--> -->

Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên, bắt buộc phải dồn mọi sức lực, vượt qua khó khăn, thể hiện sự quyết tâm.
Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp tư nhân để bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chính phủ đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Tăng tốc phát triển kinh tế hơn nữa

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 14/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng việc Chính phủ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 8% trở lên là rất cần thiết khi nguy cơ tụt hậu hiện hữu, cần tăng tốc phát triển kinh tế hơn nữa.

Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
Đại biểu Tạ Đình Thi phát biểu thảo luận tại tổ.

Chia sẻ về 5 nhóm giải pháp của Chính phủ để đạt được mục tiêu trên, đại biểu Tạ Đình Thi cho rằng, đây là những giải pháp cơ bản, đồng bộ cần triển khai thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên để tạo thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đại biểu cho rằng việc tạo lập niềm tin của thị trường là rất cần thiết.

Khi doanh nghiệp, người dân có niềm tin vào thị trường họ sẽ đầu tư, mua sắm, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì thế, trong dự thảo đề án cần nghiên cứu bổ sung thêm một giải pháp phát triển toàn diện thị trường hàng hóa dịch vụ, vốn, khoa học công nghệ, bất động sản, lao động. “Như vậy chúng ta mới có thể tạo ra xã hội mà ở đó, người dân, doanh nghiệp tin tưởng đầu tư” - đại biểu Tạ Đình Thi nhấn mạnh.

Trong dự thảo Đề án trình Quốc hội, Chính phủ cũng đề cập việc kêu gọi chiến sĩ, đồng bào cả nước chung sức đồng lòng thực hiện mục tiêu quan trọng này. Trên tinh thần đó, đại biểu Tạ Đình Thi kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ có các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền để người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước hiểu, đồng lòng thực hiện. Qua đó kêu gọi, tạo sự đồng thuận trong xã hội để hướng đến mục tiêu tăng trưởng này.

Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội).

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ nhất trí với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp Chính phủ đề ra trong Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. “Các nhóm nhiệm vụ rất đầy đủ, bao quát”, đại biểu nói.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh vấn đề Chính phủ xác định tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công, cho rằng đây là nhóm giải pháp rất cơ bản, tạo nguồn lực cơ sở vật chất cho đất nước để thực hiện được các chỉ tiêu đề ra.

Theo đại biểu, đến nay, chúng ta khởi động rất nhiều dự án quan trọng như sân bay Long Thành, dự án đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Nội Bài... Đây là nguồn công việc khổng lồ, đòi hỏi quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân. Nếu làm được những việc này thì khả năng thành công, đạt chỉ tiêu đã đề ra, vì vậy, sau khi Quốc hội thông qua Đề án, các bộ, ngành, địa phương phải tập trung cao độ để triển khai thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng bày tỏ tâm đắc với nhóm giải pháp về thúc đẩy mạnh mẽ động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới tiên tiến... Theo đại biểu, đây là vấn đề sáng tạo, trong đó đã cập nhật yêu cầu về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. “Nếu làm được điều này mới có thể tăng tốc, đưa nền kinh tế phát triển”, đại biểu nói.

Tháo gỡ về thể chế, hỗ trợ cho đầu tư tư nhân

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, mục tiêu tăng trưởng năm 2025 là 8% có nhiều thách thức. Bởi năm 2024 tăng 7,09% dựa trên nền 5,05% (năm 2023) là một bước dễ hơn, còn năm 2025 tăng trưởng 8% trên nền 7,09 là rất khó.

Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội).

Thứ hai là, trong thế mạnh xuất khẩu năm 2025 thì có vấn đề đe doạ trong đạo thuế. Việt Nam là nước xuất siêu thứ 3 sang Mỹ, mà hiện nay 2 nước đã bị áp thuế cao cũng như nguy cơ chiến tranh thương mại thế giới xảy ra.

Thách thức nữa là năm 2025, tiến hành đồng thời nhiều nhiệm vụ lớn như Đại hội Đảng, cần tập trung nguồn lực, thời gian, trí tuệ vào, sẽ phân tán công sức, cùng với đang tổ chức bộ máy xong không thể hoạt động trơn tru ngay được. Bên cạnh đó là hàng loạt các công việc, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2026 và 2026-2030.

Chính vì vậy, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8%, bắt buộc phải dồn mọi sức lực vào, vượt qua khó khăn, thể hiện sự quyết tâm. “Vừa qua, Chính phủ có Nghị quyết 25/NQ-CP giao chỉ tiêu tăng trưởng, mỗi địa phương phải tăng trưởng bao nhiêu, mỗi ngành phải hành động gì. Nếu tất cả cùng hành động sẽ tạo xung lực, đạt đươc mục tiêu tăng trưởng đề ra” đại biểu nhấn mạnh.

Đồng tình với các giải pháp đã được chỉ ra, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh thêm, cần tháo gỡ rào cản, tháo gỡ về thể chế, hỗ trợ cho đầu tư tư nhân, giúp khu vực tư nhân phục hồi nhanh. Về đầu tư công giữa 2024-2025, không nên dừng lại đầu tư cho hạ tầng mà phải đầu tư cho sản xuất. Thúc đẩy tháo gỡ và phát triển về thị trường bất động sản.

Về xuất khẩu, phải chú trọng đến cán cân thương mại, đại biểu nêu liệu có hay không việc nhập vào rồi chạy qua sang các nước, cần kiểm soát chặt chẽ tránh để xảy ra đội lốt thương mại.

“Cần quyết liệt thực hiện Nghị quyết của Chính phủ giao chỉ tiêu các ngành, lĩnh vực, các địa phương nếu xắn tay vào sẽ đạt được mục tiêu”, đại biểu nhấn mạnh.

Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà thảo luận tại tổ.

Cần có giải pháp để triển khai đầu tư công

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà, Phó trưởng Ban Dân nguyện nhất trí, đánh giá cao kịch bản tăng trưởng của Chính phủ. Đại biểu cho biết, các tổ chức quốc tế có dự báo tích cực về tăng trưởng của Việt Nam năm 2025, trong đó các ngân hàng dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh, nhưng kịch bản đề ra GDP tăng 8% trở lên là cao hơn cả dự báo. Vì vậy, cần có giải pháp cụ thể, đánh giá thách thức, khó khăn cần phải vượt qua, nhất là khó khăn đặc thù riêng trong năm 2025.

Theo Phó trưởng Ban Dân nguyện, một trong những giải pháp quan trọng là bổ sung 84.300 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công. Đây là giải pháp rất cụ thể, nhưng cũng là kịch bản tạo thêm áp lực về giải ngân vốn đầu tư công, trong điều kiện năm 2024, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với năm 2023, chỉ đạt khoảng 73%.

Vì vậy, cần có giải pháp để triển khai đầu tư công mạnh mẽ và hiệu quả, đồng thời có giải pháp để trả nợ. Với những khó khăn về điểm nghẽn đầu tư công như giải phóng mặt bằng, quy hoạch sử dụng đất, quy trình giải ngân dự án ODA... các bộ, ngành địa phương cần có những giải pháp cụ thể từ khâu triển khai tổ chức thực hiện và hoàn thiện thể chế để giải quyết những khó khăn này.

Theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà, các giải pháp Chính phủ nêu đã đúng, trúng, bám sát thực tiễn, nhưng việc phân công cho các địa phương, bộ, ngành cần cụ thể, xác định những lĩnh vực nào cần đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới...

Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%.

Trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách Nhà nước lên mức khoảng 4 - 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.
Kỳ 1: Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo

Kỳ 1: Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo

Xác định giai cấp công nhân là lực lượng lao động nòng cốt, có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô và đất nước, thành phố Hà Nội đã chú trọng triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong công nhân lao động. Từ đó, mỗi công nhân lao động đều coi “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là “kim chỉ nam” trong cuộc sống và công việc để không ngừng nỗ lực, phấn đấu bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung giảm nợ đọng, phát triển người tham gia

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung giảm nợ đọng, phát triển người tham gia

Từ nay đến cuối năm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội tập trung giảm nợ đọng BHXH, nâng cao hiệu quả truyền thông, đẩy mạnh phát triển người tham gia...
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.

Tin khác

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao

Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố

Sau khi thực hiện thay đổi tên gọi của Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực, cả nước có 34 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH cấp tỉnh). Trụ sở chính của BHXH cấp tỉnh đặt tại Trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, nhân văn, hiệu quả

Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, ngày 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới đã nêu trong Báo cáo chính trị trình Đại hội, đồng thời gợi mở, phân tích, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể để các đại biểu tiếp tục nghiên cứu và thảo luận trong Đại hội.
Xem thêm
Phiên bản di động