Tỷ giá USD hôm nay (16/7): Đồng USD tiếp đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (13/7): Giá USD "chợ đen" giảm Tỷ giá USD hôm nay (14/7): Giá USD “chợ đen” ổn định Tỷ giá USD hôm nay (15/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ cả 2 chiều mua và bán |
Tỷ giá USD trong nước hôm nay
Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 16/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 25.148 đồng.
Tỷ giá USD tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng, hiện ở mức 23.941 đồng - 26.355 đồng.
Giá bán USD tại một số ngân hàng thương mại lớn đa số tăng lên hoặc đi ngang, giá bán cao nhất được ghi nhận niêm yết tại 26.397 đồng/USD.
Cụ thể, ngân hàng Vietcombank sáng nay niêm yết ở mức 25.920 - 26.310 đồng/USD (mua vào - bán ra), giữ nguyên từ phiên trước đó.
![]() |
Đồng USD tiếp đà tăng. |
Ngân hàng BIDV không điều chỉnh mới so với phiên trước đó, niêm yết tại 25.950 - 26.310 đồng/USD. Giá USD ở ngân hàng Techcombank niêm yết tại 25.868 mua vào và 26.397 đồng/USD bán ra, tăng 10 đồng chiều mua và 5 đồng chiều bán so với công bố phiên trước.
Ngân hàng Eximbank niêm yết tại mốc 24.462 - 26.320 đồng/USD (mua vào - bán ra), giá mua vào đã tăng 19 đồng còn chiều bán ra tăng 20 đồng so với phiên trước. Tại ACB ở mốc 25.930 đồng/USD - 26.310 đồng/USD, cao hơn phiên trước 20 đồng cả hai chiều so với sáng qua.
Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VNĐ sáng nay niêm yết quanh mốc 26.350 - 26.420 đồng/USD, lùi 10 đồng cả hai chiều so với phiên liền trước.
Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới
Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,56%, lên mức 98,64.
Đồng USD đã đạt mức cao nhất trong vòng 15 tuần qua so với đồng yên Nhật, tăng 0,77% lên 148,84 yên. Trong khi đó, đồng euro giảm 0,52% còn 1,1602 USD; đồng bảng Anh cũng yếu đi 0,29%, còn 1,3388 USD.
Dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 0,3% trong tháng 6, phù hợp với dự báo, nhưng đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1. Giá cả tăng ở nhiều mặt hàng như cà phê, thiết bị âm thanh và đồ nội thất gia đình, điều mà các nhà kinh tế coi là bằng chứng cho thấy thuế nhập khẩu ngày càng tăng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang được chuyển sang người tiêu dùng.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ nguyên lãi suất trong thời gian chờ dữ liệu thể hiện rõ tác động của thuế quan. Tuy nhiên, sau dữ liệu được công bố vào hôm qua, các nhà giao dịch vẫn giữ nguyên dự đoán rằng Fed có khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới, với xác suất khoảng 60%.
“Thuế quan đã phản ánh trong dữ liệu, nhưng không tồi tệ như nhiều người lo ngại", Brian Jacobsen, nhà kinh tế trưởng tại Annex Wealth Management, nhận xét và cho biết thêm: “Không phải thuế quan không quan trọng, mà là chúng không tác động đến lạm phát một cách rõ ràng hay cơ học như nhiều người đã nghĩ".
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm đã tăng 4,3 điểm cơ bản lên mức 5,0156%. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm, thường biến động theo kỳ vọng về lãi suất của Fed, đã tăng 5,6 điểm cơ bản, lên 3,955% so với mức 3,898% vào cuối ngày thứ Hai.
Cùng với thuế quan và lạm phát, nhà đầu tư cũng theo sát tình hình tài khóa và nợ công của Mỹ, cũng như áp lực từ ông Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell nhằm cắt giảm lãi suất, theo Steve Englander - Trưởng bộ phận nghiên cứu FX nhóm G10 toàn cầu và chiến lược vĩ mô khu vực Bắc Mỹ tại chi nhánh Ngân hàng Standard Chartered ở New York.
Thương mại vẫn là một trọng tâm của nhà đầu tư sau khi ông Donald Trump cuối tuần qua đe dọa áp thuế 30% lên hàng hóa từ Liên minh châu Âu và Mexico kể từ ngày 1/8, cao hơn mức 20% như đề xuất ban đầu vào tháng 4. Tuy nhiên, vào thứ Hai, ông Donald Trump cho biết, ông sẵn sàng tiếp tục đàm phán.
Theo bà Claudia Buch, người đứng đầu cơ quan giám sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ECB sẽ kiểm tra khả năng chống chịu của các ngân hàng trước những biến động địa chính trị vào năm tới, như một sự nỗ lực tập trung vào các rủi ro từ thuế quan đến trừng phạt. ECB từ lâu đã cảnh báo rằng địa chính trị là một trong những rủi ro lớn nhất đối với các ngân hàng khu vực đồng euro, trong bối cảnh xung đột tại Ukraine và dải Gaza, cũng như cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy. ECB sẽ đánh giá mức độ sẵn sàng của các ngân hàng đối với loại rủi ro này, nhưng với một cách tiếp cận khác biệt.
Tuệ Lâm (t/h)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Nâng cao tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT: Hà Nội tăng cường đối thoại với doanh nghiệp

Không tiêm phòng sau nhiều lần bị chó cắn, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Quả bơ - "Siêu thực phẩm" từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh

Khẳng định rõ nét vai trò của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Tin khác

Đến lượt SHB Ba Đình bị Thanh tra NHNN "điểm danh" một số vi phạm cần khắc phục
Thị trường 16/07/2025 16:37

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm
Thị trường 16/07/2025 09:29

Giá vàng hôm nay (16/7): Vàng trong nước đồng loạt sụt giảm
Thị trường 16/07/2025 07:23

Giá vàng hôm nay (15/7): Vàng nhẫn và vàng miếng vẫn neo ở mức cao
Thị trường 15/07/2025 06:55

Giá xăng dầu hôm nay (15/7): Giá dầu thế giới bất ngờ quay đầu giảm
Thị trường 15/07/2025 06:42

Giá xăng dầu hôm nay (14/7): Giá dầu tiếp đà tăng
Thị trường 14/07/2025 06:52

Giá vàng hôm nay (14/7): Vàng trong nước và thế giới vẫn neo ở mức cao
Thị trường 14/07/2025 06:44

Dự báo giá vàng tuần tới: Tăng giá mạnh?
Thị trường 13/07/2025 17:59

Dự báo giá xăng có thể sẽ giảm trong kỳ điều hành tới
Thị trường 13/07/2025 16:06

Bộ Công an kiến nghị siết chặt quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu vàng
Thị trường 13/07/2025 10:18