Bước tiến mới trong quản lý chất lượng: Minh bạch, số hóa, hậu kiểm hiệu quả
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa Miễn công bố hợp quy đối với sản phẩm đáp ứng đủ yêu cầu quản lý chất lượng Hiện đại hóa, số hóa công tác quản lý chất lượng hàng hóa |
Đổi mới toàn diện phương thức quản lý chất lượng
Chiều 7/7, tại Họp báo thông tin về 5 Luật trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ông Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia đã thông tin một số điểm mới về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo ông Hiệp, ngày 18/6/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc sửa đổi này nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng tại các Nghị quyết số 57-NQ/TW, 59-NQ/TW, 66-NQ/TW và 68-NQ/TW, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và chuyển đổi số quốc gia.
![]() |
Ông Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc gia đã thông tin một số điểm mới về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. |
Luật sửa đổi, bổ sung lần này đã đổi mới toàn diện phương thức quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo các định hướng lớn sau: Chuyển đổi mô hình quản lý chất lượng theo rủi ro. Tại Điều 3, quy định, phân loại sản phẩm, hàng hóa được chuyển từ phân nhóm hành chính (nhóm 1, nhóm 2) sang phân loại sản phẩm, hàng hóa theo ba mức độ rủi ro (thấp, trung bình, cao). Ưu tiên giám sát và hậu kiểm thay cho tiền kiểm nhằm tăng hiệu qua, giảm can thiệp hành chính.
Đây là bước chuyển từ mô hình quản lý hành chính sang quản trị hiện đại dựa trên dữ liệu và khoa học, thể hiện tư tưởng cốt lõi lấy khoa học công nghệ làm công cụ quản trị quốc gia.
Luật cũng quy định rõ nguyên tắc quản lý chất lượng phù hợp với từng mức độ rủi ro. Cách tiếp cận này giúp giảm chi phí tuân thủ, đồng thời phân bổ hợp lý nguồn lực quản lý vào nhóm có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, an toàn và môi trường.
Luật quy định giảm nhẹ thủ tục hành chính đối với hàng nhập khẩu. Cụ thể, Luật bổ sung quy định tạo thuận lợi cho hàng hóa nhập khẩu có mức độ rủi ro trung bình: Được công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá hoặc chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được công nhận; không phải công bố lại đối với lô hàng cùng loại, trừ khi có thay đổi về quy chuẩn kỹ thuật, đặc tính sản phẩm hoặc cảnh báo từ cơ quan có thẩm quyền.
Một trong những điểm mới nữa là ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn trong quản lý chuỗi cung ứng. Luật dành một điều riêng quy định việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong quản lý chất lượng.
Bao gồm: Hộ chiếu số sản phẩm, nhãn điện tử; hệ thống truy xuất nguồn gốc, phản hồi người tiêu dùng; giám sát chất lượng qua nền tảng số, hệ thống dữ liệu tích hợp… Những quy định này góp phần hiện đại hóa quản lý chất lượng trên toàn chuỗi cung ứng.
Tại Điều 48, Luật quy định xây dựng hệ thống giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Luật yêu cầu thiết lập hệ thống giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa cấp quốc gia có chức năng: Kết nối dữ liệu giữa các cơ quan quản lý; thu thập, phân tích phản ánh, cảnh báo từ người tiêu dùng; hỗ trợ hậu kiểm và xử lý rủi ro chất lượng.
"Đây là bước tiến giúp quản lý chất lượng dựa trên dữ liệu, phân tích và công nghệ số. Việc ứng dụng công nghệ số, phân tích dữ liệu giúp nâng cao hiệu quả hậu kiểm, giảm chi phí tuân thủ và tăng tính minh bạch trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa", ông Hiệp thông tin.
Tăng cường các chế tài xử phạt
Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã bổ sung quy định quản lý chất lượng hàng hóa kinh doanh trên nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử. Trong đó, làm rõ trách nhiệm của người bán và trách nhiệm của chủ quản nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử trong việc bảo đảm chất lượng hàng hóa. Người bán phải công khai trung thực thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Chủ quản nền tảng số trung gian phải có biện pháp kiểm tra, xử lý đối với hàng hóa vi phạm pháp luật về chất lượng; thiết lập và vận hành hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Luật bổ sung chế tài xử lý vi phạm theo hướng răn đe mạnh hơn, tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, thu hồi giấp phép hoặc hình sự; công khai vi phạm trên nền tảng số quốc gia.
![]() |
Việc Quốc hội thông qua Luật này cho thấy quyết tâm đổi mới trong hoàn thiện thể chế, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nhanh, bền vững. Ảnh minh họa. |
Đồng thời, quy định rõ hành vi nghiêm cấm như thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng, nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm, hàng hóa; kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ - đặc biệt trên môi trường số.
Các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để xuất khẩu như hỗ trợ tư vấn, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế; thử nghiệm, giám định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, xây dựng thương hiệu để đáp ứng yêu cầu thị trường toàn cầu...
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã thể hiện sự chuyển hướng rõ nét trong tư duy lập pháp: Từ quản lý hành chính cứng nhắc sang quản trị rủi ro, từ khuyến khích sang chế tài hợp lý, từ tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên dữ liệu và công nghệ số. Điều này không chỉ giúp tăng hiệu quả thực thi pháp luật mà còn góp phần giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia và bảo đảm công bằng, minh bạch trên thị trường.
Việc Quốc hội thông qua Luật này cho thấy quyết tâm đổi mới trong hoàn thiện thể chế, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nhanh, bền vững và thân thiện với môi trường. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng để Việt Nam hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, xây dựng xã hội tiêu dùng có trách nhiệm và phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đô thị cổ Provins, viên ngọc của nước Pháp

Còn đó, khúc hoan ca mùa Hạ

Nhận định Ludogorets Razgrad vs Dinamo Minsk: Bước khởi đầu nhiều ẩn số tại Champions League

Vụ án "Mr Pip": Đằng sau 5.315 tỷ đồng đã được thu hồi và những chi tiết chưa từng công bố

Tỷ giá USD hôm nay (8/7): Giá USD "chợ đen" giảm nhẹ

Bóng đá Việt Nam đặt mục tiêu dự World Cup từ 2034, hướng đến tầm nhìn 2045

Giá xăng dầu hôm nay (8/7): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Tin khác

Việt Nam sẵn sàng đóng góp làm sống động hợp tác đa phương, thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế
Tin mới 07/07/2025 19:15

Số hóa để giao thông Hà Nội văn minh
Giao thông 04/07/2025 19:31

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 03/07/2025 22:05

Hà Nội đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 02/07/2025 17:32

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
Sự kiện 01/07/2025 20:19

Nhiều ngôi chùa đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an sáng ngày 1/7
Văn hóa 01/07/2025 13:16

Nghị quyết số 59 - bước phát triển mới về tư duy và định hướng hội nhập quốc tế
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 01/07/2025 12:07

Thời khắc đặc biệt cho trang sử mới
Chính quyền 2 cấp 01/07/2025 06:06

Cú hích chiến lược để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên tri thức
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 28/06/2025 11:29

Từng bước đưa Việt Nam vươn lên thành trung tâm công nghệ số toàn cầu
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 27/06/2025 19:49