--> -->

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.
Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị sửa đổi, bổ sung 23/58 điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành và bổ sung 1 điều mới.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: QH)

Cụ thể, để phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và bảo đảm tính ổn định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, đề nghị không thể hiện trong Nội quy kỳ họp Quốc hội về tên cụ thể các cơ quan của Quốc hội; việc thẩm tra đối với từng nội dung sẽ thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan được quy định tại nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cùng với đó đề nghị sửa đổi một số quy định trong Nội quy kỳ họp Quốc hội liên quan đến các cơ quan đã kết thúc hoạt động như Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu lập pháp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề xuất bổ sung quy định về trình tự Quốc hội xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức các cơ quan của Quốc hội

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến “kỳ họp bất thường” để phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Quốc hội.

Bổ sung một khoản quy định về việc quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ tại các kỳ họp sau Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội trong trường hợp cần thiết để bảo đảm phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ và bao quát đầy đủ các trường hợp như đã thực hiện trên thực tế.

Sửa đổi, bổ sung quy định về quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Theo đó, bổ sung nội dung “đổi tên đơn vị hành chính”; không quy định cụ thể về trình tự xem xét, thông qua mà dẫn chiếu quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Không quy định riêng về trình tự quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; sửa đổi theo hướng quy định khái quát trình tự quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan, trong đó, cơ quan trình có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, giải trình, tiếp thu và báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết về việc thành lập, bãi bỏ cơ quan.

Về kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ về việc trường hợp kỳ họp được tổ chức thành hai hay nhiều đợt thì trong thời gian giữa các đợt của kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội vẫn thực hiện các công việc thuộc nội dung kỳ họp.

Ngoài ra, bổ sung quy định về trường hợp thật cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn thì ngày khai mạc kỳ họp thường lệ của Quốc hội có thể khác với thời điểm thông thường (ngày 20/5 và 20/10) và do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Về phiên họp toàn thể và thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, cơ quan soạn thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định thời gian trình bày tờ trình, báo cáo không quá 7 phút, trừ trường hợp theo quyết định của Quốc hội được ghi trong chương trình kỳ họp Quốc hội để bảo đảm việc trình bày tờ trình, báo cáo phải ngắn gọn, súc tích.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng báo cáo thẩm tra. (Ảnh: QH)

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, về việc rút ngắn thời gian phát biểu lần thứ nhất của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể từ không quá 7 phút xuống còn không quá 5 phút, bên cạnh các ý kiến tán thành thì có ý kiến cho rằng, việc rút ngắn thời gian phát biểu lần đầu của đại biểu là không thực sự phù hợp, không đủ thời gian để đại biểu Quốc hội trình bày hết ý kiến của mình.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo giữ lại quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội hiện hành về trình tự xem xét, quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Số ca mắc Covid-19 tại Thái Lan gia tăng, Việt Nam chủ động các biện pháp ứng phó

Số ca mắc Covid-19 tại Thái Lan gia tăng, Việt Nam chủ động các biện pháp ứng phó

Bộ Y tế Việt Nam đã ra khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước tình hình số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng tại Thái Lan do liên quan đến sự gia tăng của biến thể phụ.
Nhiều quyền lợi của lao động nữ được thực hiện thông qua hoạt động đối thoại điểm

Nhiều quyền lợi của lao động nữ được thực hiện thông qua hoạt động đối thoại điểm

Ngày 15/5, tại Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội đã diễn ra hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”.
Giải Pickleball Đài Hà Nội 2025 với tổng giải thưởng gần 500 triệu đồng

Giải Pickleball Đài Hà Nội 2025 với tổng giải thưởng gần 500 triệu đồng

Ngày 15/5, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã công bố thông tin về Giải Pickleball Đài Hà Nội 2025, sự kiện thể thao đặc biệt nhằm chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Hà Nội: Phấn đấu phát triển thêm 4.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Hà Nội: Phấn đấu phát triển thêm 4.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Thành phố Hà Nội phấn đấu phát triển thêm 4.000 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trong ngày ra quân toàn Thành phố, trong đó giao mỗi nhân viên thu BHXH, BHYT của các tổ chức dịch vụ thu phát triển mới 1 người tham gia BHXH tự nguyện và 1 người mới tham gia BHYT hộ gia đình.
Giá vàng đồng loạt sụt giảm, người dân đua nhau bắt đáy

Giá vàng đồng loạt sụt giảm, người dân đua nhau bắt đáy

Chiều nay (15/5), giá vàng đồng loạt sụt giảm, nhiều người lại xếp hàng mua với tâm lý... bắt đáy.
Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 68-NQ/TW, Chính phủ đề xuất 5 nhóm chính sách lớn phát triển kinh tế tư nhân.
Messi kiến tạo đẳng cấp, Inter Miami vẫn đánh rơi chiến thắng vì hàng thủ "mơ ngủ"

Messi kiến tạo đẳng cấp, Inter Miami vẫn đánh rơi chiến thắng vì hàng thủ "mơ ngủ"

Dù Lionel Messi thi đấu năng nổ và đóng góp vào các tình huống tấn công, Inter Miami vẫn không thể giành trọn 3 điểm trên sân của San Jose Earthquakes trong trận đấu thuộc vòng 12 MLS 2025, khi hàng thủ liên tiếp mắc sai lầm.

Tin khác

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 68-NQ/TW, Chính phủ đề xuất 5 nhóm chính sách lớn phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ  máy

Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy

Ngày 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Việc ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của tổ chức này.
Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 14/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự án Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) sửa đổi.
Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số vào lấy ý kiến Nhân dân không chỉ là bước tiến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm xây dựng một Chính phủ điện tử phục vụ Nhân dân hiệu quả, thiết thực.
Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị giữ lại quy định quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp.
Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Đánh giá doanh nghiệp nhà nước dựa trên hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp, có tính đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ không vì mục tiêu lợi nhuận, việc thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới và tác động của yếu tố khách quan.
Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất kỳ vọng khi thực hiện được đúng Nghị quyết 68-NQ/TW, thì kinh tế tư nhân sẽ trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Xem thêm
Phiên bản di động