--> -->

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu Đẩy nhanh rà soát bất cập tổ chức giao thông để kéo giảm ùn tắc Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Ùn tắc - vấn đề nan giải

Giao thông là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm đầu tư rất lớn, được ưu tiên hàng đầu để tạo đột phá chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Tuy nhiên, tại Hà Nội, tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội diễn biến ngày một phức tạp. Theo thống kê, đầu năm 2024, Thành phố có 33 điểm ùn tắc giao thông. Tính đến hết tháng 11/2024 đã xử lý được 13/33 điểm, nhưng lại phát sinh 16 điểm, nâng tổng số thành 36 điểm ùn tắc.

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông
Tại nút giao thông Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Tân (ngõ 106 Hoàng Quốc Việt), đơn vị thi công thực hiện xén dải phân cách giữa để mở rộng làn đường rẽ trái từ Hoàng Quốc Việt vào đường Nghĩa Tân và ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, chiều dài 30m rộng gần 4m (diện tích 113 m2). Ảnh: Đinh Luyện

Theo ghi nhận, trên địa bàn Thành phố có không ít điểm ùn tắc gần như mạn tính, suốt nhiều năm liền gây bức xúc cho người dân và các doanh nghiệp vận tải. Chẳng hạn như: nút ngã ba Xa La, ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, nút phía Bắc cầu Chương Dương, nút Đại lộ Thăng Long về trung tâm thành phố…

Nhiều tuyến đường, nút giao thông có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, nhất là vào khung giờ cao điểm. Đường Vành đai 3 trên cao là ví dụ. Theo tính toán, hiện trục giao thông này có lưu lượng 122.606 xe/ngày đêm, gấp 8,1 lần lưu lượng thiết kế; lưu lượng phương tiện qua cầu Thanh Trì, cầu Chương Dương đều gấp hơn tám lần năng lực thiết kế. Dễ hiểu vì sao, chỉ cần có một vụ va chạm nhỏ hoặc khi thời tiết thay đổi, cuối các kỳ nghỉ lễ… là giao thông tại các tuyến này lại trở nên căng thẳng.

Anh Nguyễn Văn Tuyến (45 tuổi) một tài xế taxi công nghệ chia sẻ, anh đã từng mất khoảng 1 tiếng 20 phút cho lộ trình Vành đai 3 - cầu Thanh Trì. "Con cái, gia đình, cơm nước, nên mất thời gian nhiều trên đường thì cũng ảnh hưởng công việc gia đình", anh Nguyễn Văn Tuyến bức xúc.

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông
Mật độ phương tiện giao thông tăng cao là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Ảnh: Đinh Luyện

Theo tìm hiểu từ những tài xế xe công nghệ, với Hà Nội, tốc độ di chuyển trung bình của xe ô tô vào khoảng dưới 20km/h ở đô thị, bao gồm cả trong và ngoài giờ cao điểm, nhưng trong giờ cao điểm có thể giảm đi vài ba lần. Nếu đặt bản đồ cho hành trình từ trung tâm ra các quận ven đô như Hà Đông, Cầu Giấy… trong giờ cao điểm, người lái xe ô tô sẽ mất gần 1 giờ đồng hồ cho quãng đường 10km, tốc độ trung bình chậm hơn xe đạp, khoảng 10km/h, trải nghiệm thực tế có thể tệ hơn nếu giao thông có sự cố.

Thực tế, nguyên nhân tình trạng ùn ứ giao thông trên địa bàn Hà Nội ngày một nghiêm trọng là bởi tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn Hà Nội tăng cao, trong khi tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông lại quá hạn chế. Sự chênh lệch này khiến mật độ giao thông trên nhiều tuyến đường vượt quá lưu lượng thiết kế, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm.

Linh hoạt các giải pháp

Hà Nội, với tốc độ phát triển đô thị ngày càng mạnh mẽ, để giải quyết vấn đề ùn tắc, các giải pháp đồng bộ đã được triển khai, bao gồm phân luồng giao thông hợp lý, tuyên truyền vận động Nhân dân hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, và tăng cường phương tiện vận tải công cộng. Đặc biệt, một trong những giải pháp nổi bật là xén vỉa hè và thu hẹp dải phân cách giữa các tuyến đường nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông tại những điểm nóng…

Các tuyến phố như Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh, Vành đai 2 (đường Láng), Vành đai 3 (Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm), và Đại lộ Thăng Long đã được cải tạo thông qua việc xén dải phân cách và mở rộng lòng đường. Sau khi hoàn thành, tình hình giao thông tại những khu vực này đã có sự chuyển biến tích cực, giúp giảm tải đáng kể ùn tắc, đồng thời tạo ra một bộ mặt đô thị khang trang và hiện đại hơn.

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông
Lòng đường được mở rộng sẽ góp phần tích cực giúp phương tiện lưu thoát. Ảnh: Đinh Luyện

Mới đây nhất, Sở Xây dựng Hà Nội đã đồng ý để Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông thực hiện xén dải phân cách tại các nút giao Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thuỷ, nút Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Tân - ngõ 106 (quận Cầu Giấy); đường Khuất Duy Tiến (đoạn hầm chui Trung Hòa) để mở rộng nút giao thông, giúp tránh xung đột và giảm ùn tắc giao thông.

Theo ghi nhận của Lao động Thủ đô tại nút Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thuỷ, hiện đơn vị thi công thực hiện xén hè mở rộng làn rẽ phải từ Nguyễn Phong Sắc sang đường Xuân Thuỷ, chiều dài xén 35m chiều rộng trung bình 2m. Được biết, khi việc xén hè hoàn thành, tuyến giao thông này sẽ có thêm làn xe mở rộng, các phương tiện đến ngã tư sẽ có một làn riêng để rẽ phải sang đường Xuân Thủy, giảm sự chờ đợi, ùn ứ.

Em Nguyễn Quang Anh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền) cho biết, thời gian trước đây khu vực nút giao Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy thường xuyên ùn tắc. Nguyên nhân là vì nơi đây tập trung nhiều trường học, nhất là vào đầu giờ sáng, giờ cao điểm, sinh viên, học sinh đi học. Em Em Nguyễn Quang Anh hi vọng, sau khi đường mở rộng ra, phương tiện lưu thông sẽ thoáng đãng hơn, từ đó giảm thiểu được tình trạng tắc đường.

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông
Theo tìm hiểu, việc xén vỉa hè, dải phân cách để mở rộng đường được Hà Nội thực hiện từ lâu, đến nay nhiều tuyến đã được cải tạo theo hình thức này. Đây là giải pháp ngắn hạn nhưng cấp thiết để giảm áp lực giao thông tại những vị trí đang quá tải. Ảnh: Đinh Luyện

Tương tự, tại nút Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Tân - ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, theo ghi nhận hiện đơn vị thi công thực hiện xén dải phân cách giữa để mở rộng làn đường rẽ trái từ Hoàng Quốc Việt vào đường Nghĩa Tân và ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, chiều dài 30m, rộng gần 4m (diện tích 113 m2). Việc xén dải phân cách giữa đã gần hoàn thiện. Theo kế hoạch, khi nút giao thông được xử lý sẽ góp phần mở rộng nút giao, tăng lưu thoát các dòng xe, giảm ùn tắc giao thông.

Được biết, đây không phải là lần đầu các ngành chức năng tổ chức xén vỉa hè, điều chỉnh giải phân cách để giảm ùn tắc. Theo tìm hiểu, từ cuối năm 2017, Hà Nội bắt đầu "xén bớt" dải phân cách đường Nguyễn Chí Thanh để mở rộng lòng đường. Đến tháng 1/2019, Thành phố tiếp tục xén hè, mở rộng không gian lưu thông tại các tuyến đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nghiêm Xuân Yên - Nguyễn Xiển và đường Láng.

Rõ ràng, việc xén hè, điều chỉnh dải phân cách là giải pháp cần thiết trong bối cảnh đường phố Hà Nội đang ngày càng trở nên đông đúc phương tiện giao thông như hiện nay. Tuy nhiên, về lâu dài, để giải bài toán ùn tắc giao thông đô thị, các ngành chức năng cần có những giải pháp đồng bộ và quy hoạch chi tiết mới có thể đem lại kết quả bền vững.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tới thăm hỏi, động viên, trao kinh phí hỗ trợ tới gia đình các nạn nhân trong vụ lật tàu xảy ra tại Quảng Ninh.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hồi 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480 km về phía Đông. Bão số 3 giảm 1 cấp do ảnh hưởng của địa hình, còn cấp 11; dự báo khi xuống Vịnh Bắc Bộ, bão sẽ có khả năng mạnh trở lại.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Trong nước, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn giảm trở lại. Giá vàng thế giới được dự báo khởi sắc.
Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/6/2025 quy định một số trường hợp người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp và các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ ngày 1/1/2026.
Nghệ An: Tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” cho hơn 300 trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Nghệ An: Tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” cho hơn 300 trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 20/7, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Hệ thống Giáo dục Khai Minh Đức tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” năm 2025 cho 330 trẻ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt là con của đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Tin khác

Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm tới thông tin “Hà Nội sẽ hỗ trợ mỗi người dân 3 - 5 triệu đồng để chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện”. Thông tin này lan truyền trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg yêu cầu Hà Nội từng bước loại bỏ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ra khỏi khu vực nội đô, bắt đầu từ Vành đai 1 vào ngày 1/7/2026.
Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội yêu cầu hai tuyến đường sắt đô thị cần được khởi công đúng tiến độ gồm Tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, dự kiến khởi công vào ngày 10/10/2025 và Tuyến số 5, đoạn Văn Cao - Hòa Lạc, dự kiến khởi công vào ngày 19/12/2025.
Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nội dung quy hoạch chung của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hợp nhất sẽ phải điều chỉnh đảm bảo đúng theo quy định nhưng đồng thời phát huy thế mạnh của từng khu vực.
Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe

Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe

Hiện nay, nhu cầu cấp giấy phép lái xe đang tăng cao, tuy nhiên nhiều trung tâm đào tạo lại đối mặt với tình trạng thiếu thí sinh. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do tâm lý lo lắng, không đủ tự tin, thậm chí là sợ trượt khiến hàng loạt học viên xin lùi lịch thi. Tình trạng này đang gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo trong việc lập danh sách đủ số lượng tối thiểu, đồng thời khiến năng lực tổ chức sát hạch chưa được khai thác hiệu quả.
TP.HCM: Khẩn trương giải quyết hồ sơ sát hạch lái xe cho người dân

TP.HCM: Khẩn trương giải quyết hồ sơ sát hạch lái xe cho người dân

Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang nỗ lực giải quyết số lượng hồ sơ sát hạch lái xe còn tồn đọng cho người dân trên địa bàn Thành phố, nhất là sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội thông tin, đơn vị vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Quốc Oai tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về phương án tuyến, vị trí và các hạng mục công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5, đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.
Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025

Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025

Thành phố Hà Nội yêu cầu đảm bảo tiến độ khởi công tuyến metro số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào ngày 10/10 và tuyến metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc vào ngày 19/12.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ xây hơn 100 khu tái định cư phục vụ đường sắt tốc độ cao

Các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ xây hơn 100 khu tái định cư phục vụ đường sắt tốc độ cao

Để chuẩn bị cho việc triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tỉnh miền Trung đang khẩn trương lên kế hoạch xây dựng hơn 100 khu tái định cư
Hà Nội: Cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương chấp hành pháp luật về giao thông

Hà Nội: Cán bộ, công chức, viên chức phải nêu gương chấp hành pháp luật về giao thông

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô” năm 2025, với chủ đề “Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai”.
Hà Nội đối mặt “bài toán xe cũ”: 70% xe máy đang lưu hành đã xuống cấp

Hà Nội đối mặt “bài toán xe cũ”: 70% xe máy đang lưu hành đã xuống cấp

Thủ đô Hà Nội hiện có hơn 9,2 triệu phương tiện giao thông các loại đang lưu hành. Trong đó, Thành phố quản lý hơn 6,9 triệu xe máy cùng 1,1 triệu ô tô; khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành khác cũng thường xuyên hoạt động trên địa bàn. Đáng lo ngại, có tới 70% số xe máy đang lưu hành là xe cũ đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động