Lợi dụng việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp để lừa đảo: Người dân hết sức cảnh giác
Giả danh nhân viên điện lực, yêu cầu cập nhật thông tin qua đường link giả mạo. Đây là một trong những thủ đoạn phổ biến nhất đang được các báo đài và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục cảnh báo.
Theo EVN kẻ gian giả danh nhân viên ngành điện, gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân với nội dung liên quan đến việc điện lực triển khai sáp nhập đơn vị, hoặc thay đổi địa chỉ thanh toán tiền điện do địa phương sáp nhập. Chúng yêu cầu khách hàng truy cập vào một đường link lạ do chúng cung cấp để "cập nhật thông tin thanh toán tiền điện theo địa chỉ mới".
Các đường link này thường có giao diện rất giống với ứng dụng chính thức của EVN hoặc các Tổng công ty Điện lực. Khi người dân nhấp vào link và nhập thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu, mã OTP, hoặc thậm chí cài đặt các ứng dụng lạ theo hướng dẫn, toàn bộ thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng sẽ bị chiếm đoạt. Thậm chí, một số trường hợp còn được hướng dẫn gọi video-call (cuộc gọi trực tuyến có hình ảnh) để dễ bề hướng dẫn và chiếm đoạt dữ liệu.
![]() |
Công an phường Láng đến từng nhà người dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật. |
Ông Trần Bá Giao (phường Hà Đông, Hà Nội) mới đây nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại di động tự xưng là nhân viên điện lực Hà Nội. Nhân viên tự xưng này cho hay trên hệ thống báo nhà ông vẫn còn nợ 1 tháng tiền điện chưa thanh toán và đề nghị phải thanh toán gấp, nếu không sẽ bị cắt điện. Khi ông Giao thắc mắc hàng tháng đều có thanh toán tiền điện qua hình thức chuyển khoản ngân hàng nên không có chuyện nợ tiền điện. Lúc này người tự xưng nhân viên điện lực lại đề nghị ông Giao kiểm tra lại rồi dọa: "Nếu ông không thiện chí trao đổi để thanh toán tiền điện thì lát nữa, chúng tôi sẽ xuống nhà ông lập biên bản xử phạt và cắt điện…".
Do ông Giao đã theo dõi thông tin trên báo các dạng lừa đảo qua mạng nên cảnh giác và nói cứng lại với nhân viên tự xưng trên rằng đã "đóng tiền điện đầy đủ hàng tháng, không có chuyện nợ. Còn bên điện lực muốn xuống nhà kiểm tra lập biên bản, tôi sẵn sàng chờ…". Lập tức đối tượng tắt máy.
Đại diện EVN khẳng định, Tập đoàn và các đơn vị điện lực không bao giờ yêu cầu khách hàng cập nhật thông tin qua tin nhắn, đường link lạ hay ứng dụng bên ngoài. Các đơn vị điện lực khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai không rõ danh tính. Nếu nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi nghi ngờ, khách hàng cần liên hệ ngay Trung tâm Chăm sóc Khách hàng của các Tổng công ty Điện lực (theo khu vực) hoặc báo cho cơ quan Công an gần nhất để xác minh thông tin.
Một chiêu lừa khác đang tái diễn mạnh mẽ là các đối tượng giả danh cán bộ cơ quan thuế, yêu cầu cập nhật thông tin địa chỉ. Chi cục Thuế các tỉnh thành đã đưa ra cảnh báo về tình trạng giả mạo cơ quan thuế. Các đối tượng gọi điện hoặc gửi tin nhắn, email yêu cầu người nộp thuế (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân) cập nhật thông tin địa chỉ do việc sáp nhập đơn vị hành chính. Chúng có thể yêu cầu cung cấp căn cước công dân hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh. Mục đích là thu thập thông tin cá nhân hoặc yêu cầu chuyển khoản "phí" cập nhật để chiếm đoạt...
Theo Trung tá Nguyễn Duy Định - Trưởng Công an phường Láng (Hà Nội), thời gian gần đây, khi thông tin về việc sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị cấp huyện, cấp xã được đẩy mạnh, các đối tượng lừa đảo đã nhanh chóng lợi dụng sự kiện này để "giăng bẫy". Các chiêu trò ngày càng tinh vi, có tổ chức và nhắm vào nhiều đối tượng khác nhau.
Các đối tượng thường gọi điện giả danh cán bộ thuộc lực lượng Công an, chính quyền địa phương. Chúng viện cớ việc sáp nhập địa giới hành chính, yêu cầu người dân đi cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID, hoặc khai báo thông tin trên Cổng Dịch vụ công,... kẻ gian có thể hướng dẫn cài đặt ứng dụng giả mạo VNeID hoặc Cổng Dịch vụ công, sau đó chiếm quyền kiểm soát điện thoại, chiếm đoạt tài sản. Hoặc yêu cầu cung cấp mã OTP, thông tin cá nhân nhạy cảm để chiếm đoạt tài khoản.
Để chủ động phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả các hành vi lừa đảo này, cơ quan Công an khuyến cáo, việc cập nhật thông tin về quê quán, địa chỉ cư trú trên ứng dụng VNeID là quy trình hoàn toàn tự động. Khi thông tin cư trú của công dân có sự thay đổi (bao gồm cả thay đổi do việc sáp nhập đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính, hoặc các biến động khác về thường trú, tạm trú) và đã được cơ quan Công an có thẩm quyền cập nhật vào Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu này sẽ tự động được đồng bộ và hiển thị chính xác trên ứng dụng VNeID của công dân.
Do vậy, công dân tuyệt đối không thực hiện bất kỳ thao tác nào theo hướng dẫn của người lạ, không truy cập vào các đường dẫn (link) lạ, hoặc cài đặt thêm bất kỳ ứng dụng bên ngoài nào để cập nhật thông tin này.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Coong an thành phố Hà Nội khuyến nghị người dân chỉ cài đặt ứng dụng từ nguồn chính thống trên App Store (đổi với hệ điều hành ios cho điện thoại iPhone) và CH Play (đối với hệ điều hành Android). Tuyệt đối không cài đặt ứng dụng từ nguồn ngoài, từ các đường link lạ; không bật chế độ cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trên điện thoại, nguy cơ mất an toàn, an ninh cho thiết bị; không cung cấp thông tin cá nhân của bản thân qua điện thoại.
Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, người dùng cũng nên đọc kỹ thông tin, không vội đồng ý tất cả các điều khoản khi cài đặt. Cùng với đó, người dùng nên sử dụng những phương thức bảo vệ tài khoản sinh trắc học như vân tay, nhận diện khuôn mặt,.. để đăng nhập ứng dụng ngân hàng và các ứng dụng thanh toán khác. Không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại.
Ngoài ra, khi phát hiện các website lừa đảo, ứng dụng giả mạo, người dân cần thông báo ngay với các cơ quan chức năng và cảnh báo mọi người xung quanh để nhận diện và phòng tránh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh

Mã vùng điện thoại cố định của các tỉnh, thành phố thay đổi thế nào từ 1/7?

Bộ Tư pháp công bố các quyết định về công tác tổ chức hệ thống Thi hành án dân sự

Lệ phí trước bạ xe máy giảm xuống còn 2%
Tin khác

Liên quan vụ sản xuất dầu ăn giả cực lớn: Cần làm rõ trách nhiệm các Bộ Công Thương, Y tế
Tư vấn luật 28/06/2025 10:08

Hà Nội hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua VNeID đến hết năm 2025
Pháp luật 27/06/2025 14:56

Sáp nhập tỉnh, hộ chiếu của bạn có còn giá trị?
Tư vấn luật 27/06/2025 13:40

Vụ dầu ăn giả Ofood của Công ty Nhật Minh Food: Đối diện các khung hình phạt nào?
Tư vấn luật 26/06/2025 18:36

Người dân có thể tự do chọn nơi nộp hồ sơ đất đai trong tỉnh bắt đầu từ tháng 7
Tư vấn luật 18/06/2025 12:28

Biển số xe cấp trước 1/7/2025 vẫn tiếp tục được sử dụng
Tư vấn luật 16/06/2025 09:58

Cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội: Đơn vị, doanh nghiệp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tư vấn luật 15/06/2025 21:47

Hà Nội nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Chỉ đạo - Điều hành 13/06/2025 10:57

Mối nguy khó lường từ việc mua bán tài khoản ngân hàng
Tư vấn luật 10/06/2025 21:54

Cảnh báo rủi ro từ hoạt động cho vay ngang hàng
Tư vấn luật 10/06/2025 16:35