Dự thảo Quy định về đánh giá diện rộng cấp quốc gia chất lượng giáo dục phổ thông
Dự thảo Thông tư này sẽ thay thế Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT ngày 3/11/2011 quy định về đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong việc thực hiện đánh giá diện rộng
Về phạm vi và đối tượng áp dụng: Thông tư hiện hành chỉ áp dụng đối với các kỳ đánh giá định kỳ cấp quốc gia do Việt Nam chủ trì, nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, mà chưa điều chỉnh đối với các kỳ đánh giá quốc tế có sự tham gia của Việt Nam.
Tuy nhiên, thời gian qua và trong những năm tới, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia nhiều chương trình đánh giá quốc tế như PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế lứa tuổi 15 của OECD); SEA-PLM (Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á); TALIS (Chương trình đánh giá quốc tế về dạy và học của OECD). Các chương trình này đều do Bộ GDĐT chủ trì, đồng thời hướng dẫn triển khai nghiêm túc, đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc tới các tỉnh, thành phố và cơ sở giáo dục.
![]() |
Việc ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT ngày 03/11/2011 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia của Việt Nam. Ảnh minh họa |
Để phù hợp với tình hình thực tế, dự thảo Thông tư mới đã mở rộng bao gồm cả “Đánh giá diện rộng quốc gia” và “Đánh giá diện rộng quốc tế” (được giải thích tại Điều 2). Nội dung này hiện được cụ thể hóa tại Điều 10 - Thực hiện các thỏa thuận quốc tế.
Về tổ chức, quản lý các kỳ đánh giá diện rộng: Dự thảo mới đã quy định rõ việc phân cấp, phân quyền và trách nhiệm của các bên liên quan. Đồng thời, xác định cụ thể cơ cấu, thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cách thức tổ chức thực hiện của Ban Điều hành, Ban Kĩ thuật cấp quốc gia, cũng như cơ cấu thành phần và nhiệm vụ của Hội đồng khảo sát cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Dự thảo).
Về quy trình thực hiện: Dự thảo mới đã điều chỉnh cả nội dung và hình thức đánh giá. Cụ thể, nội dung đánh giá là các yêu cầu cần đạt đối với những môn học tham gia đánh giá, được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (theo khoản 1, Điều 7 của Dự thảo).
Về hình thức, đánh giá được đa dạng hóa: Thực hiện khảo sát trên giấy, trên máy vi tính hoặc kết hợp cả hai hình thức (theo khoản 3, Điều 8 của dự thảo). Trong trường hợp cần thiết để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, Bộ trưởng Bộ GDĐT có thể bổ sung các kỳ khảo sát, bên cạnh các kỳ khảo sát định kỳ cấp quốc gia và quốc tế.
Một số điểm mới đáng chú ý khác
Về nội dung đánh giá: Đánh giá dựa trên các yêu cầu cần đạt đối với các môn học tham gia đánh giá, được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Dự thảo chú trọng đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh trong giải quyết các vấn đề liên quan đến học tập và cuộc sống. Ngoài ra, bổ sung việc đánh giá môn Tiếng Anh đối với học sinh lớp 9 và lớp 11 (quy định tại Điều 7 Dự thảo).
Về trách nhiệm của Sở GD&ĐT: Sở GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương hoặc huy động các nguồn tài trợ hợp pháp khác (nếu có) để thực hiện các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia theo quy định. Đồng thời, ban hành kế hoạch và văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tại địa phương phối hợp với ngành Giáo dục triển khai thực hiện các chương trình này (quy định tại khoản 1, Điều 12).
Về tổ chức thực hiện: Kinh phí thực hiện các chương trình đánh giá diện rộng cấp quốc gia do các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương bố trí, sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan (quy định tại khoản 2, Điều 14 Dự thảo).
Việc ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT ngày 03/11/2011 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống đánh giá diện rộng cấp quốc gia của Việt Nam. Khi được ban hành, Thông tư mới sẽ góp phần cung cấp định kỳ các thông tin khách quan, tin cậy về chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cơ sở để đề xuất chính sách và giải pháp đổi mới hoạt động dạy và học, đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng và thúc đẩy hội nhập quốc tế của giáo dục phổ thông Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

“Dịu dàng màu nắng” tập 28: Tình cũ bất ngờ phá đám, Lan Anh rơi vào thế khó

Nhiều chính sách mới về thuế có lợi cho doanh nghiệp ô tô

Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế ở 3 địa phương

PSG hủy diệt Real Madrid 4-0: Lời tuyên chiến đanh thép trước trận chung kết FIFA Club World Cup

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 10/7: Ban ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào rải rác

Nhận định trận Hong Kong vs Hàn Quốc: “Những chiến binh Taegeuk” thị uy sức mạnh
Tin khác

Từ ngày 10/7, thí sinh tự do được cấp tài khoản xét tuyển đại học
Giáo dục 09/07/2025 18:33

Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tuyến lớp 6 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 07/07/2025 20:21

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 07/07/2025 17:33

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 06/07/2025 18:51

Hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh: Chính sách nhân văn, giảm gánh nặng kinh tế cho phụ huynh
Xã hội 06/07/2025 07:09

Miễn học phí cho học sinh công lập: Giảm gánh nặng cho những gia đình thu nhập thấp
Giáo dục 05/07/2025 21:16

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của 4 trường chuyên
Giáo dục 04/07/2025 21:03

Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 trường công lập không chuyên
Giáo dục 04/07/2025 20:34

Cách tra cứu điểm thi lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục 04/07/2025 11:10

Hà Nội hoàn tất thủ tục đăng ký tuyển sinh trực tuyến lớp 1 năm học 2025 - 2026: Phụ huynh, nhà trường đều hài lòng
Giáo dục 03/07/2025 19:26