Cảnh báo thủ đoạn giả mạo bệnh viện kêu gọi từ thiện để lừa đảo
Cảnh báo 7 loại hình lừa đảo qua mạng và cách phòng tránh Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại |
Mới đây, Công an tỉnh Sơn La phát cảnh báo về thủ đoạn giả mạo fanpage Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Các đối tượng lập trang Facebook mang tên và hình ảnh giống trang chính thức, sau đó đăng tải ảnh trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo kèm lời kêu gọi quyên góp, cung cấp số tài khoản cá nhân để nhận tiền. Thậm chí, chúng còn chạy quảng cáo để tiếp cận nhiều người và sử dụng tài khoản ảo để bình luận xác nhận đã chuyển tiền, tạo hiệu ứng đám đông. Nhiều người nhẹ dạ, xúc động trước hoàn cảnh thương tâm, đã vội vã chuyển khoản mà không kiểm chứng thông tin.
Trước tình hình trên, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La khẳng định hoàn toàn không liên quan đến các fanpage giả mạo và đã gửi công văn nhờ cơ quan chức năng hỗ trợ xử lý. Kết quả rà soát cho thấy có ít nhất 2 fanpage giả mạo, trong đó một fanpage có hơn 21.000 lượt theo dõi. Các trang này hiện đã bị gỡ bỏ, song cơ quan chức năng cảnh báo nguy cơ các đối tượng sẽ tái xuất hiện với hình thức tương tự là rất cao.
![]() |
Ảnh minh họa |
Không chỉ Sơn La, tại Thành phố Hồ Chí Minh, một đoạn clip hơn một phút ghi lại cảnh một người phụ nữ ôm con đứng trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 khóc lóc, tố bị móc túi hết tiền chữa bệnh cũng lan truyền nhanh chóng trên mạng. Dưới video là tên và số tài khoản ngân hàng kêu gọi cộng đồng giúp đỡ. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, Công an phường Bến Nghé và lãnh đạo bệnh viện xác nhận sự việc là dàn dựng. Hình ảnh từ camera không ghi nhận vụ móc túi nào như trong clip.
Sự việc khiến nhiều người từng chuyển tiền cảm thấy bị lừa và mất lòng tin. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Các bệnh viện lớn như Nhi đồng 1, Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh... từng nhiều lần phát cảnh báo về những bài viết giả mạo tình trạng bệnh nhân để trục lợi. Một trường hợp điển hình là thông tin về bệnh nhân nặng đang lọc máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, kêu gọi hỗ trợ 70 triệu đồng chi phí điều trị. Qua xác minh, bệnh nhân đã xin về từ trước, không còn điều trị tại bệnh viện.
Bên cạnh các bài viết bịa đặt, nhiều đối tượng còn giả làm bác sĩ, sinh viên thực tập, tiếp cận trực tiếp bệnh nhân hoặc người nhà tại bệnh viện, hứa giúp làm thủ tục nhanh để lừa tiền. Một phụ nữ dân tộc Tày từng mất toàn bộ 5 triệu đồng khi bị lừa ngay tại cổng Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Thậm chí, các fanpage giả mạo Bộ Y tế cũng xuất hiện với lời mời tham gia các khóa học tâm lý miễn phí, yêu cầu người tham gia cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại và cả tài khoản ngân hàng để “xác thực danh tính”. Bộ Y tế và các đơn vị liên quan đã lên tiếng cảnh báo, khẳng định những nội dung này là giả mạo.
Theo các chuyên gia pháp lý, hành vi sử dụng mạng xã hội để cung cấp thông tin sai sự thật, bịa đặt, gây hoang mang dư luận là vi phạm pháp luật. Nếu hành vi đủ cấu thành tội phạm, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong trường hợp chưa đến mức truy cứu hình sự, họ vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Nghị định 14/2022/NĐ-CP.
Giả mạo bệnh viện để lừa đảo không chỉ gây thiệt hại tài chính cho người dân mà còn làm suy giảm lòng tin vào các cơ sở y tế, ảnh hưởng đến hoạt động từ thiện chân chính. Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ nguồn phát thông tin, chỉ nên tin tưởng vào các fanpage chính thức có xác minh và gọi điện xác nhận với bệnh viện trước khi chuyển tiền.
Để ứng phó với tình trạng này, nhiều bệnh viện đã triển khai loạt biện pháp phòng ngừa như bố trí bàn hướng dẫn tại cổng, phát loa cảnh báo liên tục và phối hợp với Công an địa phương để kiểm soát các đối tượng nghi vấn. Đồng thời, các nền tảng mạng xã hội như Facebook cũng được yêu cầu nâng cao trách nhiệm trong kiểm duyệt nội dung giả mạo và gỡ bỏ kịp thời các trang vi phạm.
Cộng đồng mạng cần chung tay chia sẻ các cảnh báo, nâng cao nhận thức để không trở thành nạn nhân của các chiêu trò trục lợi từ lòng trắc ẩn. Khi lòng tốt bị đặt nhầm chỗ, không chỉ người giúp đỡ bị tổn thương mà cả xã hội cũng phải gánh chịu hậu quả.
T.An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Điều tra 5 người gây lãng phí hơn 850 tỷ đồng ở dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2

Khởi tố nguyên Tổng giám đốc, nhiều lãnh đạo PJICO

Hà Nội triển khai tuyển sinh trực tuyến lớp 6 năm học 2025 - 2026

Công chứng điện tử có giá trị như văn bản giấy, thuận tiện giao dịch

Không khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam

Bắt hai cựu Tổng giám đốc Pjico Đào Nam Hải và Nguyễn Thị Hương Giang

Chơi Poker có hợp pháp tại Việt Nam?
Tin khác

Chơi Poker có hợp pháp tại Việt Nam?
Tư vấn luật 07/07/2025 19:17

Ngày 30/8, công bố Quyết định đặc xá đợt 2 năm 2025
Tư vấn luật 07/07/2025 06:49

Lợi dụng việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để lừa đảo: Người dân hết sức cảnh giác
Tư vấn luật 04/07/2025 09:21

Liên quan vụ sản xuất dầu ăn giả cực lớn: Cần làm rõ trách nhiệm các Bộ Công Thương, Y tế
Tư vấn luật 28/06/2025 10:08

Hà Nội hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết năm 2025
Pháp luật 27/06/2025 14:56

Sáp nhập tỉnh, hộ chiếu của bạn có còn giá trị?
Tư vấn luật 27/06/2025 13:40

Vụ dầu ăn giả Ofood của Công ty Nhật Minh Food: Đối diện các khung hình phạt nào?
Tư vấn luật 26/06/2025 18:36

Người dân có thể tự do chọn nơi nộp hồ sơ đất đai trong tỉnh bắt đầu từ tháng 7
Tư vấn luật 18/06/2025 12:28

Biển số xe cấp trước 1/7/2025 vẫn tiếp tục được sử dụng
Tư vấn luật 16/06/2025 09:58

Cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội: Đơn vị, doanh nghiệp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tư vấn luật 15/06/2025 21:47