Xu thế tất yếu của đô thị hiện đại
Hà Nội đề xuất tăng phí thuê vỉa hè gấp 3 lần, tăng giá trông giữ xe Phải đảm bảo giao thông cho người dân Nên hạn chế phương tiện cá nhân theo lộ trình |
Gánh nặng từ xe chạy xăng, dầu
Thủ đô Hà Nội, đô thị lớn bậc nhất cả nước, đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường và giao thông, trong đó nổi cộm là gánh nặng từ các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu. Sự phát triển nhanh chóng của phương tiện cá nhân trong khi hạ tầng giao thông và chính sách kiểm soát khí thải chưa bắt kịp đã khiến tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, tắc nghẽn giao thông trầm trọng và nguy cơ sức khỏe cộng đồng ngày càng lớn.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, toàn Thành phố hiện có trên 7,6 triệu phương tiện giao thông, trong đó gần 6 triệu xe máy và khoảng 900.000 ô tô. Mỗi năm, số lượng phương tiện cá nhân vẫn tăng từ 4-6%, đặc biệt là ô tô cá nhân, dẫn đến áp lực nặng nề lên hạ tầng giao thông vốn đã quá tải. Phần lớn các phương tiện này vẫn sử dụng xăng, dầu làm nhiên liệu chính, góp phần lớn vào lượng phát thải khí nhà kính và bụi mịn trong không khí.
Báo cáo giám sát chất lượng không khí tại Hà Nội từ nhiều năm trở lại đây cho thấy, nồng độ bụi mịn PM2.5 thường xuyên vượt ngưỡng an toàn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Trong đó, một trong những nguyên nhân lớn nhất được xác định là khí thải từ các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Hoạt động giao thông chiếm từ 70-90% lượng phát thải CO và NOx trong nội đô Hà Nội. Những loại khí thải này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hô hấp của người dân mà còn là nguyên nhân hình thành bụi mịn, làm giảm tầm nhìn và tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ.
![]() |
Việc giảm thiểu phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã trở thành một xu hướng không thể đảo ngược. |
Tình trạng ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, tổng hợp thống kê về chất lượng không khí tại Hà Nội từ nhiều nguồn cho thấy, chỉ số AQI thường xuyên ở mức đỏ, mức cảnh báo cao về ảnh hưởng sức khoẻ. Không chỉ gây ô nhiễm, xe chạy xăng, dầu còn góp phần lớn vào tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm tiếng ồn tại Hà Nội. Tình trạng tắc đường xảy ra liên tục tại các trục chính như Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Cầu Giấy, Giải Phóng… Đặc biệt, vào giờ cao điểm, việc hàng triệu xe máy, ô tô chạy xăng cùng lúc chen chúc trên các tuyến phố đã tạo nên một bầu không khí đặc quánh khói bụi, nóng bức và ngột ngạt. Việc này không chỉ khiến người dân mệt mỏi mà còn làm gia tăng tai nạn, chi phí vận hành xã hội và giảm hiệu quả kinh tế của Thành phố.
Ngoài ra, một bộ phận lớn xe máy, ô tô cá nhân tại Hà Nội đã sử dụng trên 10 năm, không được kiểm định khí thải định kỳ, trở thành nguồn phát thải ô nhiễm cố hữu nhưng lại khó xử lý vì liên quan đến sinh kế của người dân. Trước thực trạng đó, nhiều chuyên gia giao thông và môi trường cho rằng, Hà Nội cần một lộ trình rõ ràng, mạnh mẽ để từng bước giảm dần và tiến tới loại bỏ các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ra khỏi nội đô.
Thách thức và triển vọng
Trước thực tế đó, thành phố Hà Nội đã sớm nhận diện thách thức và chủ động đề ra các giải pháp để giảm phụ thuộc vào phương tiện chạy xăng, dầu. Nổi bật là việc Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ dừng hoạt động xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch tại nội thành, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xe điện, xe thân thiện với môi trường.
Mới đây nhất, theo chỉ đạo của Chính phủ tại Chỉ thị số 20/CT-TTg (ngày 12/7/2025), Hà Nội được yêu cầu sẽ thí điểm cấm xe máy chạy xăng trong phạm vi Vành đai 1 từ tháng 7/2026. Đây được xem là bước ngoặt mạnh mẽ trong tiến trình chuyển đổi năng lượng trong giao thông đô thị. Lộ trình này không chỉ đặt ra những mốc thời gian rõ ràng, mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị nghiêm túc về hạ tầng, chính sách và truyền thông xã hội để người dân đồng hành.
TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, đánh giá lộ trình ngừng lưu thông xe chạy xăng, dầu là một quyết tâm cần thiết của Chính phủ nhằm giảm ô nhiễm. Tuy nhiên, thời gian từ nay đến 1/7/2026 không còn nhiều, do đó Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền và đặc biệt là tính toán phương án hỗ trợ trực tiếp cho người dân, ngoài các chương trình đổi xe của doanh nghiệp. Bởi có thể tới hàng triệu chiếc xe chạy xăng cần chuyển đổi. Song song đó, việc phát triển mạnh mẽ hệ thống giao thông công cộng như metro, xe buýt điện là giải pháp căn cơ.
Dù định hướng là rõ ràng và cấp bách, nhưng việc triển khai ở Hà Nội sẽ gặp không ít khó khăn. Đó là nguồn lực tài chính hạn chế, thói quen sử dụng xe cá nhân ăn sâu trong đời sống, chưa đồng bộ trong hệ thống giao thông công cộng, và tâm lý lo ngại về giá xe điện, độ bền, an toàn. Tuy nhiên, với xu thế hiện nay, việc giảm thiểu phương tiện chạy nhiên liệu hóa thạch không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu cấp thiết để Hà Nội hướng tới một đô thị hiện đại, xanh và đáng sống. Với lộ trình rõ ràng, sự chuẩn bị đồng bộ và tinh thần đồng hành của người dân, Thủ đô hoàn toàn có thể trở thành hình mẫu tiên phong trong chuyển đổi giao thông bền vững, góp phần vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết trước cộng đồng quốc tế.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp và môi trường đô thị đối diện với hàng loạt áp lực từ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, tắc đường…, việc giảm thiểu phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã trở thành một xu hướng không thể đảo ngược. Đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, nơi dân số và mật độ phương tiện cơ giới ngày càng tăng cao, mục tiêu này không chỉ là định hướng về môi trường, mà còn gắn liền với quá trình chuyển đổi hạ tầng giao thông, phát triển đô thị bền vững và cải thiện chất lượng sống cho người dân.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có hơn 7,6 triệu phương tiện cơ giới, trong đó hơn 6,5 triệu là xe máy và khoảng 9000.000 ô tô. Đáng chú ý, phần lớn trong số đó vẫn sử dụng xăng, dầu - những nhiên liệu hóa thạch chính gây phát thải khí nhà kính. Hàng năm, các phương tiện giao thông vận tải đóng góp tới khoảng 70% lượng khí thải CO và hơn 50% NOx vào môi trường không khí đô thị. Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ bay hơi, bụi mịn (PM2.5, PM10) từ phương tiện cơ giới còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phổ điểm môn Tiếng Anh thể hiện sự phân hóa tích cực của đề thi tốt nghiệp THPT 2025

Cả nước có 513 thí sinh đạt điểm 10 môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Môn Toán chiếm gần 83% tổng số thí sinh bị điểm liệt

Bổ nhiệm ông Bá Văn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025: Duy nhất môn Ngữ văn không có điểm 10

MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì vi phạm về quảng cáo

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)
Tin khác

Hà Nội đối mặt ô nhiễm không khí: Người dân mong có giải pháp hiệu quả
Môi trường 15/07/2025 10:31

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/7: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc mưa rào và dông
Môi trường 15/07/2025 06:26

Dự báo ngày thời tiết Hà Nội ngày 14/7: Ngày nắng, chiều tối có mưa dông
Môi trường 14/07/2025 06:46

Ra mắt sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp
Môi trường 13/07/2025 18:18

Infographic: Hà Nội xanh - sạch - đẹp chào đón Quốc khánh 2/9
Infographic 13/07/2025 16:46

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rải rác
Môi trường 13/07/2025 06:19

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/7: Trời mát, đêm và sáng có mưa
Môi trường 12/07/2025 05:25

Infographic: Những vi phạm môi trường phổ biến tại Hà Nội, thực trạng và giải pháp
Môi trường 11/07/2025 17:24

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/7: Mưa rào và giông rải rác
Môi trường 11/07/2025 06:24

HĐND TP. Hà Nội thông qua danh mục 150 khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm
Môi trường 10/07/2025 12:07