--> -->

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo Người “ươm mầm” giọng hát

Đồng hành - Lắng nghe - Thấu hiểu

Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên về công tác tại Trường Trung học cơ sở Ba Đình với hành trang là tri thức vững vàng và một trái tim đầy nhiệt huyết.

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết
Cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên cùng các học sinh.

Trong quá trình giảng dạy, với tư duy hiện đại và khả năng thích ứng công nghệ nhanh nhạy, cô đã mang đến những tiết học “đậm chất 4.0” - sinh động, sáng tạo, thu hút học sinh say mê khám phá văn chương bằng tất cả sự chủ động, hứng thú. Năm 2024, tại Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cô là đại diện của quận Ba Đình giới thiệu sản phẩm công nghệ thông tin - một minh chứng cho sự hòa quyện giữa chuyên môn và công nghệ của người giáo viên hiện đại.

Nhiều năm liền, cô được nhà trường tin tưởng giao đảm nhiệm việc giảng dạy khối lớp 9 - khối lớp quan trọng nhất bậc Trung học cơ sở. Bằng sự tận tâm, chuyên môn vững vàng và phương pháp giảng dạy linh hoạt, cô đóng vai trò là người “cầm lái”, đồng hành cùng học sinh không chỉ về kiến thức mà còn cả về tâm lý, định hướng. Do đó, cô không chỉ được học sinh tin tưởng, yêu quý mà còn nhận được sự tôn trọng, tin yêu sâu sắc từ phụ huynh.

Ở vai trò giáo viên chủ nhiệm, cô như một “người bạn” đồng hành thầm lặng của học sinh. Với sự gần gũi, thấu cảm và những lời khuyên đầy tinh tế, cô luôn biết cách tháo gỡ những khúc mắc tuổi học trò, truyền cho các em sự tự tin, tinh thần đoàn kết và tình yêu thương trong tập thể. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, cô hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng sống, tinh thần tập thể và lòng biết ơn - những giá trị mềm đầy nhân văn. Nhờ vậy, tập thể lớp do cô chủ nhiệm luôn là một khối gắn kết, vững vàng về học lực và bản lĩnh trong mọi hoạt động.

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết
Cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên đoạt giải Nhất quốc gia tại Cuộc thi thiết kế bài giảng tiếng Anh năm 2024.

Với vai trò nhóm trưởng chuyên môn Ngữ văn, cô luôn không ngừng trau dồi kiến thức, tích cực chia sẻ kinh nghiệm, lan tỏa cảm hứng đổi mới đến đồng nghiệp.

Thành tích là kết quả, học trò là niềm tự hào

Thành công của một người giáo viên không chỉ đo bằng những tiết học hay mà còn được minh chứng qua thành tích học sinh đạt được và những dấu ấn trong sự nghiệp. Và ở cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên, thành tích ấy là dấu ấn đáng tự hào.

Cô từng đoạt giải Nhất tại Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn cấp quận năm học 2022 - 2023; nhiều giải cao trong các Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử E-learning, Công nghệ thông tin cấp quận, Thành phố. Đặc biệt, cô từng đoạt giải Nhất quốc gia tại Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử tiếng Anh năm 2024; liên tiếp có sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp quận các năm học từ 2020 đến 2025.

Song song với đó là vô số thành tích học sinh đạt được dưới sự dìu dắt tận tâm của cô, từ các Cuộc thi nghiên cứu khoa học, Tin học trẻ cấp quận, Thành phố, quốc gia; An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai đến các sân chơi trí tuệ như Đại sứ văn hóa đọc, Thắp sáng ngôi sao buổi sớm, Trạng nguyên tuổi 13, Thầy cô trong mắt em, Tài năng Anh ngữ Thủ đô...

Mỗi giải thưởng là một “bông hoa nghề nghiệp” của cô, nhưng điều cô tự hào nhất chính là những học trò dám nghĩ, dám làm và yêu tri thức. Hành trình gieo chữ của cô chính là hành trình thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa - nơi những hạt giống tri thức và yêu thương được ươm mầm, nở hoa và lan tỏa.

Bên cạnh chuyên môn vững vàng, cô Duyên còn là một trong những giáo viên tích cực, hết mình trong công tác truyền thông của nhà trường và ngành Giáo dục quận Ba Đình. Bằng sự sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cùng khả năng sử dụng công nghệ hiện đại, cô thường xuyên viết tin bài, thiết kế nội dung, hỗ trợ sản xuất video truyền thông cho các sự kiện lớn của trường và ngành. Hình ảnh Trường Trung học cơ sở Ba Đình chuyên nghiệp, năng động, đổi mới luôn có dấu ấn đóng góp thầm lặng mà bền bỉ của cô.

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết
Cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên cùng học sinh Trường Trung học cơ sở Ba Đình nhận giải thưởng tại Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh, thiếu niên và nhi đồng toàn quốc năm 2024

Với những nỗ lực không ngừng trong giảng dạy, đổi mới và đóng góp cho ngành, cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen vì có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”. Cô cũng là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 5 năm liên tiếp.

Có thể nói, hành trình nghề nghiệp của cô là hiện thân cho một thế hệ nhà giáo mới - những người không chỉ giỏi chuyên môn, vững công nghệ, mà còn biết truyền cảm hứng sống, biết đồng hành với học sinh bằng trái tim và nhân cách. Cô là minh chứng sống động cho câu nói: “Một người thầy giỏi có thể tạo ra những học sinh xuất sắc, nhưng một người thầy tâm huyết có thể thay đổi cả cuộc đời người học”.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.
Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Chính sách miễn học phí cho học sinh công lập các cấp đã đem đến niềm vui cho đông đảo công nhân, người lao động trên địa bàn Thủ đô. Qua đó giúp giảm bớt gánh nặng cho người lao động, tiếp bước cho học sinh đến trường, công nhân lao động thêm vững tâm gắn bó với công việc.
Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm, mà là lựa chọn pháp lý phù hợp hơn với quyền con người và cam kết cải cách tư pháp.
Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.

Tin khác

Cô hiệu trưởng "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà"

Cô hiệu trưởng "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà"

Những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước - đảm việc nhà” đã và đang thu hút đông đảo nữ đoàn viên công đoàn trong toàn ngành Giáo dục huyện Hoài Đức tham gia hưởng ứng. Qua các phong trào, nhiều tấm gương tiêu biểu được các cấp, các ngành tuyên dương, khen thưởng. Một trong số đó chính là đoàn viên Nguyễn Thị Ngọc Dung - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Dương Liễu.
Nữ y sĩ tâm huyết với nghề

Nữ y sĩ tâm huyết với nghề

Đã 24 năm gắn bó với ngành Y tế, gắn bó với Trạm Y tế phường Dương Nội (quận Hà Đông - TP.Hà Nội), y sĩ Dương Thị Nguyên luôn tận tâm, hết lòng với công việc. Sự giản dị, gần gũi, ân cần đối với mỗi người bệnh giúp chị Nguyên tạo dựng lòng tin đối với người dân và sự cảm phục, yêu mến của đồng nghiệp.
Thượng tá Công an bị thương, khâu 6 mũi trong vụ cháy tại đường Phúc Diễn

Thượng tá Công an bị thương, khâu 6 mũi trong vụ cháy tại đường Phúc Diễn

Trong quá trình chỉ huy chữa cháy tại khu nhà xưởng (số 860 Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Thượng tá Nguyễn Lê Cường - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), bị mảnh kính vỡ do tác động của nhiệt lượng lớn, làm bắn vào vai trái và gây thương tích.
Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hơn 15 năm miệt mài trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (giáo viên tiếng Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngoại ngữ Trường Trung học cơ sở Giảng Võ 2, quận Ba Đình) luôn hết lòng với công việc, được Ban Giám hiệu, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến. Với cô, không có gì quý giá hơn khi thấy học sinh vững vàng bước tiếp trên hành trình học vấn, với ngọn lửa đam mê mà mình đã góp phần nhóm lên.
Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Giữa nhịp sống đô thị hối hả, một hành động nhỏ nhưng đầy yêu thương trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã thắp sáng lòng tin về sự tử tế và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Hành động kịp thời cứu người của chị Nguyễn Thị Ngọc - nhân viên nhà ga và những đồng nghiệp đang công tác tại Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) không chỉ cứu giúp một con người mà còn lan tỏa thông điệp nhân ái giữa đời thường.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Hoài bão trên hành trình lan tỏa yêu thương

Đã gần 9 năm nay, chị Đặng Thị Nhung (Hà Đông, Hà Nội) không quản vất vả, khó khăn để vận chuyển những bao hàng chứa quần áo, sách vở, đồ dùng lên miền cao cho đồng bào ở các vùng Sơn La, Điện Biên, Hà Giang,… Từ những chuyến đi đơn lẻ, chị trở thành cầu nối, mang yêu thương từ đồng bằng lên với núi rừng.
Xem thêm
Phiên bản di động