--> -->

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang ghi nhận đà phục hồi ấn tượng, với mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% - cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2025. Trong bức tranh tươi sáng đó, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ được xem là những “mũi nhọn” góp phần quan trọng, đồng thời phản ánh nỗ lực mạnh mẽ của toàn nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều thách thức từ thị trường quốc tế.
Hướng đến mục tiêu tăng trưởng GDP hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030 Phải duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững, liên tục tới năm 2045 Hà Nội: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Tăng trưởng tích cực sau hàng loạt chính sách hợp lý

Theo số liệu của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), GDP quý 2/2025 tăng trưởng tích cực với tốc độ tăng ước đạt 7,96% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025.

Trao đổi với phóng viên bên lề buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2025, bà Phí Thị Hương Nga - Trưởng Ban Thống kê công nghiệp và xây dựng (Cục Thống kê) phân tích sâu hơn về các điểm nổi bật giúp GDP lập đỉnh.

Về sản xuất công nghiệp, quý 2 tiếp tục đà tăng trưởng từ quý 1. Cùng với đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn tiếp tục giữ vai trò chính, nổi bật là một số ngành có duy trì tăng trưởng tích cực như sản xuất xe có động cơ; ngành sản xuất truyền thống như chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc lá, đồ uống bắt đầu có những tín hiệu rất tích cực.

Bên cạnh đó các nhóm ngành như xuất khẩu điện tử, dệt may, da giày duy trì tăng trưởng ổn định trong 6 tháng đầu năm. Một điểm sáng nữa là nhóm ngành sản xuất nhiên liệu, nguyên vật liệu phục vụ xây dựng trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng rất cao, đặc biệt là nhóm ngành xi măng, gạch ngói, bê tông…; ngành sắt thép tăng trưởng ổn định.

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng
Nhóm ngành sản xuất nhiên liệu, nguyên vật liệu phục vụ xây dựng trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng rất cao. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Song hành với tăng trưởng công nghiệp, thì xây dựng cũng có tăng trưởng 9,62%. Và đóng góp vào tăng trưởng của ngành xây dựng phải kể đến một số yếu tố như: đầu tư công được đẩy mạnh trong thời gian vừa qua.

“Như chúng ta đã biết, một số dự án, công trình đầu tư công đã liên tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh trong 6 tháng vừa qua. Các chương trình về xây dựng nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, nhà dột nát đã được triển khai rộng khắp và quyết liệt trên khắp các địa phương. Đây cũng là các yếu tố tích cực cho sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm tăng trưởng”, bà Hương Nga nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo bà Hương Nga, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 6 tháng đầu năm đối với ngành bất động sản tiếp tục tăng cao. Bên cạnh đó, đầu tư cho công nghiệp cũng được đẩy mạnh, đó cũng là một trong các yếu tố giúp cho GDP ngành xây dựng tăng cao.

Bà Hương Nga cho rằng, năng lực của các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng, sự thay đổi công nghệ cũng như quy trình sản xuất giúp cho các doanh nghiệp, sự ấm dần lên của bất động sản,… cũng là các yếu tố nổi bật giúp ngành này có tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm nay.

Đối với ngành công nghiệp, có nhiều địa phương duy trì tăng trưởng cao nổi bật như Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định (cũ)… có tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua. Bên cạnh đó các đầu tàu như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng tích cực.

Đầu tư công trong 6 tháng đầu năm vẫn tiếp tục là động lực lớn nhất cho tăng trưởng khi tăng tới 19,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao kỷ lục. Tốc độ tăng trưởng cho thấy nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, các chủ nhà thầu trong thời gian vừa qua đã có tín hiệu đáng ghi nhận.

“Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện đầu tư công trong 6 tháng đầu năm mới đạt trên 32%, và chúng ta còn 68% vốn đầu tư công cần phải thực hiện trong 6 tháng cuối năm, đây là thách thức lớn cho các bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư, nhà thầu. Để thực hiện được khối lượng đầu tư công này trong 6 tháng cuối năm, Chính phủ và các bộ ngành địa phương cần phải tiếp tục có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng hơn nữa về các thủ tục hành chính cũng như công tác phê duyệt dự án để các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án, giúp vốn được trôi chảy hơn”, bà Hương Nga bày tỏ.

Công nghiệp là động lực để giữ vững mức tăng trưởng quý 2 gần 8%

Hiện nay, tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ các dự án hiện hữu và vốn điều chỉnh, với gần 2,2% (tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước), có thể nói đây là con số vô cùng tích cực.

Theo bà Phí Thị Hương Nga, các dự án mới lại giảm, theo quan sát của chúng tôi thì dường như các nhà đầu tư có tâm lý e ngại, thận trọng hơn trong việc phản ứng với các chính sách thuế đối ứng.

Từ các dư địa tăng trưởng, Cục Thống kê cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 như sau: 6 tháng đầu năm tăng 7,52%, 6 tháng cuối năm tăng 8,42%, cả năm tăng 8% (trong đó quý 1 tăng 7,05%, quý 2 tăng 7,96%, quý 3 tăng 8,33%, quý 4 tăng 8,51%).

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có lợi thế về hệ thống chính trị ổn định, hạ tầng tốt cũng như các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư. Đây cũng sẽ là đòn bẩy để giúp cho các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư - bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam trong 6 tháng cuối năm”, bà Hương Nga phân tích.

Trong từng khu vực cụ thể của nền kinh tế, theo Cục Thống kế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp duy trì tăng trưởng ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Một số lĩnh vực trong khu vực này đã và đang chuyển đổi sang mô hình canh tác sản xuất theo hướng an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, từng bước chuyên nghiệp hóa quy trình từ các doanh nghiệp lớn đến hộ sản xuất nhỏ lẻ. Trong 6 tháng qua, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao với giá trị tăng thêm là 8,07% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn mức tăng 8,89% của cùng kỳ năm 2022 trong giai đoạn 2020 - 2025. Chỉ số sản xuất của ngành tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng, là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 10,11%, đóng góp 2,55 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 9,62% - là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 - 2025, đóng góp 0,63 điểm phần trăm.

Trong khu vực dịch vụ, hoạt động ngoại thương, vận tải, du lịch tăng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khu vực và thế giới, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm tăng 8,14% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 - 2025.

Một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như bán buôn và bán lẻ tăng 7,03% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,76 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 9,82%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,53%, đóng góp 0,38 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 10,46%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm.

Bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê (Bộ Tài chính) thông tin thêm: Ngoài ngành nông nghiệp mà chúng ta vẫn duy trì ở mức tăng khá là 3,8%, thì khu vực công nghiệp, chế biến chế tạo là động lực quan trọng để chúng ta giữ được mức tăng trưởng quý 2 gần 8%, từ đó mức tăng trưởng của 6 tháng đầu năm đạt mức hơn 7,5%.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Xử phạt tài xế xe khách vừa lái xe vừa "lướt điện thoại" trên cao tốc

Camera hành trình của người dân đã ghi lại hình ảnh tài xế xe khách 60F-002.XX "vô tư" dùng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Cảnh sát giao thông (CSGT) đã nhanh chóng vào cuộc, xử phạt nghiêm tài xế.
Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng

Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng

6 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội Thủ đô tiếp tục phát triển, tăng trưởng GRDP đạt 7,63%, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu năm 2025 đạt mức tăng trưởng 8% trở lên.
Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Rộng mở cơ hội việc làm dành cho lao động trẻ Thủ đô

Với mục tiêu giúp người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ hội tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với lãnh đạo 5 Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Ninh Bình, Thái Nguyên, Quảng Bình, Cao Bằng và Lạng Sơn tổ chức Phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, qua đó kết nối hiệu quả cung - cầu lao động.
Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 đủ độ tin cậy để các trường đại học sử dụng tuyển sinh

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 đủ độ tin cậy để các trường đại học sử dụng tuyển sinh

Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chủ trì hội nghị.
Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Phương tiện giao thông là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí khoảng 60% tại Hà Nội. Trong quá trình chuẩn hóa vùng phát thải, chống ô nhiễm theo vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, thành phố Hà Nội sẽ quy định đồng bộ các nội dung liên quan tới tác nhân phát thải, đặc biệt là kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân toàn diện, toàn bộ để tạo lập một vùng phát thải thấp.
Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Xét xử đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng của 452 bị hại

Trong 2 ngày 14-15/7, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Văn Hoành (sinh năm 1975, trú tại Hà Nội) ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong vụ án này, có đến hơn 452 người bị hại yêu cầu bị cáo phải bồi thường tiền gốc và lãi là hơn 181 tỷ đồng.
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Chiều ngày 15/7, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cùng đoàn đại biểu đã về Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ.

Tin khác

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Nhằm hỗ trợ cơ sở kinh doanh trong quá trình kê khai thông tin địa chỉ khi sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ quan thuế đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn chi tiết, đồng thời kịp thời cảnh báo nguy cơ giả mạo.
Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Trước những thay đổi về địa giới hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi, không gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời cảnh báo các hành vi giả mạo nhằm bảo vệ người nộp thuế.
Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt trên 21,5 tỷ USD, tăng mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Shinhan Bank Việt Nam bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại trong quản trị, tín dụng, ngoại hối và bị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục toàn hệ thống.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như hiện hành là 2.000 đồng/lít đến hết năm 2026.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết luận thanh tra tại Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank), chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản trị, cấp tín dụng, xử lý nợ xấu và tuân thủ pháp luật.
Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng. Các giải pháp tín dụng thời gian tới sẽ được triển khai đồng bộ, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời hướng đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Xem thêm
Phiên bản di động