Yêu cầu “chốt” điểm tái định cư của 2 dự án đường sắt quốc gia trong tuần tới
Hà Nội chuẩn bị giải phóng mặt bằng hai tuyến đường sắt huyết mạch Khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Bắc - Nam vào dịp 19/8 |
Ngày 11/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng ban Chỉ đạo GPMB chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo GPMB dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn Hà Nội) để nghe báo cáo về tiến độ triển khai công tác GPMB 2 dự án này.
Tham dự cuộc họp có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn - Phó Trưởng ban Chỉ đạo GPMB cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan và lãnh đạo các xã liên quan đến 2 dự án, gồm: Đại Xuyên, Phượng Dực, Chuyên Mỹ, Thường Tín, Thượng Phúc, Ngọc Hồi, Tiến Thắng, Quang Minh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Đông Anh, Phù Đổng, Thuận An.
Phân cấp, ủy quyền cấp xã thực hiện công tác GPMB
Trao đổi tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) cho biết, đang tích cực làm việc với các đơn vị liên quan để trong tháng 7 này hoàn thành rà soát hướng tuyến và tháng 8 bàn giao cọc mốc GPMB từng phần trên thực địa liên quan đến các địa phương. Vì thế, đơn vị mong muốn Thành phố chỉ đạo các địa phương tiếp tục phối hợp, hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ bàn giao cọc mốc cũng như các phần việc tiếp theo.
Lãnh đạo các sở, ngành, xã có liên quan đến 2 dự án đã báo cáo với lãnh đạo Thành phố về tình hình GPMB; đồng thời kiến nghị các nội dung liên quan để đẩy nhanh tiến độ GPMB 2 dự án.
Ngày 9/7 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì Hội nghị trực tuyến phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo. Trên tinh thần chủ động tích cực và hiệu quả của các địa phương, Thủ tướng thống nhất khởi công đồng loạt 2 dự án vào ngày 19/8/2025, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Trên tinh thần chỉ đạo quyết liệt đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, đây là 2 dự án đường sắt quốc gia trọng điểm có ý nghĩa quan trọng. Các đơn vị liên quan cần cập nhật thông tin, nắm vững các quy định của pháp luật để thực hiện công tác GPMB đúng tiến độ.
![]() |
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. |
Đối với các xã có 2 dự án đi qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn đề nghị, các địa phương cần chú trọng công tác tái định cư cho người dân; chủ động và chịu trách nhiệm về việc lập thẩm duyệt và chủ đầu tư dự án GPMB tại địa phương.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao của các xã, đặc biệt trong bối cảnh nhiều công việc sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1/7 vừa qua.
Đồng thời đề nghị lãnh đạo các xã tham dự cuộc họp báo cáo với Thường trực Đảng ủy xã để bảo đảm tinh thần quyết liệt, thông suốt mọi chỉ đạo từ Trung ương đến Thành phố xuống các địa phương. Trong đó, Bí thư Đảng ủy các xã phải là Trưởng ban Chỉ đạo GPMB của xã để chỉ đạo thực hiện các dự án GPMB trên địa bàn liên quan đến 2 dự án quan trọng này.
Theo Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh, UBND Thành phố sẽ sớm ký ban hành hướng dẫn các quy định liên quan đến việc phân cấp, ủy quyền, thẩm quyền của cấp xã trong thực hiện công tác GPMB 2 dự án này. Trong đó, hướng dẫn cụ thể những phần việc nào thuộc thẩm quyền, phần việc nào phải xin ý kiến cấp trên để bảo đảm việc GPMB đúng quy định của pháp luật và tiến độ đề ra, trong đó chú trọng các nội dung liên quan đến việc chỉ định thầu.
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị các xã liên quan đến 2 dự án này cần chủ động và trong tuần sau phải "chốt" được các điểm tái định cư trên địa bàn. Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội sớm tham mưu Thành phố quy hoạch các khu tái định cư phục vụ các dự án đầu tư của Thành phố từ nay đến năm 2030.
"Các đơn vị liên quan của Thành phố phải sớm cập nhật số liệu cụ thể về các ga của 2 dự án này đi qua địa bàn Thành phố. Cùng với đó, phải chủ động hướng dẫn, phối hợp với các xã triển khai công tác GPMB hiệu quả, không dàn trải, trong đó ưu tiên các xã đông dân cư và phải GPMB lớn", Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.
357,94ha cần GPMB
Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại - đại diện Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo GPMB cho biết, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 187/2025/QH15 ngày 19/2/2025.
Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua địa phận thành phố Hà Nội có chiều dài khoảng 37,5km, đi qua địa bàn các huyện Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm (cũ). Dự kiến, khối lượng GPMB trên địa bàn Hà Nội khoảng 245,2ha. Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, dự án đi qua địa bàn các xã: Tiến Thắng, Quang Minh, Phúc Thịnh, Thư Lâm, Phù Đổng, Thuận An.
![]() |
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì cuộc họp. |
Liên quan triển khai công tác GPMB, thu hồi đất, qua rà soát, tổng hợp cho thấy, địa bàn huyện Mê Linh (cũ), nay là các xã Tiến Thắng, Quang Minh có diện tích đất cần thu hồi khoảng 9,394ha. Vị trí tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đoạn đi qua địa phận huyện Mê Linh (cũ) cơ bản chạy qua phần diện tích đất nông nghiệp, không phải thực hiện công tác tái định cư. Dự kiến, tổng chi phí GPMB khoảng 92,1 tỷ đồng.
Địa bàn huyện Đông Anh (cũ), nay là các xã Phúc Thịnh, Thư Lâm có diện tích đất cần thu hồi khoảng 72,099ha; dự kiến tổng chi phí GPMB khoảng 2.182,8 tỷ đồng. Địa bàn huyện Gia Lâm (cũ), nay là các xã Phù Đổng, Thuận An có tổng diện tích thu hồi đất (2 giai đoạn), bao gồm cả phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt, nhà ga khoảng 198ha (xã Phù Đổng - sau sắp xếp, khoảng 171,5ha; xã Thuận An - sau sắp xếp, khoảng 25,6ha).
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản số 8078/VP-NNMT ngày 3/6/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã định kỳ hằng tuần rà soát, cung cấp thông tin, báo cáo theo thời hạn, biểu mẫu với Ban Quản lý dự án đường sắt - Bộ Xây dựng.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024. Chiều dài tuyến đi qua địa bàn Hà Nội khoảng 27,9km; tổng diện tích đất dự kiến thu hồi, GPMB khoảng 112,74ha, nằm trên địa bàn các xã: Ngọc Hồi, Thường Tín, Thượng Phúc, Phượng Dực, Chuyên Mỹ và Đại Xuyên (các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên cũ).
Ngày 13/3/2025, Văn phòng UBND Thành phố có văn bản số 2927/VP-ĐT đề nghị UBND các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên (cũ) rà soát, tổng hợp nhu cầu tái định cư và đề xuất địa điểm tái định cư. Cụ thể, huyện Thường Tín (cũ), nay là các xã Thường Tín, Thượng Phúc có tổng diện tích thu hồi (không bao gồm phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt) là khoảng 44,955m2; ảnh hưởng khoảng 411 hộ gia đình. Nhu cầu diện tích đất xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn khoảng 16ha.
Tại địa bàn huyện Thanh Trì (cũ), nay là xã Ngọc Hồi, có tổng diện tích đất thu hồi khoảng 5,571ha, trong đó đất ở khoảng 0,7632ha, còn lại là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp khác. Nhu cầu tái định cư khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khoảng 320 trường hợp tại xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì (cũ). Tổng diện tích bố trí tái định cư dự kiến khoảng 2,56ha.
Tại địa bàn huyện Phú Xuyên (cũ), nay là các xã Phượng Dực, Chuyên Mỹ, tổng diện tích thu hồi khoảng 62,2084ha, trong đó đất ở khoảng 3,33ha (số liệu sơ bộ dựa trên phạm vi, hướng tuyến Ban Quản lý dự án đường sắt - Bộ Xây dựng cung cấp; UBND huyện Phú Xuyên (cũ) chưa có văn bản báo cáo).
Để bảo đảm nội dung, tiến độ báo cáo về việc thực hiện công tác thu hồi đất GPMB, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị, UBND các xã, phường thuộc phạm vi 2 dự án tuyến đường sắt quốc gia đi qua, chưa có văn bản báo cáo về công tác GPMB, phạm vi diện tích thu hồi đất, nhu cầu tái định cư, khẩn trương gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Môi trường để tổng hợp.
"UBND các xã, phường chủ trì giải quyết các vướng mắc (nếu có) trong công tác GPMB thuộc thẩm quyền theo chỉ đạo tại Văn bản số 3865/UBND-NNMT ngày 2/7/2025 của UBND Thành phố. Đồng thời, UBND các xã cung cấp thông tin đầu mối cán bộ tổng hợp các nội dung liên quan đến công tác GPMB 2 dự án này, gửi về Sở Nông nghiệp và Môi trường để biết và theo dõi, liên hệ", Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản

“Siết” thuế bán hàng online: Tăng thu ngân sách, đảm bảo công bằng kinh doanh

Bentley EXP 15: Mẫu concept 3 cửa độc đáo mở đầu kỷ nguyên điện hóa của thương hiệu siêu sang Anh

Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Mùa sấu ngang qua Phan Đình Phùng

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Sớm đưa xã Thanh Oai trở thành cực tăng trưởng phía Nam Thủ đô
Tin khác

HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026
Chỉ đạo - Điều hành 10/07/2025 13:49

Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa
Chỉ đạo - Điều hành 10/07/2025 12:03

Quy định mới về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô”
Chỉ đạo - Điều hành 10/07/2025 12:01

Đất bãi sông Hà Nội được khai thác ra sao theo Nghị quyết mới?
Chỉ đạo - Điều hành 09/07/2025 21:46

Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 09/07/2025 18:24

Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu
Chỉ đạo - Điều hành 09/07/2025 18:22

Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú
Chỉ đạo - Điều hành 09/07/2025 17:06

Phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm
Chỉ đạo - Điều hành 09/07/2025 15:14

Chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết
Chỉ đạo - Điều hành 09/07/2025 14:54

Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát
Chỉ đạo - Điều hành 09/07/2025 12:26