--> -->

Những “nút thắt” trong giao thông đô thị

Các công trình hạ tầng giao thông được triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố không chỉ hướng đến mục tiêu làm mới bộ mặt đô thị mà lớn hơn là tạo ra sự đột phá phát triển. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, phần lớn các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn đều đang bị chậm tiến độ, trễ hẹn hoàn thành. Trong khi đó, tình trạng ùn tắc giao thông cũng chưa tìm được giải pháp xử lý triệt để.
Hà Nội quyết tâm xử lý dứt điểm 293 dự án chậm tiến độ trong năm 2023 Dự án cứng hoá kênh La Khê vẫn ì ạch "chạy" tiến độ Khi các dự án chậm tiến độ bị “điểm danh”!

Một số dự án vẫn “về đích” chậm

Dự án xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, Hà Nội, còn gọi là Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm, là công trình giao thông cấp II, công trình đê điều cấp đặc biệt, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu dự án là khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, bảo đảm giao thông kết nối trung tâm Hà Nội với cửa ngõ hàng không quốc tế Nội Bài. Tuy nhiên, sau nhiều năm thi công, dự án vẫn ngổn ngang chưa hẹn ngày về đích.

Những “nút thắt” trong giao thông đô thị
Các dự án hạ tầng giao thông chậm trễ so với kế hoạch về đích đã gây nhiều ảnh hưởng đến quy hoạch hạ tầng giao thông trong khu vực.

Khách quan mà nói, dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - An Dương Vương là công trình giao thông cấp II, công trình đê điều cấp đặc biệt. Theo quy định, hạng mục này chỉ được làm trong mùa khô và không được làm trong giai đoạn từ 15/6 - 31/10 hàng năm. Do đó chỉ thi công được 7 tháng, mỗi lần thi công lại phải tổ chức phân luồng giao thông cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy vậy, đây cũng không phải là lý do chính khi giai đoạn 1 của dự án gồm, xây dựng cầu vượt Yên Phụ - Nghi Tàm cùng điều chỉnh một phần kết cấu đê hữu Hồng đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương dài khoảng 1,1km, bằng việc thay thế một phần kết cấu đê đất bằng đê bê tông cốt thép đã hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018.

Còn giai đoạn 2 của dự án, sau hơn 4 năm vừa thi công vừa điều chỉnh, toàn bộ công trình mới chỉ hoàn thành khoảng một nửa. Điều đáng nói thêm ở đây là sự thiếu chuyên nghiệp của nhà thầu trong đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực. Ngay cả thời điểm phải tạm dừng thi công, toàn bộ công trường dự án hoàn toàn “lộ thiên” không có biển cảnh báo nguy hiểm cũng như rào chắn khu vực thi công, gây nguy hiểm cho người dân trong khu vực.

Cũng trong khu vực này, dự án mở rộng, nâng cấp đường Xuân Diệu của quận Tây Hồ cũng đang chậm trễ nhiều tháng so với kế hoạch dự kiến. Các yếu tố này đã góp phần đẩy áp lực giao thông khu vực Âu Cơ - Nghi Tàm - Xuân Diệu lên mức báo động.

Tại quận Đống Đa, dự án cầu vượt vòm sắt nút giao thông đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 08 của HĐND Thành phố. Sau nhiều năm chậm trễ, tháng 6/2023 vừa qua cầu vượt chữ C đưa vào hoạt động với kỳ vọng sẽ giảm thiểu tình trạng tắc đường tại nút giao này. Tuy vậy trên thực tế, sau hơn 1 phút trải nghiệm sự thông thoáng trên cầu vượt này, người tham gia giao thông lại tiếp tục phải chen chúc tại các điểm ùn tắc khác cách đó vài chục mét trên phố Chùa Bộc, nguyên nhân dẫn đến việc mở rộng đường Chùa Bộc vẫn đang chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng.

Thực tế, nhiều công trình dự án giao thông được triển khai trên địa bàn Thành phố nhằm mục tiêu nâng tầm cho đô thị Hà Nội. Tuy nhiên, việc triển khai ở hầu hết các dự án đến nay đều rơi vào thế ì ạch, chuyển biến chậm, điều này đã dẫn đến nhiều hệ lụy dân sinh, ảnh hưởng đến mục tiêu quy hoạch giao thông trong khu vực.

Nỗ lực giảm nhưng lại tăng

Tại chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021- 2025, Hà Nội sẽ tập trung triển khai đồng bộ 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Trong đó, có đưa ra việc rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thành phố Hà Nội. Đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng, huy động mọi nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tăng diện tích đất phục vụ giao thông. Đây là giải pháp cơ bản, mang tính đột phá, có vai trò cực kỳ quan trọng với chương trình.

Cùng với đó là vấn đề quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy tối đa năng lực mạng lưới giao thông hiện có; mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân… Tuy nhiên, từ hiện trạng giao thông Thủ đô, có thể thấy, mặc dù các cơ quan chức năng đã nỗ lực trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, song kết quả chống ùn tắc chưa bền vững. Ùn tắc giao thông vẫn đang diễn biến phức tạp.

Theo báo cáo của ngành Giao thông Vận tải Thủ đô, năm 2019, Hà Nội xóa được 10 điểm ùn tắc nhưng lại xuất hiện thêm 10 điểm ùn tắc mới. Năm 2020, Hà Nội tồn tại 33 điểm ùn tắc rồi tăng lên thành 37 điểm ùn tắc vào đầu năm 2021. Cả năm 2021, Hà Nội xử lý được 8/37 điểm ùn tắc nhưng đến cuối năm này lại phát sinh thêm 6 điểm, nâng tổng số thành 35 điểm. Đến năm trong năm 2022, số điểm ùn tắc trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng từ 35 lên 45 điểm và chỉ có 1 điểm ùn tắc là nút giao Linh Đường - Nguyễn Hữu Thọ (quận Hoàng Mai) được xử lý triệt để thông qua việc lắp đặt bổ sung hệ thống đèn tín hiệu giao thông, cải tạo vỉa hè và mở thông nút giao.

Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, để chống ùn tắc giao thông cần đồng bộ các giải pháp từ cơ chế chính sách đến hệ thống khung, tuy nhiên, tiên quyết tất cả là hạ tầng phải theo kịp sự phát triển của đô thị. Lấy ví dụ, do chưa đồng bộ toàn tuyến vành đai 2 cho nên khi các phương tiện từ cầu Vĩnh Tuy đổ về nút qua Ngã Tư Sở vẫn phải đi xuống đường dưới thấp để tiếp tục lưu thông, khiến nút giao này phải chịu áp lực rất lớn.

Cùng đó, nút giao Vành đai 3 với Cầu Giấy - Phạm Văn Đồng chưa được khép kín dẫn đến tình trạng ùn tắc nơi cửa ngõ Thành phố. Mặc dù ngành giao thông Thành phố đã thay đổi nhiều biện pháp tổ chức giao thông, phân làn phương tiện để tìm ra phương án tối ưu, hạn chế sự xung đột, giao cắt qua khu vực này nhưng tắc vẫn hoàn tắc.

Việc cần phải giải quyết vấn đề ùn tắc tại các nút giao này không phải chuyên gia cũng có thể nhìn thấy rõ, đó là cần sớm triển khai đầu tư hoàn thiện giao thông qua nút giao Ngã Tư Sở - Trường Chinh, tiếp tục tổ chức xây dựng đường Vành đai 2 và 1 phần đường Vành đai 3, để các dòng phương tiện lưu thoát tốt hơn. Tuy vậy, rõ ràng đây không phải việc làm đơn giản ở thời điểm hiện tại. Rõ ràng, cần có những biện pháp để triển khai đồng bộ hơn, thay vì để xảy ra ùn tắc rồi mới tìm phương án nghiên cứu, thực hiện.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dịu dàng màu nắng” tập 32: Xuân Bắc lặng lẽ mở lòng, bật đèn xanh cho vợ quay về

“Dịu dàng màu nắng” tập 32: Xuân Bắc lặng lẽ mở lòng, bật đèn xanh cho vợ quay về

Tập 32 của bộ phim truyền hình “Dịu dàng màu nắng”, lên sóng tối 16/7 trên VTV1, tiếp tục khai thác sâu mối quan hệ phức tạp nhưng đầy cảm xúc giữa Lan Anh (Lương Thu Trang) và Xuân Bắc (Duy Hưng). Sau nhiều hiểu lầm, tổn thương và xa cách, tín hiệu hàn gắn bắt đầu lóe lên.
Nhận định trận Dinamo Minsk vs Ludogorets: Khó khăn chồng chất

Nhận định trận Dinamo Minsk vs Ludogorets: Khó khăn chồng chất

Trận lượt về vòng loại đầu tiên UEFA Champions League giữa Dinamo Minsk và Ludogorets, sẽ diễn ra vào lúc 01h45 ngày 17/7. Với lợi thế dẫn trước 1-0 ở trận lượt đi, Ludogorets đang nắm giữ lợi thế nhất định. Tuy nhiên, Dinamo Minsk với điểm tựa sân nhà và khát khao lật ngược thế cờ chắc chắn sẽ không dễ dàng bỏ cuộc.
Khởi tố 6 đối tượng nâng điểm bài thi lớp 10 tại Thanh Hoá

Khởi tố 6 đối tượng nâng điểm bài thi lớp 10 tại Thanh Hoá

Sau một thời gian tập trung điều tra, xác minh, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố 6 bị can về tội "Giả mạo trong công tác"…
CAND Việt Nam II vô địch giải bóng đá Công an, Cảnh sát ASEAN mở rộng 2025

CAND Việt Nam II vô địch giải bóng đá Công an, Cảnh sát ASEAN mở rộng 2025

Tối 15/7, trận chung kết Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025 đã diễn ra trên sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội), với cuộc đối đầu giữa đội Công an nhân dân (CAND) Việt Nam II và đội Cảnh sát Campuchia. Với lối chơi áp đảo cùng sự vượt trội về chuyên môn, CAND Việt Nam II đã giành chiến thắng thuyết phục 4-0 để lên ngôi vô địch.
Tỷ giá USD hôm nay (16/7): Đồng USD tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (16/7): Đồng USD tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (16/7) ghi nhận sự ổn định của tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn chủ yếu đi lên hoặc không đổi so với phiên liền trước. Giá USD bán ra cao nhất đạt mức 26.397 đồng/USD. Chỉ số USD index đạt 98,64 điểm.
Giá vàng hôm nay (16/7): Vàng trong nước đồng loạt sụt giảm

Giá vàng hôm nay (16/7): Vàng trong nước đồng loạt sụt giảm

Thị trường vàng trong nước hôm nay 16/7, giảm quanh ngưỡng 300 nghìn đến 400 nghìn đồng/lượng.
Xã Vân Đình: Đẩy mạnh tuyên truyền Đại hội Đảng bộ lần thứ I

Xã Vân Đình: Đẩy mạnh tuyên truyền Đại hội Đảng bộ lần thứ I

Ngày 15/7, Đảng ủy xã Vân Đình đã tổ chức hội nghị nhằm rà soát và thống nhất kế hoạch tuyên truyền trọng tâm cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Vân Đình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, hướng tới việc tạo sự đồng thuận và không khí thi đua sôi nổi trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân địa phương.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/7: Ngày nắng, chiều tối và đêm mưa rào

Dự báo ngày 16/7, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm mưa rào và dông rải rác.
Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Hà Nội quyết liệt chuyển đổi phương tiện trong vành đai 1, 2, 3 để thiết lập vùng phát thải thấp

Phương tiện giao thông là nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí khoảng 60% tại Hà Nội. Trong quá trình chuẩn hóa vùng phát thải, chống ô nhiễm theo vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, thành phố Hà Nội sẽ quy định đồng bộ các nội dung liên quan tới tác nhân phát thải, đặc biệt là kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân toàn diện, toàn bộ để tạo lập một vùng phát thải thấp.
Nhức nhối những thói xấu ăn sâu trong giao thông đô thị

Nhức nhối những thói xấu ăn sâu trong giao thông đô thị

Là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, Hà Nội không ngừng nỗ lực xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh, hiện đại, xứng tầm với vị thế của Thủ đô. Thế nhưng, hành trình ấy đang gặp không ít trở ngại khi nhiều thói quen xấu trong ứng xử giao thông vẫn tồn tại một cách dai dẳng. Từ việc vượt đèn đỏ, lấn làn, bấm còi vô tội vạ cho đến thái độ ứng xử thiếu kiềm chế... tất cả đang làm xấu đi hình ảnh giao thông đô thị và đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả trong việc xây dựng nếp sống văn hóa giao thông hiện nay.
Xu thế tất yếu của đô thị hiện đại

Xu thế tất yếu của đô thị hiện đại

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp và môi trường đô thị đối diện với hàng loạt áp lực từ ô nhiễm không khí, tiếng ồn, tắc đường…, việc giảm thiểu phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã trở thành một xu hướng không thể đảo ngược. Đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, nơi dân số và mật độ phương tiện cơ giới ngày càng tăng cao, mục tiêu này không chỉ là định hướng về môi trường, mà còn gắn liền với quá trình chuyển đổi hạ tầng giao thông, phát triển đô thị bền vững và cải thiện chất lượng sống cho người dân.
Hà Nội đối mặt ô nhiễm không khí: Người dân mong có giải pháp hiệu quả

Hà Nội đối mặt ô nhiễm không khí: Người dân mong có giải pháp hiệu quả

Những ngày qua, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội dao động ở ngưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe tại nhiều khu vực, gây lo ngại trong cộng đồng. Thực trạng này đang nhận được sự quan tâm lớn từ người dân, đặc biệt là giới trẻ, người lao động và các chuyên gia môi trường, với kỳ vọng Thành phố sớm có những biện pháp kiểm soát rõ ràng, hiệu quả.
AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô

AI giám sát giao thông: Hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô

Việc triển khai hệ thống camera AI thay thế dần lực lượng Cảnh sát giao thông đang nhận được sự đồng tình từ nhiều tầng lớp xã hội. Không chỉ nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm, công nghệ này còn mang đến sự công bằng, minh bạch và góp phần hình thành văn hóa giao thông mới cho người dân Thủ đô.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/7: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/7: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc mưa rào và dông

Dự báo ngày 15/7, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng, có nơi có nắng nóng.
Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh

Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đồng thời chủ động mở rộng các lĩnh vực kinh doanh mới, bắt nhịp xu thế chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.
Những tuyến phố nào sẽ cấm xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch từ 7/2026?

Những tuyến phố nào sẽ cấm xe máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch từ 7/2026?

Theo yêu cầu của Thủ tướng, từ tháng 7/2026, xe mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe máy chạy xăng) sẽ không được đi vào khu vực phạm vi một số các tuyến phố trong khu vực nội đô.
Dự báo ngày thời tiết Hà Nội ngày 14/7: Ngày nắng, chiều tối có mưa dông

Dự báo ngày thời tiết Hà Nội ngày 14/7: Ngày nắng, chiều tối có mưa dông

Dự báo ngày 14/7, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông.
Xem thêm
Phiên bản di động