộ gia đình, cá nhân sẽ có thêm một phần tài chính để chi tiêu; đồng thời sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất, kinh doanh.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

Bài 1: Định hình văn hóa, con người Thủ đô mới

Trong kỷ nguyên mới, khi Hà Nội bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng và chuyển mình mạnh mẽ cùng đất nước, giá trị của văn hóa thanh lịch, văn minh càng trở nên quan trọng và cần được phát huy như một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Đó không chỉ là những chuẩn mực trong ứng xử giao tiếp, trong lối sống nhã nhặn, lịch thiệp của người Tràng An xưa, mà còn là thước đo của chất lượng cuộc sống đô thị hiện đại.
Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Từ ngày 1/1/2026, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ có những điều chỉnh đáng chú ý. Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 31 của Luật Việc làm số 74/2025/QH15, được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 16/6/2025.
Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới

Chiều 11/7, Bộ Ngoại giao cho biết, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc lần thứ 13 (FMM MKC 13) trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan.
Phường Nghĩa Đô: Sẵn sàng lắng nghe kiến nghị của nhân dân

Phường Nghĩa Đô: Sẵn sàng lắng nghe kiến nghị của nhân dân

Ngày 11/7, phường Nghĩa Đô đã tổ chức Hội nghị Giao ban với Bí thư Chi bộ các tổ chức đảng trực thuộc, Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư trực thuộc phường.
Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 11/7, tiếp tục chương trình làm việc trong khuôn khổ Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với Anh và Liên minh châu Âu (EU) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 15.
Hà Nội vinh danh những tấm gương tiêu biểu của Công an Thủ đô

Hà Nội vinh danh những tấm gương tiêu biểu của Công an Thủ đô

Chiều 11/7, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt, biểu dương các gương điển hình tiên tiến của Công an Thủ đô và Phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

Chiều 11/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi và Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận đã đồng chủ trì Hội thảo về hồ sơ Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản.

Tin khác

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Shinhan Bank Việt Nam bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại trong quản trị, tín dụng, ngoại hối và bị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục toàn hệ thống.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết luận thanh tra tại Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank), chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản trị, cấp tín dụng, xử lý nợ xấu và tuân thủ pháp luật.
Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng. Các giải pháp tín dụng thời gian tới sẽ được triển khai đồng bộ, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời hướng đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Quyết định của Chính phủ về việc chấm dứt cơ chế “room tín dụng” từ năm 2026 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong điều hành chính sách tiền tệ. Từ chỗ bị ràng buộc bởi hạn mức cấp phát tín dụng, hệ thống ngân hàng sẽ vận hành theo nguyên tắc thị trường, dựa trên năng lực thực tế, mức độ an toàn vốn và hiệu quả quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo ưu tiên mạnh mẽ hơn cho tín dụng nhà ở xã hội, đặc biệt đối với người trẻ, nhóm đang bị “bỏ quên” trong nhiều chính sách hiện hành.
Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nhiều thuận lợi trong hợp tác công tư lĩnh vực khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Cơ chế hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được điều chỉnh theo hướng mở, linh hoạt và ưu đãi hơn đáng kể so với trước.
Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương đang đề xuất bổ sung quy định về định danh điện tử, trách nghiệm của sàn đối với các mô hình thương mại điện tử như livestream bán hàng để tạo thuận lợi cho hộ, cá nhân tuân thủ quy định về thuế.
Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên chưa hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh được giao từ Hội sở chính. Bên cạnh đó, công tác quản trị điều hành và kiểm soát nội bộ còn nhiều lỗ hổng. Đặc biệt, quá trình cấp tín dụng tồn tại sai sót trong việc thiết lập hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ tài sản bảo đảm.
Xem thêm
Phiên bản di động