Tiếp tục tổ chức mô hình công đoàn ngành trung ương là phù hợp
Tập trung bảo vệ lợi quyền người lao động Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội |
Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật trước Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, về sửa đổi Luật Công đoàn, có ý kiến cho rằng Hiến pháp quy định Công đoàn Việt Nam là đại diện cấp quốc gia, việc đưa quy định về tính đại diện lớn nhất của Công đoàn vào luật là cần thiết để bảo đảm cơ sở pháp lý rõ ràng cho tổ chức Công đoàn trong quá trình hội nhập và thực hiện các công ước quốc tế.
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận thấy ý kiến của đại biểu là xác đáng và quy định về tính đại diện lớn nhất của Công đoàn tại luật là cần thiết, phù hợp với quy định tại Điều 10 Hiến pháp 2013 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 203/2025/QH15). Đồng thời, tại Điều 9 về hợp tác quốc tế về công đoàn, khoản 1 Điều 11 về đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động của Luật Công đoàn năm 2024 đã thể hiện cụ thể nội dung này.
Cụ thể, Luật sửa đổi quy định rõ Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn và người lao động; là đại diện duy nhất của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
![]() |
Tổ chức lại hệ thống Công đoàn để chăm lo, bảo vệ tốt nhất quyền lợi người lao động. (Ảnh: HP) |
Đồng thời, sửa đổi, quy định rõ Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Luật được thông qua cũng quy định nghiệp đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp những người làm việc không có quan hệ lao động, cùng ngành, nghề hoặc những người lao động đặc thù khác, được công đoàn cấp trên cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Có ý kiến đề nghị quan tâm đến việc điều chỉnh hệ thống công đoàn từ 4 cấp còn 3 cấp (Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, công đoàn cơ sở) để phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp, cần tổ chức linh hoạt tại các địa phương.
Thực hiện chủ trương tổ chức chính quyền địa phương hai cấp gồm cấp tỉnh và cấp xã, không tổ chức cấp huyện, tại dự thảo Luật sửa đổi theo hướng bỏ quy định về “công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở” (bao gồm Liên đoàn Lao động cấp huyện; công đoàn ngành địa phương; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam...).
Đồng thời sửa đổi, bổ sung Điều 8 quy định về tổ chức công đoàn gồm cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cấp cơ sở, trong đó bổ sung quy định “công đoàn cấp trên cơ sở đặc thù do cấp có thẩm quyền cho phép phù hợp với tổ chức công đoàn.
Trong bối cảnh không tổ chức cấp huyện, số lượng cán bộ công đoàn thời gian qua đã được tinh gọn, việc sửa đổi về tổ chức bộ máy tổ chức Công đoàn không theo địa bàn dân cư mà chủ yếu ở đơn vị, doanh nghiệp theo phương châm “ở đâu có người lao động, ở đó có công đoàn” là phương án tối ưu, bảo đảm phù hợp với đặc thù công đoàn.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cân nhắc sự cần thiết của Công đoàn ngành trung ương trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam khi không còn đối tượng cán bộ, công chức, viên chức trong tổ chức công đoàn và cũng là để đảm bảo việc thực hiện tinh giản bộ máy hiệu lực, hiệu quả.
Về vấn đề này, Đoàn Chủ tịch cho rằng, hiện nay, trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, công đoàn ngành trung ương được tổ chức theo một số ngành, nghề, lĩnh vực với đối tượng tập hợp là viên chức, người lao động làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động thuộc ngành, nghề, lĩnh vực đó, như: Công thương, Ngân hàng, Giáo dục, Dệt may, Dầu khí, Đường sắt, Điện lực...
Thực hiện chủ trương tại Nghị quyết số 60-NQ/TW về không tổ chức công đoàn trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang hưởng 100% lương từ ngân sách nhà nước, nhưng các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong các ngành, nghề, lĩnh vực này vẫn có tổ chức công đoàn. Do vậy, việc tiếp tục tổ chức mô hình công đoàn ngành trung ương là phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định pháp luật và xu thế hoạt động của công đoàn trên thế giới.
Luật cũng đã sửa đổi hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam gồm: Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Công đoàn cấp trên cơ sở gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn cấp trên cơ sở đặc thù do cấp có thẩm quyền cho phép thành lập phù hợp với tổ chức công đoàn; Công đoàn cấp cơ sở gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
Bên cạnh đó, Luật quy định rõ Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh được mời tham dự kỳ họp, phiên họp, hội nghị của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan khi bàn các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chủ tịch công đoàn ngành trung ương, công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty, công đoàn cấp trên cơ sở khác được mời tham dự cuộc họp, hội nghị của cơ quan chuyên môn, cơ quan, tổ chức có liên quan khi bàn các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động và tổ chức Công đoàn.
Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức, đơn vị để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động gia nhập, thành lập công đoàn cơ sở...
Về chế độ tài chính, hằng năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự toán và quyết toán tài chính công đoàn của Công đoàn Việt Nam quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều 29 và khoản 2 Điều 31 của Luật này. Việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn cấp trên cơ sở, đơn vị sự nghiệp của Công đoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác của pháp luật có liên quan... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Cập nhật giấy phép lái xe lên VNeID nhanh gọn, tránh rủi ro lừa đảo

Hà Nội: Đoàn thanh niên tiên phong chuyển đổi số

Transerco: Giữ vững ổn định, tăng tốc chuyển đổi xanh

Google mở rộng công cụ tạo video AI Flow và Veo 3 tại Việt Nam

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần VI: Cầu nối trí tuệ, chính sách, phát triển

Hà Nội ghi nhận thêm 4 ổ dịch sốt xuất huyết trong tuần

Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường
Tin khác

Nghệ An thành lập 23 công đoàn xã, phường sau tinh gọn
Hoạt động 11/07/2025 17:28

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026
Công đoàn 10/07/2025 22:51

Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội
Hoạt động 09/07/2025 13:09

Thi đua là động lực phát triển bền vững của doanh nghiệp
Hoạt động 08/07/2025 13:13

Bảo vệ cao nhất quyền lợi của cán bộ Công đoàn chuyên trách làm việc theo chế độ hợp đồng
Công đoàn 06/07/2025 10:36

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Hoạt động 04/07/2025 12:34

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động: Nền tảng cho sự phát triển bền vững
Vì lợi ích đoàn viên 02/07/2025 19:13

Danh sách 23 Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành phố mới sáp nhập từ 1/7/2025
Hoạt động 02/07/2025 18:23

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
Hoạt động 01/07/2025 06:49

Sức lan tỏa từ các phong trào thi đua yêu nước
Hoạt động 29/06/2025 14:13